Người thân đời này của bạn nhất định là người đã kết tiền duyên với bạn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có câu cổ ngữ rằng: “Hữu duyên thiên lý lai tương hội, vô duyên đối diện bất tương thức”, nghĩa là “Có duyên thì xa cách ngàn dặm cũng đến hội ngộ, vô duyên thì ngồi đối diện nhau cũng không quen biết nhau”. Đa phần câu này nói về duyên vợ chồng, nhưng trong cuộc sống, những người thân quanh mình như cha mẹ, con cái, bạn bè, đồng nghiệp, ân nhân... có ai không phải là do duyên phận mà đến?

Trên thực tế, con người trong khi luân hồi chuyển thế đời đời kiếp kiếp thì đã kết những mối duyên phận nhiều không đếm xuể. Bởi vì duyên có duyên sâu, duyên nông, duyên thiện, duyên ác, thế những người quý vị gặp trong đời này thì có người là người thân, có người là con cái, hoặc có người là bạn bè, đồng nghiệp, cũng có người là đến để báo ơn, cũng có người đến để trả nợ, có người đến để báo thù, chỉ là thời gian đến sớm hay muộn mà thôi. Bất kể là loại quan hệ gì thì đằng sau nó đều nối với mối tiền duyên mà chúng ta không trông thấy. Những trường hợp ghi chép trong sử sách thư tịch xưa rất nhiều, trong bài viết này xin kể về câu chuyện đầu thai, thậm chí 2 đời đầu thai làm con cái.

Người con chết yểu của nhà thơ Cố Huống không lỡ thấy cha đau buồn nên lại chuyển sinh vào nhà họ Cố

Thi nhân đời Đường là Cố Huống có một người con trai, năm 17 tuổi thì cậu mắc bệnh qua đời. Bởi vì thường ngày Cố Huống vô cùng yêu quý đứa con này nên khi gặp chuyện này thì ông đau buồn khôn nguôi, và làm thơ tưởng nhớ con: “Cha già khóc con trẻ, xế chiều ngàn dòng máu. Đứt ruột vượn kinh chạy, cùng chim bay đi hết. Cha già tuổi bẩy mươi, chẳng bao lâu giã biệt”. Những câu chữ đầy máu và nước mắt truyền tải nổi thống khổ vô tận.

Con trai của Cố Huống tuy đã chết nhưng hồn phách vẫn thường phiêu du trong nhà. Mỗi lần cậu nghe thấy tiếng khóc của cha thì trong lòng đều không chịu nổi, và rất cảm động. Vì vậy cậu đã thề rằng, nếu được chuyển sinh làm người thì nhất định sẽ chuyển sinh đến nhà họ Huống, làm con cái nhà họ Huống.

“Cha già khóc con trẻ, xế chiều ngàn dòng máu. Đứt ruột vượn kinh chạy, cùng chim bay đi hết. Cha già tuổi bẩy mươi, chẳng bao lâu giã biệt”.
“Cha già khóc con trẻ, xế chiều ngàn dòng máu. Đứt ruột vượn kinh chạy, cùng chim bay đi hết. Cha già tuổi bẩy mươi, chẳng bao lâu giã biệt”. (Miền công cộng)

Một ngày nọ, hồn phách của người con chết trẻ nhà họ Huống bị dẫn đến một nơi ở âm phủ, có phán quan phán để cậu chuyển sinh vào nhà họ Huống. Quả nhiên tâm nguyện của cậu được toại nguyện. Sau một thời gian, cậu mở mắt ra, trông thấy ngôi nhà và những người anh em đời trước của mình, xung quanh đều là những người mà cậu đã thân thuộc từ lâu, chỉ có điều cậu không thể nào mở miệng nói được. Lúc này cậu mới biết mình đã chuyển sinh, bây giờ là đứa trẻ sơ sinh. Thế nhưng những sự tình từ đó trở đi thì cậu lại hoàn toàn mơ hồ không biết. Cố Huống đặt tên cho cậu là Cố Phi Hùng.

Năm Cố Phi Hùng lên 7 tuổi, anh trai cậu trong khi chơi đùa với cậu đã đánh cậu. Cố Phi Hùng bỗng nhiên nói: “Tôi là huynh trưởng của cậu, cớ gì cậu lại đánh tôi?”.

Cả nhà vô cùng kinh ngạc. Lúc này Cố Phi Hùng mới kể lại những sự việc đời trước, tất cả đều không sai lệch một ly, hơn nữa các tên biệt danh của các anh chị em thuở nhỏ cậu cũng nói được ra rành rọt.

Cố Phi Hùng tính tình khôi hài, giỏi biện luận, sau khi thi đỗ tiến sĩ cập đệ được bổ nhiệm làm chức quan huyện úy. Bởi vì không thích xu nịnh nên Cố Phi Hùng cuối cùng đã từ quan về ẩn cư ở núi Mao Sơn.

Con gái của tướng quân qua đời rồi lại chuyển sinh, nhận ra con dao của đời trước

Tướng quân Hướng Tĩnh là khai quốc công thần của Nam triều Lưu Tống, khi ở quận Ngô Hưng, vợ ông có sinh một người con gái, nhưng chỉ được mấy năm thì cô bé bị bệnh và qua đời. Khi cô bé mới mắc bệnh, một hôm cô chơi với một con dao nhỏ trên giường bệnh, người mẹ lo lắng cô có thể gây thương tích cho bản thân, bèn bước đến giật lấy con dao. Cô bé không chịu buông tay, hai bên giành giật đã làm cho bàn tay người mẹ bị thương.

Một năm sau khi cô bé qua đời, người mẹ lại sinh ra một bé gái. Khi bé gái lên 4 tuổi, bỗng nhiên một hôm hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con dao nhỏ trước kia đâu rồi?”

Người mẹ phủ nhận rằng không có con dao nhỏ nào, nhưng cô bé lại nói: “Ngày xưa chỉ vì giành con dao này mà con đã làm tay mẹ bị thương, sao mẹ lại nói là không có con dao nhỏ?”

Một năm sau khi cô bé qua đời, người mẹ lại sinh ra một bé gái. Khi bé gái lên 4 tuổi, bỗng nhiên một hôm hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con dao nhỏ trước kia đâu rồi?”
Một năm sau khi cô bé qua đời, người mẹ lại sinh ra một bé gái. Khi bé gái lên 4 tuổi, bỗng nhiên một hôm hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con dao nhỏ trước kia đâu rồi?” Miền công cộng)

Người mẹ càm thấy vô cùng kỳ lạ, bởi vì chuyện này xảy ra với đứa con gái đã qua đời, còn bây giờ đứa con gái nhỏ này làm sao mà biết được?

Thế là người mẹ nói với phu quân Hướng Tĩnh về chuyện này. Hướng Tĩnh hỏi bà rằng con dao xưa hiện nay còn không. Phu nhân nói vẫn còn, nhưng sợ khởi lên nỗi lòng thương nhớ con gái đã qua đời, do đó vẫn luôn không sử dụng nó. Hướng Tĩnh lập tức bảo phu nhân đem mấy con dao nhỏ ra, và đem con dao nhỏ của người con gái đã qua đời trộn lẫn trong đó, rồi đưa cho cho gái phân biệt. Cô bé không hề do cự cầm đúng ngay con dao nhỏ xưa kia. Vợ chồng Hướng Tĩnh lúc này mới biết được rằng, người con gái đã qua đời của họ lại lần nữa đầu thai ở nhà họ, hai người vui mừng quá khóc rưng rức.

Con gái của anh trai thứ sử sau khi bị bệnh chết đã chuyển sinh thành con trai ông

Thời Đường Túc Tông có viên quan Thứ sử Nhuận Châu họ Trịnh, anh trai của Thứ sử là Trịnh Khản, chị dâu là Trương thị. Họ có một người con gái 16 tuổi, tê gọi Thái Nương, là người hiền thục, xinh đẹp và khoan dung.

Đêm Thất Tịch (mồng 7 tháng 7) năm đó, Thái Nương bày hương án rồi cầu nguyện với Chức Nữ ở trên trời. Đêm hôm đó, cô mộng thấy có Tiên nhân ngồi xe lọng hoa lệ xuất hiện trên bầu trời. Sau khi xe dừng lại, Tiên nhân nói với Thái Nương rằng: “Ta là Chức Nữ, con cầu điều gì?”

Thái Nương nói rằng cô mong muốn trở thành người thợ khéo tay.

Thế là Chức Nữ tặng cho Thái Nương một chiếc kim vàng dài hơn một tấc được đặt trên một tờ giấy. Sau khi để cô cài chiếc kim vào dải váy, Chức Nữ nói với cô rằng, nếu trong 3 ngày cô không nói thì sau đó sẽ có đôi bàn tay khéo léo. Nhưng sẽ biến thành con trai.

Vì để đạt được tâm nguyện, Thái Nương đã một mực không nói, cả nhà đều lấy làm lạ, bèn hỏi cô nguyên nhân. Sau khi kiên trì được 2 hôm, Thái Nương vẫn không nhẫn được bèn nói nguyên do với mẫu thân. Mẫu thân cảm thấy rất kỳ lạ, bèn mở dải váy của cô xem thì chỉ thấy một tờ giấu, nhưng vết kim vẫn còn.

Mấy người con trai con gái mà Trương thị sinh ra trước đây đều không có ai sống đến tuổi trưởng thành, mà Thái Nương từ sau chuyện này đột nhiên mắc bệnh, không thể nói được. Trương thị lúc này cũng cảm thấy mình lại có mang, bất giác than rằng: “5 đứa con cả trai lẫn gái đều chết yểu, ta lại sắp có con nữa để làm gì?” Trong lúc chán nản, bà định uống thuốc bỏ thai.

Khi Trương thị dự định uống thuốc bỏ thai thì Thái Nương trong khi hôn mê bỗng cao giọng thét “giết người”. Trương thị kinh ngạc hỏi tại sao, Thái Nương nói: “Sau khi con chết sẽ chuyển sinh thành con trai, chính là đứa bé trong bụng mẹ. Vừa rồi con cảm thấy mẹ sắp uống thuốc bỏ thai, trong lúc cấp bách nên đã hét như thế”.

Trương thị do dự, thế rồi vứt thuốc thai đi.

Không lâu sau, Thái Nương chết. Trương thị đau buồn muốn chết, vô cùng thương nhớ cô. Trong lúc đau lòng, không nỡ trông thấy những đồ của con gái, bèn đem tất cả đồ đạc của con gái cất đi.

Đến khi bé biết nói, cậu thường chơi những đồ dùng của Thái Nương khi còn sống.
Đến khi bé biết nói, cậu thường chơi những đồ dùng của Thái Nương khi còn sống. (Miền công cộng)

Lại mấy tháng sau, Trương thị quả nhiên sinh ra một bé trai. Trương thị khi nhớ tới con gái khóc lóc thì bé trai cũng khóc, Trương thị không khóc thì bé trai cũng không khóc. Nếu có người động đến đồ của Thái Nương, bé trai liền khóc. Đến khi bé biết nói, cậu thường chơi những đồ dùng của Thái Nương khi còn sống. Sau khi lớn lên, cậu làm quan đến chức Ngự sử.

Vương Hoàng hậu chuyển sinh thành con gái của Võ Phi

Hoàng hậu thứ nhất của Đường Cao Tông là Vương Hoàng hâu xinh đẹp đoan trang, đã từng giúp Võ Tắc Thiên ở trong chùa hồi cung. Sau khi Võ thị vào cung, dần dần được Cao Tông sủng ái, và lập kế hại chết Vương Hoàng hậu.

Công chúa Thái Hoa là con gái của Đường Huyền Tông, mẫu thân cô chính là sủng phi Võ Huệ Phi của Huyền Tông. Võ Huệ Phi là cháu gái của Võ Tắc Thiên, người thím của cô chính là Thái Bình Công chúa.

Tương truyền Thái Bình Công chúa là Vương Hoàng hậu chuyển sinh, cô tuy là do Võ phi sinh ra, nhưng chưa bao giờ cô lộ ra nét mặt tươi cười, hễ trông thấy Võ phi là nổi giận. Khi được vài tuổi, đột nhiên cô hướng đến người cung nữ đòi tràng hạt của mình . Những người phục dịch xung quanh không biết tràng hạt ở đâu, liền hỏi cô, nhưng cô cũng không nói rõ ràng, chỉ khăng khăng nói có.

Một ngày nọ, bảo mẫu bế Thái Bình Công chúa đi qua cung điện mà Vương Hoàng hậu đã từng sống, công chúa chỉ cung điện và nói: “Tràng hạt của ta ở góc tường phía Đông Bắc trong cung điện này”.

Người hầu lập tức đi tìm, quả nhiên tìm thấy. Điều này không nghi ngờ gì chính là một trong những bằng chứng là Thái Bình Công chúa có mối quan hệ với Vương Hoàng hậu.

Đời này kiếp trước của tiến sĩ Văn Đạm

Tiến sĩ Văn Đạm nước Hậu Thục thời Ngũ Đại Thập Quốc là người có đức hạnh cao, người đương thời đều rất sùng kính ông. Tương truyền năm ông lên 3, 4 tuổi, ông biết những sự việc của kiếp trước.

Cha mẹ Văn Đạm trước khi sinh ông còn có một người con traim tên là Văn Cốc, từ nhỏ đã thông minh lanh lợi, năm lên 5 tuổi đã bắt đầu đọc thi thư. Nào ngờ, chẳng bao lâu sau, cậu bé xảy chân rơi xuống giếng chết. Cha mẹ cậu vô cùng đau buồn, thường thương nhớ cậu.

Đến khi có Văn Đạm, nỗi đau buồn của cha mẹ cậu mới nguôi ngoai phần nào. Một ngày nọ, cậu bé Văn Đam mới tí tuổi đầu bỗng đột nhiên nói với cha mẹ rằng: “Trước kia con có một chiếc hồ lô bằng bạc và một quả bóng sơn, túi hương và một số đồ khác nữa, con để trong cái hang chỗ cây hạnh, không biết bây giờ còn ở đó hay không”.

Cha mẹ cậu liền cùng cậu đi tìm kiếm, quả nhiên tìm được. Lúc này cha mẹ cậu mới biết Văn Đạm chính là Văn Cốc chuyển sinh, thì càng yêu thương cậu hơn, hơn cản mấy người con khác gộp lại.

Năm Văn Đạm 15 tuổi, văn chương của cậu rất hoa lệ và phiêu dật. Sau này cậu đỗ tiến sĩ, được Học sĩ Viện Hàn lâm Phạm Vũ Xưng khen ngợi.

Những trường hợp tương tự thì cổ kim Đông Tây đều có ghi chép. Còn về chuyện tại sao 2 lần đầu thai đều ở cùng 1 nhà thì đại thể là duyên phận đời trước vẫn chưa kết thúc.

Tường Hòa
Theo Epoch Times

Tài liệu tham khảo:
- Dậu Dương Tạp Trở
- Minh Tường Ký
- Quảng Dị Ký
- Thái Bình Quảng Ký



BÀI CHỌN LỌC

Người thân đời này của bạn nhất định là người đã kết tiền duyên với bạn