Nghiêu Thuấn Vũ (P-1, kỳ 1): Hồng thủy ngút trời, Phục Hy sáng thế

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc, hay còn gọi là vùng đất Thần Châu, theo như lời của người xưa kể lại rằng nơi ấy chính là cố hương của những vị Thần. Bàn Cổ khai thiên lập địa, Nữ Oa tạo nên con người, Phục Hy vẽ nên bát quái, Thần Nông nếm thử hàng trăm loại cây thuốc, Thương Hiệt tạo chữ, v.v. khai sáng cho nhân loại một bức tranh lịch sử phong phú và đầy sống động...

Nhân loại buổi sơ khai

Cứ theo những truyền thuyết xa xưa thì: Từ thuở sơ khai, Sáng Thế Chủ đã sắp xếp an bài vạn vật được khai sáng một cách thứ tự trên hành tinh xanh này, từ việc tạo nên nhân loại, đến việc đặt định hoàn cảnh sinh tồn, sinh hoạt cho con người. Để truyền cho con người biết thế nào là văn hóa, giáo dục và các hành vi đối đãi chuẩn mực, cần phải có một nền tảng tư tưởng và đạo đức căn bản, thế nên Ngài đã an bài các vị Thần Phật hạ thế, truyền Pháp độ nhân, hướng dẫn con người tu luyện, vì con người mà đặt định nên văn hóa tu luyện, và con đường "phản bổn quy chân" để con người có thể quay trở về Thiên quốc.

Những ghi chép cổ xưa còn lưu lại rằng, Sáng Thế Chủ đã khai sáng nên hết thảy vũ trụ, sinh mệnh cùng vạn sự vạn vật trong trong tam giới. Cũng vào thời kì xa xưa ấy, Bàn Cổ tiếp nhận mệnh lệnh của Sáng Thế Chủ, sáng tạo nên hệ Ngân Hà và rất nhiều tinh cầu bên trong vũ trụ nhỏ bé này.

Tiếp đến, một vài vị Thần đã phỏng theo hình tượng của bản thân mà tạo nên hình dáng con người trên tinh cầu này. Có ghi chép kể rằng, Nữ Oa đã dùng bùn đất và dựa theo hình tượng của mình mà tạo nên con người. Trong kinh Thánh cũng có ghi lại, Thượng Đế đã dùng bùn đất dựa theo hình tượng mình tạo nên con người. Dù cho các nền văn hóa có khác nhau nhưng có một điểm chung là đều nhắc đến các vị Thần đã tạo nên các chủng tộc người có màu da khác nhau. Chính là muốn làm cho thế giới này thêm phồn vinh nên đã sáng tạo ra thiên địa vạn vật.

Đất trời vừa mới hình thành, nên thời tiết và điều kiện thiên nhiên vô cùng khắc nghiệt. Mưa phải rơi như thế nào, gió tuyết phải ra sao, v.v. Và sau một thời gian trải qua nhiều lần điều chỉnh, cuối cùng các vị Thần đã thuần hóa được thế giới tự nhiên và đặt định sự sinh tồn, hoàn cảnh sinh hoạt cho con người. Xuân hạ thu đông, bốn mùa khác biệt kể từ đó nhân loại có thể cùng nhau sinh sống, an cư lạc nghiệp.

Mưa phải rơi như thế nào, gió tuyết phải ra sao, v.v. Và sau một thời gian trải qua nhiều lần điều chỉnh, cuối cùng các vị Thần đã thuần hóa được thế giới tự nhiên và đặt định sự sinh tồn, hoàn cảnh sinh hoạt cho con người.
Mưa rơi như thế nào, gió tuyết phải ra sao, v.v. Trải qua nhiều lần điều chỉnh, cuối cùng các vị Thần đã thuần hóa được thế giới tự nhiên và đặt định sự sinh tồn, hoàn cảnh sinh hoạt cho con người. (Ảnh: Pexels)

Con người khi mới được tạo ra, giống như một đứa trẻ sơ sinh, cái gì cũng không hiểu biết, không có kiến ​​thức về môi trường thiên nhiên và không có khả năng đối phó trước tự nhiên và xã hội. Trong thời kỳ này, các vị Thần trực tiếp trông chừng con người, tạo môi trường sống và sinh hoạt cho họ, trau dồi khả năng sinh tồn của họ, dần dần trong tư tưởng và nội hàm của con người ngày một phong phú, có thể tự bản thân bước đi những bước đầu tiên trong lịch sử phát triển của nhân loại.

Thần đã hướng dẫn con người dùng cây gỗ để xây dựng một nơi ở, che chở những lúc mưa gió, để con người tránh bớt thiên tai hay ốm đau.

Toại Nhân giúp con người “dùng đá đánh lửa” đã kết thúc lịch sử của loài người khi dựa vào bầu trời để lấy lửa. Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại có ghi chép lại, Prometheus là người đã ăn cắp ngọn lửa từ thần Zeus và trao nó cho nhân loại. Phục Hy đã dùng thần lực to lớn của mình, nhìn lên bầu trời, nhìn xuống mặt đất mà vẽ nên bát quái, vì con người mà để lại một công cụ có thể kết nối với Thần linh. Nói cách khác, bát quái từ khi vừa mới khai sinh đã là một loại công cụ có thần thông kỳ diệu giúp con người khai thông kết nối với thiên địa tự nhiên.

Phục Hy mở mang trời đất; Thần nông giáo hóa con người

Vào thời kì Phục Hy, đã xảy ra một trận lũ lụt lớn. Theo Sở bạch thư ghi chép lại, sau trận đại hồng thủy khắp nơi đều hoang tàn. Vì vậy Phục Hy bắt đầu sáng tạo nên thế giới, quy chính lại sự vận hành của trời đất, thời gian, trời trăng và các vì sao, điều hòa âm dương cân bằng.

Đến thời kỳ của Thần Nông, con người bắt đầu sinh sôi, nhu cầu lương thực ngày càng tăng. Ông bắt đầu hướng dẫn con người cách trồng trọt, gieo hạt, canh tác ngũ cốc, chế ra cày bừa, khởi đầu cho kỷ nguyên nông nghiệp, được người đời sau tôn vinh là Thần ngũ cốc. Ông đã nếm hàng trăm loại cây thuốc, cũng như phát triển nghề làm thuốc trị bệnh, thế nên ông còn được tôn làm Dược Vương. Thần Nông còn mở đầu thời kì mua bán hàng hóa và trao đổi thông tin, giúp cho nhân loại có thể bù đắp và chia sẻ cho nhau những giá trị vật chất và tinh thần.

Chân dung Thần Nông. (Ảnh: Wikipedia)
Chân dung Thần Nông. (Ảnh: Wikipedia)

Bước vào thời kỳ Hoàng Đế mở màn cho nền văn hóa lịch sử 5000 năm huy hoàng

Hoàng Đế chính là một vị quân chủ của Liên minh các bộ lạc nổi tiếng ở lưu vực sông Hoàng Hà thời cổ đại Trung Hoa, ông đã thống nhất và hòa nhập tất cả các bộ lạc, trở thành một đất nước hùng mạnh. Đây cũng chính là Liên minh thống nhất đầu tiên của tất cả các dân tộc, các bộ lạc và các thị tộc Trung Hoa được hợp thành. Mở ra thời đại văn trị võ công, thể hiện qua đạo lý "Binh chinh thiên hạ, vương giả trị quốc". Hoàng Đế sắp đặt bố trí hàng trăm quan viên, lập nên pháp lệnh, khai sáng cơ cấu xã hội nhân loại, may quần áo ngũ sắc, đóng xe thuyền, tạo nên chữ viết, nhạc cụ, y học, làm lịch, nuôi tằm dệt tơ, khai sáng nên một nền văn minh huy hoàng cho nhân loại. Hoàng Đế là một người tu Đạo, cuối cùng Ngài đắc đạo ngồi mình rồng mà bay về trời, đặt định nền văn hóa tu luyện đắc đạo thành Thần cho nhân thế.

Ông được tôn là tổ tiên của dân tộc Trung Hoa.

Thương Hiệt tạo chữ viết

"Thương Hiệt tạo chữ viết" là một sự kiện huy hoàng trong nền lịch sử văn minh nhân loại. Có bản ghi chép nói rằng, Thương Hiệt là một vị sử quan dưới thời của Hoàng Đế, "Sinh mệnh vốn đã được đặc định, mọi sự đều ẩn chứa trong "Hà đồ", "Lạc thư", xoay vần cùng thiên địa, ngẩng đầu ngắm sao Khuê (một vì sao trong nhị thập bát tú) khúc khủy, cúi đầu xem cá chim múa lượn, tay chỉ non sông, tạo nên chữ viết". Hoài Nam Tử - Bản kinh có ghi chép lại: "Sau khi Thương Hiệt tạo ra chữ đã cảm động thần linh, khiến cho gạo từ trên trời rơi xuống, quỷ thần ban đêm cũng kinh hãi khóc rống". Chữ Hán là văn tự tượng hình, mang rất nhiều hàm nghĩa sâu sắc, từ âm thanh đến hình dạng chữ đều đối ứng với thiên thượng, giữa trời, đất, Thần và con người đều có thể kết nối câu thông với nhau. Hiện nay người ta đã khai quật được những bản lưu chữ giáp cốt khoảng hơn 5000 từ, là một loại chữ viết vô cùng hoàn chỉnh. Phần nhiều là được khắc trên mai rùa, xương thú, đồ đồng, đồ gốm và ngọc bích... chủ yếu ghi chép về các quẻ bói, thiên tượng, nghi lễ phong tục tế Thần, kính Thần. Nói cách khác, trước thời nhà Chu chữ viết thường được dùng để ghi chép lại những sự việc về Thần chứ không có ghi lưu về con người.

Xem tiếp: Nghiêu Thuấn Vũ (P-1, Kỳ 2): Hồng thủy ngút trời, Phục Hy sáng thế

Tiểu Liên (biên dịch)
Theo Epochtime



BÀI CHỌN LỌC

Nghiêu Thuấn Vũ (P-1, kỳ 1): Hồng thủy ngút trời, Phục Hy sáng thế