Người tốt bị hãm hại hàm oan, Trời có để mặc không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ca dao cổ xưa vùng Trung Nguyên có câu nói lưu truyền: "Đừng nói quỷ không có thân người, Đỗ Bá bắn chết Chu Tuyên Vương; đừng nói quỷ không có hình dạng, Đoàn Hiếu Trực tố cáo người sống". Thực ra những câu nói đó bắt nguồn từ đâu?

Chu Tuyên Vương là đời vua thứ 11 của nhà Chu, ông tại vị 46 năm. Cha của ông là Chu Lệ Vương bị dân chúng nổi dậy đuổi đi khỏi kinh đô. Sau khi Chu Tuyên Vương nối ngôi, ông đã lấy bài học từ chính sách thất bại của cha mình làm gương, và tích cực xóa bỏ các chính sách tệ hại của Chu Lệ Vương. Với sự trợ giúp của Chu Định Công và Thiệu Công, ông đã khôi phục các chính sách thời kỳ Văn Vương, Võ Vương, Thành Vương, Khang Vương, khiến triều đại nhà Chu phục hồi, mệnh danh là Chu Thất Trung Hưng.

Tuy nhiên, Chu Tuyên Vương đã giết nhầm một vị đại thần, đã gieo một mầm họa. Trong "Mặc Tử" ghi chép lại: "Chu Tuyên Vương vô cớ giết Đỗ Bá vô tội, về sau Tuyên Vương đi săn ở trong vườn, thấy Đỗ Bá giương cung bắn, Tuyên Vương gục xuống bao cung tên mà chết".

Dù Đỗ Bá không có tội, nhưng Tuyên Vương nghe kẻ khác nói xấu nên muốn giết chết ông. Đỗ Bá nói: "Thần không có tội. Nếu sau khi chết có linh, thần sẽ lên trời kêu oan. Trong vòng ba năm, nhất định sẽ gột sạch nỗi oan sâu này".

Về sau Tuyên Vương giết Đỗ Bá nên ông ta đã mất đức, tạo tội nghiệp. Sau hơn ba năm, một lần Tuyên Vương đến vùng quê ngoại thành Cảo Kinh đi săn, đang chuẩn bị lập thế trận đi săn thì bỗng thấy Đỗ Bá mặc quan phục màu đỏ, cưỡi ngựa trắng dũng mãnh tiến về phía mình, đoàn tùy tùng của Đỗ Bá cầm ô lọng hoa lệ rực rỡ xung quanh, phía trước có hàng trăm quỷ binh. Lúc này, tất cả văn võ bá quan gần đó nhìn thấy Đỗ Bá giương cung bắn về phía Chu Tuyên Vương. Chu Tuyên Vương sợ hãi, không có nơi nào để trốn, mũi tên đã bắn trúng tim ông ta, Tuyên Vương gục xuống túi cung tên mà chết.

Đỗ Bá mặc quan phục màu đỏ, cưỡi ngựa trắng dũng mãnh tiến về phía mình, đoàn tùy tùng của Đỗ Bá cầm ô lọng hoa lệ rực rỡ xung quanh, phía trước có hàng trăm quỷ binh.
Đỗ Bá mặc quan phục màu đỏ, cưỡi ngựa trắng dũng mãnh tiến về phía mình, đoàn tùy tùng của Đỗ Bá cầm ô lọng hoa lệ rực rỡ xung quanh, phía trước có hàng trăm quỷ binh. (Ảnh minh họa: miền công cộng)

Không thể tùy tiện để ai bị oan cả! Như có câu nói: lạm sát người vô tội ắt phải chịu quả báo !

Từ góc độ của quốc gia, trong "Tả truyện" viết: "Đất nước thịnh vượng, là Thần xem đức của họ mà ban cho, quốc gia diệt vong cũng là Thần thấy những việc làm ác của họ mà giáng xuống. Thế nên có được hưng thịnh là do Thần, mà bị diệt vong cũng do Thần". Chính là nói một quốc gia nhờ có đức mà hưng thịnh lên, vô đức thì suy vong, luôn luôn có Thần giám sát. “Tả truyện - Sớ” nói rằng nhà Chu bị suy vong mấu chốt là ở "Đỗ Bá bắn chết Tuyên Vương tại Cảo Kinh".

Một trường hợp khác:

Đoàn Hiếu Trực được tiến cử làm Hiếu Liêm dưới thời Hán Cảnh Đế và giữ chức Huyện lệnh Trường An. Ông là người ngay thẳng và thận trọng, nên danh tiếng của ông lan rộng khắp bốn phương.

Ông có một con ngựa tốt, có thể chạy năm trăm dặm một ngày. Thứ sử Ung Châu tên Lương Vĩ vốn là thân thích của hoàng đế. Ông ta nhìn thấy con ngựa của Đoàn Hiếu Trực, cậy quyền thế người thân của hoàng đế nên thường tới xin con ngựa này.

Đoàn Hiếu Trực đáp: "Đây là con ngựa mà cha tôi cưỡi. Kẻ ngu này không nhẫn tâm bỏ rơi nó, không dám mang nó biếu ngài. Khẩn cầu Thứ sử để cho tại hạ được chăm sóc con ngựa này". Vì việc này, Lương Vĩ ôm hận trong lòng và bí mật dựng chuyện tham ô để mưu hại Đoàn Thế Trực, tống ông vào tù và không cho gia đình ông vào thăm.

Ông có một con ngựa tốt, có thể chạy năm trăm dặm một ngày. Thứ sử Ung Châucậy quyền thế người thân của hoàng đế nên thường tới xin con ngựa này.
Ông có một con ngựa tốt, có thể chạy năm trăm dặm một ngày. Thứ sử Ung Châucậy quyền thế người thân của hoàng đế nên thường tới xin con ngựa này. (Miền công cộng)

Đoàn Thế Trực biết mình bị oan và không tránh khỏi chịu nạn, bèn sai người đi nói với vợ rằng: "Thứ sử âm mưu cướp con ngựa của ta và bịa đặt tội gán lên ta, muốn giết ta, ta sẽ không sống nổi. Thật buồn vì con của chúng ta vẫn còn nhỏ và không thể trả thù rửa oan cho cha. Sau khi ta bị giết, mọi người hãy tự bảo trọng. Chỉ cần lấy ba trăm tờ giấy, mười cây bút và năm thỏi mực, đặt chúng vào mộ của ta, ta sẽ tự mình đi khiếu nại”.

Mười ngày sau, Đoàn Hiếu Trực bị giết trong tù. Người nhà ông đã nhận thi thể và chôn cất ông, làm theo lời ông dặn trước đó, đặt giấy, bút và mực vào mộ của ông.

Sau khoảng năm mươi ngày, một lần khi Hán Cảnh Đế triệu tập bá quan thì Đoàn Hiếu Trực đột nhiên xuất hiện trong cung điện và dâng lên Hoàng đế tấu chương, viết rằng: “Thiên địa tuy quang minh, sao có thể biết những chuyện cũ vô tội? Nhật nguyệt chiếu sáng thiên địa, nhất định điều tra kỹ kẻ nhẫn nhục chịu oan. Trong những năm đầu, kẻ bề tôi này ở chốn quan trường có chút tiếng là thận trọng và công tâm. Chẳng bao lâu, vì chính trực không vị tư, trở thành huyện lệnh Trường An, bận rộn công vụ, vẫn có thể tránh khỏi những sai sót. Không ngờ, thứ sử Lương Vĩ vốn phóng túng, lòng tham vô đáy, ỷ lại quyền thế người thân hoàng tộc, vì muốn chiếm đoạt con ngựa tốt của vong phụ, ông ta đã mưu hại, gán tội khiến thần bị giết hại chết oan. Thần đã kiện lên Trời, Trời đã cho phép rửa oan cho thần. Vì thế, thần dâng bản tấu 21 tội trạng phạm pháp làm loạn kỷ cương của thứ sử Lương Vĩ, mong Hoàng thượng minh xét, rửa oan cho thần".

Sau khi Hán Cảnh Đế đọc xong tấu trạng, Đoàn Hiếu Trực đột nhiên biến mất. Hán Cảnh Đế rất ngạc nhiên, chưa từng thấy việc hiếm có như vậy, bèn hạ lệnh bắt giữ Lương Vĩ, tra khảo 21 tội trạng của ông ta, quả nhiên không sai với những gì Đoàn Hiếu Trực tấu. Ngay sau đó, quản ngục đã cùng khai việc giết Đoàn Hiếu Trực. Hán Cảnh Đế hạ lệnh mang Lương Vĩ trói trước mộ của Đoàn Hiếu Trực để hành hình để tỏ lòng thành kính với Đoàn Hiếu Trực. Đồng thời, truy phong cho Đoàn Hiếu Trực chức Thượng thư lang.

Người xưa có câu: “Đừng nói quỷ không có thân người, Đỗ Bá bắn Tuyên Vương; đừng nói quỷ vô hình, Đoàn Bá Trực kiện người sống” là để chỉ hai câu chuyện nói trên.

Minh An
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Người tốt bị hãm hại hàm oan, Trời có để mặc không?