'Ngăn cách giữa các thế hệ' thời hiện đại, đâu là nguyên do?

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Ngăn cách giữa các thế hệ" là gì? Đó là chỉ người sinh trưởng ở thời đại khác nhau, do hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau nên các phương diện như tư tưởng, thái độ và tập quán hành vi đều phát sinh bất đồng hoặc xung đột.

Trong văn hóa truyền thống, không có "ngăn cách thế hệ"

Nhìn lại lịch sử, chưa bao giờ gặp cụm từ "ngăn cách giữa các thế hệ". Trong văn hóa truyền thống có giảng "Thiên - Nhân hợp nhất", "Thiên - Địa - Nhân" hợp thành nhất thể. Con người tuân theo Thiên mệnh, hòa hợp thiên nhiên thì mưa thuận gió hòa. Con người trái với Thiên mệnh, đấu với trời đất và thiên nhiên thì thiên tai, tai họa liên miên. Hoàng đế đăng cơ thì trước tiên phải lễ tế Trời, phụng Thiên hành Đạo, trị sửa quốc gia bởi nhân đức, muôn dân ủng hộ, quốc thịnh dân cường, mùa màng bội thu. Thời xưa hoàn toàn không có "ngăn cách giữa các thế hệ".

Người đi học tôn sư trọng Đạo, bách tính hiếu kính tôn trọng người bề trên, sống với nhau hòa thuận, vui vẻ. "Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con", đó là lời giáo huấn xưa, không có người nào dám trái lại. Người có tuổi răn dạy người trẻ, con em quỳ dưới đất lắng nghe.

Thời lứa tuổi chúng tôi còn nhỏ, thường nghe các cụ dạy: "Muốn làm việc thì trước tiên phải biết làm người, chưa làm được người tốt thì chớ làm việc". Các cụ dạy lớp cháu con đạo lý làm người, thế hệ trước dạy bảo dẫn dắt thế hệ sau, cứ như thế lưu truyền qua các thế hệ. Người không hiếu thuận với cha mẹ thì con cái lớn lên nó cũng sẽ phản ứng lại cha mẹ. Những đạo lý này được nghe cách đây mấy chục năm vẫn nhớ như in, thọ ích cả đời, hoàn toàn không có "ngăn cách giữa các thế hệ".

Trong văn hóa truyền thống, không có "ngăn cách thế hệ"
Các cụ dạy lớp cháu con đạo lý làm người, thế hệ trước dạy bảo dẫn dắt thế hệ sau, cứ như thế lưu truyền qua các thế hệ. (Ảnh: Shutterstock)

Vì đâu thời hiện đại ngày nay lại xuất hiện?

Vậy tại sao ngày nay lại xuất hiện "ngăn cách giữa các thế hệ", thế hệ trẻ coi thế hệ trước là "cổ hủ lạc hậu", còn thế hệ già coi thế hệ trẻ là "nhố nhăng phóng túng". Chuyện tranh cãi bất hòa giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà với các cháu vẫn thường xuyên xảy ra, khi bực tức không ai chịu nghe ai, thậm chí còn động chân động tay, người trẻ đánh người già, cha mẹ đánh con, ông bà đánh cháu...

Thực ra "ngăn cách giữa các thế hệ" chính là sự đứt đoạn mạch văn hóa truyền thừa từ thế hệ này qua thế hệ khác. Mạch văn hóa truyền thừa suốt hàng nghìn năm qua, thì đến nửa cuối thế kỷ 20 đã hoàn toàn bị đứt mạch. Mà mạch văn hóa truyền đời này sang đời kia hàng trăm hàng nghìn năm nay, chính là truyền thừa nếp sống đạo đức, tiêu chuẩn làm người, "Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín", "nhân chi sơ tính bản thiện", "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", "thiện có thiện báo, ác có ác báo", "đời cha ăn mặn đời con khát nước", "cha mẹ hiền lành để đức cho con", "trên đầu ba thước có Thần linh"... Người xưa đều có tín ngưỡng, kính Trời tín Thần lễ Phật, thế nên họ rất thận trọng lời nói và việc làm, sao cho không trái với lẽ Trời, không trái với lời Phật dạy, không trái với Đạo của Thánh nhân.

Từ khi tuyên truyền Thuyết duy vật và Thuyết tiến hóa, thứ mà hiện nay đã bộc lộ rõ nhiều sơ hở và vô lý, đã khiến con người mất đi tín ngưỡng, phỉ báng Thần Phật, nhục mạ Thánh nhân. Thế nên người cận và hiện đại càng học nhiều thì càng xấu, càng coi thường, coi kinh lời dạy của ông bà tổ tiên. Đến như Thần Phật, người hiện đại còn phỉ báng nữa là người xưa.

Thực tế cái gọi là "ngăn cách giữa các thế hệ" chính là sự suy thoái đạo đức của các thế hệ sau. Thế hệ già còn giữ được một chút đạo đức lưu lại của ông bà tổ tiên, càng các thế hệ sau thì càng mất dần, và đến thời hiện nay thì hầu như đã mất hết sạch. Để che đậy sự 'vô đạo đức' của mình, người hiện đại dùng cụm từ "ngăn cách giữa các thế hệ", không thừa nhận mình suy thoái đạo đức vì đã bị đứt khỏi mạch văn hóa truyền thống và sự kính ngưỡng Thần Phật.

ngăn cách giữa các thế hệ 2
Thực tế cái gọi là "ngăn cách giữa các thế hệ" chính là sự suy thoái đạo đức của các thế hệ sau. (Ảnh: Pixabay)

Người hiện đại cổ vũ tranh giành đấu đá, họ coi xã hội là cuộc tranh đấu như những con vật tranh giành nhau, cá lớn nuốt cá bé, bất chấp thủ đoạn, chỉ với mục đích thu được lợi ích vật chất, quyền lực, danh tiếng nhiều hơn để thỏa mãn dục vọng vô đáy của mình.

Người hiện đại vắt kiệt tài nguyên, đào đất phá núi phá rừng để khai thác tài nguyên, khoáng sản, vơ vét nguồn tài nguyên biển cả, chọc sâu xuống lòng đất hút dầu, khí đốt, hễ nơi nào có thể kiếm được tiền bạc thì họ sẵn sàng không từ cả mạng sống của mình và các thế hệ con cháu sau này.

Hãy nhìn xem trời đất ngày nay, không khí ô nhiễm, khói bụi mịt mù, sông ngòi ô nhiễm, nước đen xì hôi thối, có những con sông đứt dòng, lòng sông thành bãi trồng rau. Những rặng núi đá bị cắt cụt, bị khai thác nham nhở, những cánh rừng nguyên sinh tươi tốt biến thành rừng keo, cam, bưởi, thành biệt thự vườn rừng của các 'đại gia'.

Thế nên dưới xuôi thì mùa khô sông chìa đáy, miền núi hễ mưa lớn là lũ quét, sạt lở đất. Thủy điện xả lũ gây ngập lụt. Những tai nạn 'thiên nhiên' này đã cướp đi sinh mạng của biết bao con người.

Chỉ vì lợi nhuận mà người buôn bán, kẻ sản xuất tiêu thụ hàng giả, thực phẩm độc hại. Các thực phẩm, sản phẩm giả, độc hại như tẩy hóa chất, phun thuốc bảo quản, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích lan tràn khắp ngõ ngách, đến nỗi các cơ quan chức năng không thể sử lý nổi, đành bó tay và khuyên người dân "hãy là người tiêu dùng thông thái". Đến như các cơ quan ban ngành với chức năng, quyền hạn, và đủ tài lực nhân lực với kỹ năng chuyên môn còn bó tay thì người dân sao mà 'thông thái' phân biệt, phòng tránh hàng giả, sản phẩm độc hại được? Kết quả, các bệnh viện chật cứng người, bệnh nhân ung thư khắp mọi nơi, thậm chí ngay cả những em bé mới vài tuổi cũng mắc căn bệnh hiểm nghèo này.

Môi trường ô nhiễm, thực phẩm độc hại, cuộc sống căng thẳng, cha con bất hòa, anh em tương tàn, thuần phong mỹ tục biến mất, thay vào đó là lối sống hưởng thụ, chỉ biết có ngày nay, lao vào những cơn say của rượu bia, ma túy, thuốc lắc, và dâm loạn, bồ bịch, tình một đêm... mà vẫn cho là "mình còn tốt chán". Quả là trắng đen lẫn lộn, không còn biết phân biệt thế nào là tốt - xấu, thiện - ác nữa.

Vì đâu thời hiện đại ngày nay lại xuất hiện?
Cây có tốt tươi đâm chồi trổ hoa là nhờ có mạch sống nối với gốc rễ, được gốc rễ cung cấp dinh dưỡng và nước. (Ảnh: Pixabay)

Một cành hoa cắt lìa khỏi cây, cắm vào bình đẹp, để trong phòng khách lộng lẫy, mọi người ngắm nhìn tán thưởng. Thế là cành hoa thấy mình vinh hạnh lắm, cao quý lắm, hơn hẳn tất cả cây hoa trong vườn. Nhưng chỉ sau một vài tuần, cành hoa tàn rụng héo, người ta vứt ra thùng rác, còn những 'cành hoa xấu' trong vườn kia vẫn rung rinh vui với gió xuân.

Cây có tốt tươi đâm chồi trổ hoa là nhờ có mạch sống nối với gốc rễ, được gốc rễ cung cấp dinh dưỡng và nước. Con người cũng vậy, muốn tồn tại lâu dài, tươi tốt phồn vinh thì phải giữ được mạch sống với nền văn hóa và đạo đức của tổ tiên. Chối bỏ văn hóa của ông bà tổ tiên, rước thứ văn hóa rác rưởi "giả dối, độc ác, tranh đấu" từ đống rác rưởi của phương Tây về, lại hợm hĩnh cho là 'văn minh', 'hiện đại', 'tiên tiến', thì dẫu xây mồ to mả đẹp, cúng bái lễ to lễ nhỏ, mời thầy Tầu thầy ta cúng tế, xem ngày lành tháng tốt, chọn phong thủy phúc địa... thì phỏng có ích chi, cũng chỉ giống cành hoa ngắt khỏi thân cây cắm trong bình vàng, để trong nhà vàng mà thôi.

Hiện nay, nhiều người cũng đã ý thức được sự nguy hại của "ngăn cách giữa các thế hệ", nó xói mòn hạnh phúc gia đình, là khởi nguồn của tranh cãi, lục đục, thậm chí từ mặt nhau giữa những người thân trong gia đình. Cũng có người khuyên "cha mẹ cần thông cảm với con cái", "con cháu cần thông cảm với người già"... Thực tế những lời khuyên này không có tính khả thi, khi cái gốc là các thế hệ đã mất đi quan niệm về thế giới quan và nhân sinh quan cũng như các giá trị đạo đức truyền thống.

Thế nên, để giải quyết vấn đề này, cũng như mọi vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay, thì cách duy nhất là khôi phục truyền thống văn hoá đạo đức tốt đẹp của dân tộc, vứt bỏ quan niệm tôn sùng vật chất, từ đó tìm kiếm chân ngã trong nội tâm của chính mình, tìm lại ý nghĩa đích thực của sinh mệnh.

 

Hoàng Mai



BÀI CHỌN LỌC

'Ngăn cách giữa các thế hệ' thời hiện đại, đâu là nguyên do?