Nghiên cứu của Đại học Harvard: 3 kiểu nghịch ngợm ở trẻ trước 6 tuổi cho thấy trẻ có chỉ số IQ cao 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ở góc độ cha mẹ, hầu như cha mẹ nào cũng mong con mình có thể trở thành ‘thiên tài’ trong mắt người khác, nên ngay từ khi con chào đời, cha mẹ đã tìm kiếm những ‘manh mối’ có thể chứng minh chỉ số IQ cao ngất ngưởng của con.

Nhưng, dù chỉ số thông minh của trẻ có thực sự nổi bật hay không thì hành vi của trẻ trước 1 tuổi thường giống nhau, khó thể hiện rõ đặc điểm khác biệt nào. Hầu hết chỉ có thể “xem kết quả” trong giai đoạn mầm non. Tại sao vậy?

Trên thực tế, não bộ của trẻ sẽ trải qua hai ‘thời kỳ vàng’ phát triển trước 6 tuổi.

Sau một loạt các cuộc điều tra và nghiên cứu tiếp theo, Đại học Harvard nhận thấy rằng mức độ IQ của trẻ em không giới hạn ở sự phát triển bẩm sinh. Tỷ lệ trau dồi có được dường như quan trọng hơn và sự phát triển não bộ của trẻ em cũng được phân bổ theo từng giai đoạn. Nếu cha mẹ có thể nắm bắt cơ hội để khai thác tiềm năng của trẻ, thì cũng có thể đạt mức ‘vượt qua bước ngoặt’.

0-3 tuổi là ‘vạch xuất phát’ để phát triển trí não

Nói chung, khối lượng não của một người trưởng thành thực sự là từ 1.200 gram đến 1.400 gram, trong khi khối lượng não của trẻ sơ sinh trung bình là khoảng 350 gram và nó sẽ từ từ phát triển lên khoảng 1.000 gram trong giai đoạn 3 tuổi.

Với sự phát triển trí não nhanh chóng như vậy, khả năng học tập của trẻ cũng ở trạng thái xuất sắc, từ kỹ năng sinh tồn thông thường đến ngôn ngữ phức tạp và những câu chuyện logic…

Não bộ của trẻ sẽ trải qua hai ‘thời kỳ vàng’ phát triển trước 6 tuổi. (Ảnh của Stephanie Hanrahan/ Epochtimes)

Vì vậy, các bậc cha mẹ nên hướng dẫn và rèn luyện cho trẻ từ nhiều khía cạnh khác nhau như nhìn, nghe, và chạm thực tế, đồng thời khuyến khích trẻ phát triển toàn diện, để tạo nền tảng cho việc học tập và sinh hoạt tập thể trong khuôn viên trường sau này.

3-6 tuổi là ‘giai đoạn nền tảng vững chắc’ để phát triển trí não

Khi trẻ khoảng 3 tuổi, khả năng nhận thức và khả năng tập trung của trẻ được cải thiện, tuy nhiên, do tính tò mò tương đối mạnh, nên hầu hết thời gian trẻ vẫn ở trong trạng thái “3 phút nóng nảy”, khó bình tĩnh và đi sâu vào một vấn đề nào đó.

Chính vì đặc điểm này của trẻ mà hầu hết mọi việc xảy ra trước mắt đều như trôi đi, dù đã thấy, đã nghe nhưng trong lòng sẽ không cảm nhận được, vì vậy cha mẹ chủ yếu nên rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ trong thời kỳ này để tạo nền tảng vững chắc và thúc đẩy ‘chất lượng’ của não bộ.

Trẻ em là những cá thể độc nhất vô nhị. Cha mẹ phải tin tưởng, tôn trọng và khuyến khích, thì trẻ mới có thể khỏe mạnh trưởng thành. (Ảnh: Pixnio)
Rèn luyện khả năng tập trung cho trẻ. (Ảnh: Pixnio)

Ngoài ra, Elen Winner, giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ, cũng đã chỉ ra trong một nghiên cứu rằng chỉ số thông minh của hầu hết trẻ em có thể được theo dõi khi còn nhỏ, và ba loại hành vi nghịch ngợm của trẻ trước 6 tuổi cũng ám chỉ tương lai IQ sẽ tương đối cao, vì vậy cha mẹ nhớ đừng nóng vội và can thiệp một cách mù quáng.

Năng lực thích khám phá và hành động là bậc thầy về ‘quậy phá’.

Chơi đùa tự do có lợi cho sức khỏe trẻ em hơn là các hoạt động theo kế hoạch.
Cha mẹ nên chăng nhắm một mắt làm ngơ khi trẻ thể hiện bản năng ‘quậy tung căn phòng’ của mình. (Ảnh: Pexels)

Hầu hết trẻ đều có giai đoạn ‘quậy phá’ trong quá trình trưởng thành, nhưng điều khác biệt là một số đứa trẻ ‘kiên trì quậy’, trong khi những đứa trẻ khác lại bị cha mẹ ngăn cản một cách nghiêm khắc.

Trên thực tế, nhà giáo dục nổi tiếng của Liên Xô Sukhomlinsky đã nói: “Trí tuệ của trẻ em nằm trên đầu ngón tay”.

Và, ông Đào Hành Tri cũng đã đề cập đến học thuyết ‘bàn tay và khối óc’, tất cả đều trực tiếp hoặc gián tiếp cho thấy rõ ‘quậy phá’ thực sự là một trong những hành vi thúc đẩy sự phát triển của não bộ, và đặt nền tảng cho chỉ số IQ cao.

Vì vậy, khi có thời gian, nếu cha mẹ mong muốn được thảnh thơi, có thể nhắm một mắt làm ngơ khi trẻ thể hiện bản năng “quậy phá tung căn phòng” của mình.

Khả năng ‘bắt chước’ mạnh mẽ của trẻ

Trong cuốn sách ‘Tâm lý học xã hội’, giáo sư tâm lý học người Mỹ David Myers đã định nghĩa về hành vi ‘bắt chước’: Bắt chước là khi trẻ bị ảnh hưởng bởi hành vi của những người xung quanh, một cách có ý thức hoặc vô thức, làm cho hành vi của chính chúng trở nên gần gũi hơn với người khác.

Trẻ có khả năng bắt chước mạnh thường có chỉ số thông minh cao hơn. (Ảnh: epochtimes)

Nói cách khác, để có thể hòa nhập với môi trường của chính mình, trẻ sẽ quan sát một cách vô thức các kiểu hành vi của mọi người xung quanh, từ đó tự tổ chức, hình thành giá trị bản thân và hoàn thiện cấu trúc tri ​​thức.

Trong quá trình này, trẻ cần có óc quan sát nhạy bén, hiểu biết thông tin và khả năng phân loại thông tin, do đó, trẻ có khả năng bắt chước mạnh thường có chỉ số thông minh cao hơn.

Những ‘ý tưởng tinh quái’ nối tiếp nhau

Hầu hết những đứa trẻ có chỉ số IQ cao đều có khả năng suy luận và khả năng logic mạnh mẽ, trong đầu trẻ có rất nhiều ‘ý tưởng tinh quái’, nhất là khi trẻ có cơ hội thực hiện sẽ gây rất nhiều rắc rối bất ngờ cho cha mẹ.

Các loại phiền toái khác nhau mà trẻ em tạo ra cho chúng ta, đều có nguyên nhân và giá trị của chúng. Người lớn chúng ta cũng sẽ học được rất nhiều điều từ trẻ em.
Bạn có nghĩ rằng nghịch ngợm là sáng tạo không? (Ảnh: Shutterstock)

Nhưng trên thực tế, dù là óc sáng tạo hay khả năng suy luận bằng phép loại suy, trẻ đều là những tài năng quan trọng trong quá trình học tập, và điều đó cũng đồng nghĩa với việc trẻ có thể trở thành những ‘cổ phiếu tiềm năng’ về học thuật trong tương lai, vì vậy cha mẹ đừng vội vàng ngăn cản trẻ có những hành vi tinh nghịch này.

Trên thực tế, mọi người luôn nói rằng cha mẹ là người cố vấn khai sáng cho con cái. Nếu cha mẹ có thể hướng dẫn đúng cách hành vi của con mình, hiểu được ý định của trẻ và không áp đặt suy nghĩ cứng nhắc lên trẻ, cho trẻ có cơ hội tự do phát triển, điều này chắc chắn giúp ích rất nhiều đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Cao Nguyên

Theo Aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu của Đại học Harvard: 3 kiểu nghịch ngợm ở trẻ trước 6 tuổi cho thấy trẻ có chỉ số IQ cao