Người có trăm điều nhẫn thì tự khắc hết phiền nhiễu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong cuộc sống hiện nay, có những người tính tình nóng nảy, động tí là nổi giận lôi đình. Tuy nhiên cũng có những người mặt mũi hiền hòa, nhẫn nhục, lễ độ, khiêm nhường, họ có khí độ khiêm cung đối nhân xử thế. Người tu tâm thì trước tiên phải tu đức, người dưỡng thân thì trước tiên phải chế ngự giận dữ.

Có lẽ cũng có người sẽ nói, hỉ nộ ai lạc là lẽ thường tình của con người, sống trong thế giới đầy rẫy mâu thuẫn này, ai mà chẳng gặp phải những chuyện bức tức, tranh cãi, khiến người ta nổi giận? Tuy nhiên tức giận, nổi giận thì bất kể là về dưỡng sinh hay là tu tâm dưỡng tính mà nói, đều là gây trăm điều hại mà không có điều lợi nào.

Người xưa nói: "Nhẫn nhất thời gió yên biển lặng, lùi một bước biển rộng trời cao". Một người mà có thể làm được có tấm lòng rộng mở khoan dung, nhẫn nhục không tranh cãi, tự nhiên sẽ rời xa chuyện thị phi, không còn lo lắng nữa, sống cuộc đời tiêu diêu tự tại.

Một người mà có thể làm được có tấm lòng rộng mở khoan dung, nhẫn nhục không tranh cãi, tự nhiên sẽ rời xa chuyện thị phi, không còn lo lắng nữa, sống cuộc đời tiêu diêu tự tại.
Một người mà có thể làm được có tấm lòng rộng mở khoan dung, nhẫn nhục không tranh cãi, tự nhiên sẽ rời xa chuyện thị phi, không còn lo lắng nữa, sống cuộc đời tiêu diêu tự tại. (Miền công cộng)

Sách Luận ngữ có viết: "Cái nhỏ không nhẫn được sẽ làm loạn mưu đồ lớn" (tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu). Tron Sử ký, Tư Mã Thiên viết: "Việc nhỏ không nhẫn được sẽ hại đại nghĩa" (tiểu bất nhẫn hại đại nghĩa). Trong dân gian cũng có những câu ngạn ngữ như: "Nhẫn sinh trăm phúc, hòa được ngàn may" (nhẫn năng sinh bách phúc, hòa khả trí thiên tường); "Một chữ cần thiên hạ không việc khó, trăm điều nhẫn trong nhà vui hòa thuận" (nhất cần thế thượng vô nan sự, bách nhẫn đường trung hữu thái hòa).

Trong tác phẩm Bách nhẫn ca của Trương Công Nghệ đời Đường có viết: "Người nhân đức thì có thể nhẫn chịu được những điều mà người ta khó nhẫn chịu. Người trí tuệ thì có thể nhẫn chịu được những điều người ta không nhẫn chịu được. Suy trước nghĩ sau chính là phương pháp luyện nhẫn. Giả câm giả điếc chính là phép tắc luyện nhẫn. Một chữ nhẫn có thể đi khắp thiên hạ. Một chữ nhẫn có thể kết thân hàng xóm láng giềng. Nhẫn được đạm bạc có thể dưỡng thần. Nhẫn được đói rét có thể tạo lập được phẩm đức. Nhẫn được cần khổ thì có tích lũy dư dả. Nhẫn được phóng túng tửu sắc thì vô bệnh vô tật".

Trên đại đường của Lâm Tắc Từ, khâm sai đại thần triều Thanh có treo câu nói cảnh tỉnh "chế nộ" (chế ngự nổi giận). Điều này có thể thấy người xưa đã sớm nhận thức được sự nguy hại của việc nổi giận. Lâm Tắc Từ làm quan đến chức Tổng đốc Lưỡng Quảng, một lần khi xử lý công việc, ông đã không thể nào kiềm chế nổi, trong khi nổi giận, ông đã cầm một chén trà ném xuống nền nhà vỡ tan tành. Khi Lâm Tắc Từ ngẩng đầu lên, thấy hai chữ "chế nộ" làm phương châm sống của mình, ông ý thức được bản thân bệnh cũ tái phát rồi, vì vậy lập tức từ chối người hầu dọn dẹp giúp, đích thân ông dọn dẹp chén trà vỡ để biểu thị sự hối lỗi.

Lâm Tắc Từ làm quan đến chức Tổng đốc Lưỡng Quảng, một lần khi xử lý công việc, ông đã không thể nào kiềm chế nổi, trong khi nổi giận, ông đã cầm một chén trà ném xuống nền nhà vỡ tan tành.
Lâm Tắc Từ làm quan đến chức Tổng đốc Lưỡng Quảng, một lần khi xử lý công việc, ông đã không thể nào kiềm chế nổi, trong khi nổi giận, ông đã cầm một chén trà ném xuống nền nhà vỡ tan tành. (Pikist)

Khi cư xử với người khác, không phân biệt đúng sai, cong thẳng, nói không hợp ý thì động tí phát hỏa, đây chính là biểu hiện của người không có tu dưỡng. Người có hỏa khí quá lớn thì nên làm như Lâm Tắc Từ, cần có sự sáng suốt tự biết mình, tăng cường tu dưỡng, chú ý "chế nộ", tâm bình khí hòa, dùng lý để thu phục người khác, không được phóng túng lửa giận vô cớ trong tâm, nếu không sẽ làm tổn hại đến người khác, và cũng làm tổn hại đến chính mình.

Trong Đông y xưa cũng có luận thuật rất sâu sắc về "nộ". Đông y cho rằng, nộ đều do khí sinh ra, khí và nộ là cặp anh em song sinh. Do phẫn nộ bất bình nên lửa nộ bộc phát. Nộ khí sẽ khiến "khí huyết hao tổn, can hỏa vượng, nộ tổn hại gan", những kiến thức cơ bản này mọi người đều biết rõ từ lâu. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện thực cũng có không ít người chết vì tức giận, thịnh nộ. Tục ngữ có câu nói rằng: "Một bát cơm không đủ no bụng, một khẩu khí có thể khiến người ta tức chết". Rất nhiều nộ khí của người ta đa phần đều có nguồn gốc từ tham dục và tự tư, tranh cãi giữa những người xóm làng, tranh cãi trên đường, đều không gì khác vì một chút lợi ích nhỏ nhoi, hoặc vì bị tổn hại một chút. Nếu có thể dùng một cái tâm đạm bạc, coi nhẹ công danh lợi lộc thế gian, thế thì nộ khí tự nhiên sẽ nhỏ bé đi nhiều rồi, cũng sẽ không vì chút được hay mất cỏn con mà nổi giận lôi đình nữa.

Trong suốt cuộc đời con người luôn gặp phải những sự việc khiến những người bình thường cảm thấy tức giận. Nhưng nếu chúng ta có thể chuyển biến tâm thái nổi giận thành tâm thái cảm kích, thì có thể biến nộ khí thành tường hòa, đạt đến cảnh giới tinh thần cao thượng. Cảm kích người làm mình tổn hại, bởi vì họ đã tôi rèn tâm chí mình. Cảm kích người giật ngã mình, bởi vì họ đã tăng cường năng lực của mình. Cảm kích người lừa dối mình, bởi vì họ đã tăng trưởng trí tuệ của mình. Cảm kích người chỉ trích nói xấu mình, bởi vì họ giúp mình học được nhẫn nại. Cảm kích tất cả những chúng sinh kết duyên trong cuộc đời mình, bởi vì sự tồn tại của họ khiến cuộc đời mình càng phong phú đa dạng và đặc sắc.

Hoàng Mai
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Người có trăm điều nhẫn thì tự khắc hết phiền nhiễu