Người thượng cổ tại sao đều sống trên trăm tuổi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người thượng cổ hiểu Đạo dưỡng sinh, dưỡng sinh thân thể, hòa hợp với âm dương bên ngoài, ví như: xuân hạ thu đông, ngày đêm sớm tối, đều là sự biến hóa của âm dương. Con người cũng phải thuận theo sự biến hóa âm dương của tự nhiên này để điều dưỡng âm dương nội tại trong thân thể.

Sách Luận Hành của Vương Sung thời Đông Hán Trung Quốc có đề cập rằng: "Tương truyền Lão Tử trên 200 tuổi, Thiệu Công 180 tuổi, Cao Tông trị vì quốc gia trăm năm, Chu Mục Vương trị vì quốc gia trăm năm, mà khi chưa lên ngôi ông đã 130-140 tuổi rồi".

Tương truyền Phục Hy thọ 194 tuổi, Viêm Đế 155 tuổi, Hoàng Đế 240 tuổi... Dưới con mắt của người hiện đại thì đó đều là những kỳ nhân trường thọ thật khó tin.

Ở phương Tây, Adam sống 930 tuổi, con trai của Adam là Seth sống 912 tuổi, con trai của Seth là Enos sống 905 tuổi... Khi Noah 600 tuổi thì xảy ra Đại hồng thủy. Sáng Thế Ký có ghi chép rằng: "Noah sống 950 tuổi thì chết".

Tuổi thọ của con người rốt cuộc có thể sống được bao nhiêu? Sách Hoàng Đế Nội Kinh có đề cập đến trong thiên Thượng Cổ Thiên Chân Luận rằng: "Tôi nghe nói người thượng cổ đều sống đến trăm tuổi mà động tác không suy yếu. Con người ngày nay tuổi mới 50 mà động tác đều đã suy yếu. Là do thời thế khác biệt mà con người mất khả năng sao? Kỳ Bá trả lời rằng: Người thượng cổ là những người biết về Đạo, thuận theo âm dương, hòa với thuật số, ăn uống có tiết chế, sinh hoạt có quy luật, không vọng tưởng làm mệt nhọc thân xác, thế nên có thể bảo toàn được cả hình và thần, và hưởng hết tuổi trời, sống trên trăm tuổi rồi ra đi".

Tuổi trời tức là tuổi thọ tự nhiên của con người. Thời thượng cổ là nói đến thời kỳ trước cả thời Hoàng Đế. Thiên chân là chân khí tiên thiên, chủ yếu là nói về thận khí. Xuân thu là chỉ tuổi tác, hơn trăm tuổi mà thân thể vẫn rất khỏe mạnh. Người thượng cổ hiểu Đạo dưỡng sinh, dưỡng sinh thân thể, hòa hợp với âm dương bên ngoài, ví như: xuân hạ thu đông, ngày đêm sớm tối, đều là sự biến hóa của âm dương. Con người cũng phải thuận theo sự biến hóa âm dương của tự nhiên này để điều dưỡng âm dương nội tại trong thân thể.

Thiên thứ 54 sách Hoàng Đế Nội Kinh có viết: "Hoàng Đế nói rằng: Khí con người thịnh hay suy, cho đến việc người ta chết, thì có thể biết được không? Kỳ Bá trả lời rằng: Con người lúc 10 tuổi, ngũ tạng bắt đầu ổn định, khí huyết đã thông, khí của người đó ở dưới, thế nên thích chạy nhảy. Tuổi 20, khí huyết bắt đầu thịnh, cơ bắp mới tăng trưởng, thế nên thích đi nhanh. Tuổi 30, ngũ tạng hoàn toàn ổn định, cơ bắp rắn chắc, huyết mạch thịnh đầy, thế nên thích đi bộ. Tuổi 40, 12 kinh mạch của lục phủ ngũ tạng đều cường thịnh và bình ổn, thớ thịt bắt đầu thưa, vinh hoa suy thoái, tóc hoa râm, bình ổn thịnh không dao động, cho nên thích ngồi. Tuổi 50, can khí bắt đầu suy, lá gan bắt đầu mỏng, nước mật bắt đầu giảm, mắt bắt đầu không sáng. Tuổi 60, tâm khí bắt đầu suy, như ưu sầu, khí huyết trễ nải, thế nên thích nằm. Tuổi 70, tì khí hư, da khô. Tuổi 80, phế khí suy, phách rời đi, thế nên nói năng hay nhầm lẫn. Tuổi 90, thận khí nóng, kinh mạch bốn tạng còn lại hư rỗng. Tuổi 100, ngũ tạng đều hư nhược, thần khí đều đã đi, còn lại mỗi hình hài rồi kết thúc".

Hoàng Đế Nội Kinh đã đề cập đến quy luật thông thường của con người: sinh trưởng, cường thịnh, suy lão. Tuổi 40 là cường thịnh nhất và bắt đầu suy, xuất hiện thớ thịt bắt đầu thưa, vinh hoa suy thoái, tóc hoa râm. Tuổi 60 là dễ nảy sinh tình cảm bi thương, ưu sầu nhất. Tuổi 80 là dễ nói nhầm lẫn nhất, tinh lực không đủ. Đến 100 tuổi, tinh, khí, thần của ngũ tạng đều không đủ nữa, thần khí hết rồi, chỉ còn mại mỗi hình hài, rồi tử vong.

Đến thời cận đại và hiện đại, cũng có một số người trường thọ, nhưng số lượng rất ít. Ví dụ một trường hợp hy hữu là thầy thuốc Đông y, học giả Lý Khánh Viễn sống vào cuối đời nhà Thanh, đầu thời Dân Quốc (1677-1933) đã hưởng thọ 256 tuổi. Khi cụ 200 tuổi, cụ vẫn còn thường đến trường đại học giảng bài.

Ngày nay, người bình thường mà sống đến 100 tuổi thì đã được coi là đa phúc đa thọ rồi, thật không dễ chút nào.

Trung Hòa
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Người thượng cổ tại sao đều sống trên trăm tuổi