Ngôi chùa thứ hai của Nhật Bản: Horyuji

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngôi chùa Phật giáo đầu tiên của Nhật Bản là Shitennoji vẫn còn tồn tại, tuy nhiên sau này nó được xây dựng lại, do đó mà các công trình của chùa Horyuji là quần thể kiến trúc Phật giáo bằng gỗ cổ nhất của Nhật Bản và thậm chí là của thế giới còn tồn tại, bởi vì một số công trình của chùa có từ cuối thế kỷ thứ VII hoặc đầu thế kỷ thứ VIII.

Từ năm 594 đến 622, Thái tử Shotoku đã trị vì đất nước Nhật Bản. Ông đã sống đúng với cái tên của mình, vì “sho” nghĩa là thiêng liêng và “toku” nghĩa là đức hạnh.

Trong suốt thời gian cai quản của mình, Thái tử đã đẩy mạnh Phật giáo tại Nhật Bản, nhiều tới mức mà ông được mọi người biết đến như là người sáng lập ra nền Phật giáo Nhật Bản. Sau khi mất, nhiều người thậm chí còn xem ông là “Phật Thích Ca Mâu Ni của Nhật Bản”. Nhân vật lịch sử của Ấn Độ, Thái tử Siddhartha Gautama, sau khi tu hành đắc Đạo, Ngài được biết với tên Shakyamuni (Thích Ca Mâu Ni). Và những lời dạy của Ngài trở thành nền tảng của Phật giáo.

Ngôi chùa Phật giáo thứ hai mà Thái tử Shokotu xây dựng là Horyuji, ở quận Nara, phía nam Nhật Bản. Ngôi chùa là một phần quan trọng của nghệ thuật, kiến trúc và di sản tâm linh của Nhật Bản.

Phật giáo du nhập vào Nhật Bản từ Trung Quốc thông qua bán đảo Triều Tiên, khi đó các tòa nhà gỗ của chùa Horyuji đã được xây dựng. Ngôi chùa Phật giáo đầu tiên của Nhật Bản là Shitennoji vẫn còn tồn tại, tuy nhiên sau này nó được xây dựng lại, do đó mà các công trình của chùa Horyuji là quần thể kiến trúc Phật giáo bằng gỗ cổ nhất của Nhật Bản và thậm chí là của thế giới còn tồn tại, bởi vì một số công trình của chùa có từ cuối thế kỷ thứ VII hoặc đầu thế kỷ thứ VIII.

Mỗi tòa nhà trong quần thể chùa đều được thiết kế dựa theo kiến trúc Phật giáo truyền thống của Trung Quốc và kết hợp với phong cách riêng của người Nhật mà hình thành nên lối kiến trúc Phật giáo Nhật Bản riêng biệt.

Theo trang web của UNESCO, các toà nhà được xây dựng theo hệ thống nhà gian Trung Quốc, là kiểu cấu trúc gồm xà ngang và cột liền nhau, với hệ thống giá đỡ được trang trí công phu và các cột lớn chịu sức nặng của phần mái.

UNESCO liệt kê một số những điểm nổi bật trong kiến trúc của chùa, như những thanh dầm hình đám mây và hình vẽ ghép các đường chỉ dọc cột. Những đường chỉ này là kỹ xảo giúp cho các cột nhìn thon dần giống hình nón rất thẩm mỹ và có khả năng chịu sức nặng lớn.

Trung môn (Ảnh: wikipedia)
Thánh Linh viện. (Ảnh: wikipedia)
Ngũ trùng tháp. (Ảnh: wikipedia)
Hội điện, xá-lợi điện. (Ảnh: wikipedia)

Du Du
Theo Theepochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Ngôi chùa thứ hai của Nhật Bản: Horyuji