Người vô phúc thường có 3 đặc trưng này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một người có phúc hay không thì từ hành vi ngôn hạnh của họ có thể nhìn ra được. Học sơ tài mọn mà cao giọng, cuộc sống khốn khó mà mất ý chí, cảnh ngộ tương đồng mà coi thường người, đó không chỉ là những chướng ngại trong việc tích tụ phúc khí, và còn làm tiêu tán phúc khí.

Người ta thường nói: "Trời cuồng ắt có mưa, người cuồng ắt có họa".

Phúc khí của một người có mối quan hệ rất lớn với tính cách bản thân: người càng thích cuồng vọng tự kiêu tự đại thì càng dễ gây tai họa, người càng vâng vâng dạ dạ thì càng dễ đánh mất nguyên tắc, người càng coi thường người thì càng thất bại.

Trong cuộc sống hiện thực, có rất nhiều thứ đều tồn tại nhân quả. Tại sao có người có thể tích được phúc khí? Bởi vì họ hiểu đạo xử thế. Còn những người vô phúc là bởi họ rất hiếm để tâm sức vào luyện nhẫn nại.

Người vô phúc thường có 3 đặc trưng sau, chỉ cần họ biết và tự sửa mình thì có thể xoay chuyển vận mệnh, tích tụ phúc khí.

Đặc trưng 1: Học nông tài mọn lại thường cao giọng

Khổng Tử nói: "Ba người đồng hành, ắt có thầy của ta", từ mặt chữ cũng đã rất dễ lý giải, bất kể chúng ta có tài năng lớn dường nào thì quanh luôn có người xuất sắc hơn ta. Dẫu họ không xuất sắc hơn thì cũng có những khía cạnh, phương diện họ hơn ta. Đến như Thánh nhân Khổng Tử còn khiêm tốn học hỏi như thế này huống hồ chúng ta.

Chúng ta vẫn thường gặp có một số người học nông tài mọn, bản thân vốn chẳng có tài năng gì, nhưng vẫn cứ cao giọng, ở đâu cũng hiển thị ta đây tài hoa. Họ nào có hay từ lâu họ đã thành trò cười trong mắt người khác, hoàn toàn không tạo được chút ấn tượng tốt nào, mà lại còn tưởng mình cao minh, dừng chân không tiến bước tiếp.

Người tài sơ học mọn mà vẫn cao giọng như thế này thì sẽ không có tiền đồ, phúc khí của họ cũng dần dần bị tiêu tán mất, tự nhiên sẽ trở thành người vô phúc.

Một người không ngừng tự nâng cao, hiểu cách học được tri thức từ người khác thì mới thực sự tiến bộ, phúc khí mới càng ngày càng tích tụ, cuộc sống tự nhiên sẽ càng ngày càng hạnh phúc.

Đặc trưng 1: Học nông tài mọn lại thường cao giọng
Một người không ngừng tự nâng cao, hiểu cách học được tri thức từ người khác thì mới thực sự tiến bộ. (Ảnh: Pngtree)

Đặc trưng 2: Cuộc sống khốn khó lại không có ý chí

Điều đáng sợ của cuộc đời không phải là cuộc sống khốn khó mà là từ đó trở nên mất ý chí. Người có phúc đích thực dẫu sống trong cảnh túng quẫn khốn cùng vẫn không đánh mất ý chí, giữ vững thiện niệm, cuối cùng "đợi được mây tan, ngắm trăng sáng".

Còn người vô phúc thì mặc dù ban đầu cuộc sống cũng khá tốt, nhưng cũng sẽ dần dần rơi vào cảnh khốn khó, hơn nữa lại đánh mất ý chí, mất phương hướng và động lực, thì càng khó có đột phá.

Người sống trong cảnh khốn khó mà lại không còn ý chí như thế thì rất khó có được thành tựu, cuộc sống sẽ ngày càng tệ hơn, và phúc khí cũng chẳng còn.

Muốn thoát cảnh khốn khó thì cần phải giữ được cái tâm tích cực hướng thiện, không ngừng vươn lên thì mới cải biến được hiện trạng, dần dần thay đổi cuộc sống, phúc khí tự nhiên cũng sẽ càng ngày càng nhiều.

Đặc trưng 3: Cảnh ngộ như nhau nhưng lại coi thường người

Phúc khí của con người có liên quan đến thái độ của họ đối đãi với người xung quanh. Người có phúc khí thực sự thì bất kể ở địa vị nào cũng sẽ không có ý nghĩ coi thường người khác, trái lại họ có thái độ càng khiêm tốn hơn.

Người càng vô phúc thì càng có hành vi cử chỉ coi thường người khác, nhất là giữa những người có cảnh ngộ tương đồng, họ luôn cảm thấy mình hơn người, thậm chí còn chê cười người khác, có cảm giác họ thường châm biếm chế giễu đặc trưng "lươn ngắn lại chê chạch dài, thờn bơn méo miệng chê trai lệch mồm".

Từ thái độ kinh thường người khác đó, chúng ta hoàn toàn cảm nhận được phẩm hạnh kém cỏi của họ, mà loại phẩm hạnh này không phải sinh ra đã có, mà là được dưỡng thành trong môi trường phức tạp, trong cuộc sống hiện thực không được như ý.

Một người có khả năng thấy được sở trường, điểm tốt của người khác, giữ thái độ khiêm tốn, giữ quan hệ tốt với mọi người xung quanh, họ không bao giờ coi thường người, thế nên họ không ngừng nâng cao phẩm hạnh, kỳ thực cũng chính là quá trình tích tụ phúc khí.

Một người có phúc hay không thì từ hành vi ngôn hạnh của họ có thể nhìn ra được. Học sơ tài mọn mà cao giọng, cuộc sống khốn khó mà mất ý chí, cảnh ngộ tương đồng mà coi thường người, đó không chỉ là những chướng ngại trong việc tích tụ phúc khí, và còn làm tiêu tán phúc khí.

Con người vốn ai cũng đã có phúc phận, phúc khí riêng của mình. Vậy nên chỉ cần tránh được 3 đặc trưng này thì càng ngày càng khiêm tốn, càng ngày càng tích cực hướng thiện, vươn lên, sẽ trở thành người có phúc đích thực.

 

Hoàng Mai
Theo Apollo



BÀI CHỌN LỌC

Người vô phúc thường có 3 đặc trưng này