Người có nội tâm mạnh mẽ đều sở hữu 3 đặc điểm này

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khổng Tử từng nói với các đệ tử về cái dũng lớn nhất ở thế gian. Ông nói: “Người biết khốn cùng là có mệnh, biết biến thông là có thời, trước đại họa mà không sợ, đó là dũng khí của bậc thánh nhân”.

Theo quan điểm của Khổng Tử, sự bách chiến bách thắng của một người phụ thuộc vào nội tâm của người đó, và sức mạnh nội tâm lớn mạnh bắt nguồn từ khả năng dưỡng thành tính nhẫn nại chờ đợi thời vận sau khi hiểu được ý nghĩa sâu xa của vận mệnh, và cuối cùng tu được sự thản nhiên, tâm tĩnh như nước.

1. Nội tâm mạnh mẽ nằm ở chỗ làm hết sức và tuân theo thiên mệnh

Sức mạnh bên trong, truy về nguồn gốc cuối cùng, là dám dũng cảm đối mặt với thực tế, khi khó khăn dốc sức ứng phó, nhưng có tiết chế bởi vì biết được thiên mệnh.

Trong “Luận ngữ - Nghiêu viết” của Khổng Tử có nói: “Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã” (Không biết mệnh, không cách nào là người quân tử). Thiên mệnh - dù là chủ trương xuất thế của Đạo Gia hay đề cao nhập thế của Nho Gia, đều tôn sùng đó là tuyệt học tối cao. Khổng Tử thường nói rằng “50 tuổi biết Thiên mệnh” tức là tuổi 50, sau khi nếm trải vui buồn của thiên hạ, ông biết nên làm gì và không nên làm gì, đồng thời khuyên mọi người hành động theo Thiên mệnh, không thể liều lĩnh cưỡng cầu.

“Quân tử giữ tiết tháo sống bình dị và chờ sự an bài của vận mệnh, tiểu nhân mạo hiểm để cầu may mắn thành công” (Chương 14- Trung dung) nói về những quân tử có thể làm nên việc lớn, đa số họ chọn ở thế bình dị, an tâm chờ đợi vận mệnh đến. Còn tiểu nhân lại mạo hiểm vọng cầu lợi ích không chính, và cuối cùng chẳng nhận được gì. Lý do chính khiến con người cảm thấy sợ hãi trước khó khăn là họ vẫn có những ham muốn xa hoa và sợ mất mát. Cách giải quyết của Khổng Tử dành cho mọi người là học cách “làm hết sức, tuân theo mệnh”.

Cách giải quyết của Khổng Tử dành cho mọi người là học cách “làm hết sức, tuân theo mệnh”.
Cách giải quyết của Khổng Tử dành cho mọi người là học cách “làm hết sức, tuân theo mệnh”. (Miền công cộng)

Dù làm việc chăm chỉ nhưng không cầu kết quả, dù làm việc chăm chỉ quên ăn nhưng đã sớm xem nhẹ vinh quang, đồng thời nhận ra chỗ kỳ diệu của thời thế.

Lời bàn:

Từ câu nói này của Khổng Tử, xem xét thế cuộc hiện nay, cả thế giới quan tâm đến bầu cử Mỹ, và bị chia rẽ thành 2 phe: ủng hộ ông Trump và ủng hộ ông Biden.

Việc ủng hộ ai, đó là yêu ghét, quan điểm cá nhân, không có gì phải bàn cãi. Tuy nhiên nếu xem xét thế cuộc toàn xã hội nhân loại, thì đây là cuộc chiến giữa phe giữ gìn, đề cao giá trị đạo đức, tín ngưỡng truyền thống, và phe đề cao tự do cá nhân, phá bỏ các giá trị đạo đức truyền thống, đứng sau là các tập đoàn lợi ích có liên hệ với ĐCSTQ. Mà ĐCSTQ trong gần 100 năm tồn tại đã gây ra cái chết 80 triệu người dân Trung Quốc, liên tiếp đàn áp tàn sát sinh viên ở Thiên An Môn, các tín đồ Phật giáo Tây Tạng, người tập Pháp Luân Công, sinh viên và người dân Hong Kong, người Hồi giáo Tân Cương, và gieo rắc virus viêm phổi Vũ Hán gây dịch bệnh tàn hại cả thế giới. Tội ác tày trời, lòng người khắp thế giới oán hận, trời không dung, đất không tha. Thế nên Trời diệt ĐCSTQ chính là Thiên mệnh.

Thế nên, nếu do các quan điểm cá nhân mà không ủng hộ ông Trump thì cũng chớ "khiêu vũ với bầy sói", giữ tiết tháo, sống bình dị và chờ Thiên mệnh - đã và đang triển hiện tại nhân gian.

2. Nội tâm mạnh mẽ nằm ở việc sau khi tuân theo thiên mệnh, sẽ chờ thời vận

Cổ nhân luôn quy thành công hay thất bại tại ba điểm: thiên thời, địa lợi, nhân hòa, mà thiên thời thường ở vị trí đầu tiên.

Người có trái tim mạnh mẽ thường là người có tâm hồn rộng lớn, lý do khiến họ có thể chịu đựng được sự vắng lặng chủ yếu là vì họ tin rằng tương lai tươi sáng sẽ tới vào thời điểm thích hợp. Trong phần thứ hai của tản khúc “Truy Hàn Tín”: “Thời vận chưa tới anh chớ cười, Thái Công cũng phải câu cá sinh sống”. Khi thời vận chưa đến, ngồi câu cá ngắm sông chờ thời vận, chính là Khương Thái Công, sau này là quân chủ người khai quốc nước Tề.

Chỉ tiếc là thời tới vận chuyển không phải là diễn ra trong một sớm một chiều. Rất nhiều người thường trong đợi chờ lâu dài mà đánh mất sức bền của nội tâm, thành ra suy hơn tính thiệt. Trong “Luận ngữ: Tử Hãn”, Khổng Tử có câu nói nổi tiếng: “Năm tháng lạnh lẽo, muôn loài cây tàn rụi rồi mới biết tùng bách là loài cuối cùng không héo tàn”. Lời của ông là để cảnh báo thế nhân: Thường là những năm khó khăn nhất, sau khi kiên nhẫn vượt qua mới biết được ai là kẻ mạnh.

Nguồn gốc của một nội tâm mạnh mẽ nằm ở sự tin tưởng vào khả năng của bản thân, và tất nhiên là sự kiên nhẫn chờ đợi vận may như nằm gai nếm mật.
Nguồn gốc của một nội tâm mạnh mẽ nằm ở sự tin tưởng vào khả năng của bản thân, và tất nhiên là sự kiên nhẫn chờ đợi vận may như nằm gai nếm mật. (Baike.baidu.com)

Nguồn gốc của một nội tâm mạnh mẽ nằm ở sự tin tưởng vào khả năng của bản thân, và tất nhiên là sự kiên nhẫn chờ đợi vận may như nằm gai nếm mật.

3. Nội tâm mạnh mẽ nằm ở việc tâm cảnh nhẹ nhàng sau khi hiểu được thời vận

Năm đó, trong “Nhạc Dương Lâu Ký”, nhà văn thời Bắc Tống - ông Phạm Trọng Yêm đã viết câu nói nổi tiếng” "Bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỷ bi" (Không vui buồn vì được mất cá nhân). Lúc này, ông đang phải đối mặt với năm tháng buồn nhất trong cuộc đời khi bị giáng chức bị đày xuống Đặng Châu, Hà Nam. nhưng từ những câu chữ của ông không hề thấy sự đau khổ chút nào mà ngược lại thấy một nội tâm vô cùng mạnh mẽ của ông.

Các bậc chí sỹ thời xưa, có thể nói là những người rộng rãi và khoáng đạt, họ đều có một tâm cảnh thản nhiên siêu thoát. Từ Trang Tử, và Bách Lý Hề ở thời Xuân Thu Chiến Quốc đến Đào Tiềm ở triều đại Ngụy Tấn, đến Tô Thức, Bạch Cư Dị ở triều đại nhà Đường và nhà Tống, cuộc đời của họ đều ít nhiều trải qua những lúc mây đen u ám. Thế nhưng, chính cái ‘bất dĩ vật hỉ, bất dĩ kỷ bi” đã giúp cuộc sống của họ luôn được thắp sáng.

Tâm cảnh thản nhiên, là cái quên bản thân được nói tới trong Nho gia, là tiêu dao trong Đạo gia, là cái không nói trong Phật gia, cũng là sự tu dưỡng bản thân sâu sắc và trạng thái cảnh giới tư tưởng tối cao có thể giúp bạn vượt qua mọi thứ.

Con người sống trên đời, không thể cầu mong mọi việc đều thuận buồm xuôi gió, đường đi đều bằng phẳng, nếu vào lúc bước tới chông gai khiến mệt mỏi kiệt sức, mong chúng ta có thể nhớ tới lời Khổng Tử: Nội tâm mạnh mẽ thực sự, không phải dũng cảm đấu với khó khăn, mà là bản lĩnh thản nhiên, không sợ hãi, không lo lắng của bậc Thánh nhân trước nghịch cảnh.

Minh An
Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Người có nội tâm mạnh mẽ đều sở hữu 3 đặc điểm này