Muốn ‘hủy’ một đứa trẻ, chỉ cần thường xuyên nói 2 câu này là đủ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhà văn học nổi tiếng người Đức Heinrich Heine từng nói: Sức mạnh của lời nói lớn đến mức có thể đánh thức người chết ra khỏi nấm mồ, chôn vùi người sống, biến người lùn thành người khổng lồ và hạ gục hoàn toàn một gã khổng lồ.

Cha mẹ phải hiểu rằng giáo dục con cái không phải là đòn roi, trẻ cần được người lớn động viên và khen ngợi để có thể bảo vệ trái tim bé bỏng của mình.

Một số người nói: Cha mẹ tốt luôn có ‘dây kéo’ trên miệng và luôn biết kiểm soát cảm xúc bản thân khi nói chuyện với con trẻ. Một lời cha mẹ vô tình thốt ra có thể sẽ được khắc sâu trong trái tim của trẻ và tác động lớn đến trẻ.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường xuyên nghe thấy nhiều lời nói khó nghe của cha mẹ, làm hủy hoại tâm hồn trẻ thơ:

“Con thật ngốc, cái này cũng không biết à.”

“Suốt ngày chỉ biết xem tivi!”

“Ngoài ăn ra, con còn biết gì chứ?”

Khi cha mẹ nói ra những lời này, họ không xem xét cảm xúc của con cái mình, cũng không biết những lời này sẽ gây tác hại đến mức nào.

Daniel nói: “Có một loại bạo lực sẽ không để lại vết sẹo cho bạn, nhưng nó có thể phủ lên một cái bóng không bao giờ mất trong trái tim, thậm chí hủy hoại cuộc đời của một người. Đó là bạo lực bằng lời nói. Loại bạo lực này nghiêm trọng và đáng sợ hơn những vết sẹo bên ngoài. "

1. “Tại sao điều gì con cũng không biết?”

Câu nói này gây tổn thương cho sự tự tin của trẻ, khiến trẻ trở nên nhút nhát và yếu đuối.

Nhà văn học nổi tiếng người Đức Heinrich Heine từng nói: Sức mạnh của lời nói lớn đến mức nó có thể đánh thức người chết ra khỏi nấm mồ, chôn vùi người sống, biến người lùn thành người khổng lồ và hạ gục hoàn toàn một gã khổng lồ.

Vậy nên, cha mẹ không nên công kích trẻ rằng “con chẳng biết gì”, câu nói này sẽ chôn chặt trong lòng đứa trẻ như một khối u ác tính, thử hỏi đến bao giờ mới có thể bỏ nó đi đây?

Mỗi đứa trẻ đều có mô hình phát triển của riêng mình. (Ảnh: pexels)
Mỗi đứa trẻ đều có mô hình phát triển của riêng mình. (Ảnh: pexels)

2. “Nhìn người khác xem, cái gì cũng tốt hơn con!”

So sánh con cái một cách mù quáng tương đương với việc cho con một chén thuốc độc.

Nhà tâm lý học Susan Foward đã đề cập trong cuốn sách “Cha mẹ bị đầu độc” (Toxic parents):

“Không đứa trẻ nào muốn thừa nhận rằng mình tệ hơn những đứa trẻ khác, chúng mong được người lớn khẳng định và sự hiểu biết về bản thân chúng thường đến từ sự đánh giá của người lớn.”

“Những người thường xuyên bị bố mẹ đánh thường cảm thấy tự ti, dễ rơi vào tình trạng thiếu tự tin và chối bỏ bản thân, trường hợp nặng hơn còn có thể mắc bệnh tâm thần và dẫn đến nhiều hành vi cực đoan.”

Không đứa trẻ nào muốn thừa nhận rằng mình tệ hơn những đứa trẻ khác. (Ảnh: pexels)
Không đứa trẻ nào muốn thừa nhận rằng mình tệ hơn những đứa trẻ khác. (Ảnh: pexels)

Tuy nhiên, chúng ta vẫn nghe thấy rất nhiều lời nói so sánh trong cuộc sống:

“Bạn khác có thể kiểm tra 10 điểm, tại sao con chỉ có thể kiểm tra 9 điểm?”

“Tại sao con luôn thua kém người khác?”

“Mục đích của giáo dục không phải để cạnh tranh hay giành chức vô địch, không phải để trở thành ‘quan chức cấp cao’, mà để trở thành một ‘con người’ - hãy để mọi đứa trẻ có hoàn cảnh xuất thân khác nhau, tài năng khác nhau và tính cách khác nhau được phát triển bình thường và trải nghiệm cuộc sống tốt nhất có thể.”

Mỗi đứa trẻ đều có mô hình phát triển của riêng mình, điều chúng ta cần làm là đồng hành bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn. Vậy, ngay bây giờ, chúng ta hãy thay đổi cách nói để giúp trẻ ngày càng tự tin hơn. Cha mẹ cũng cần hiểu rằng giáo dục con cái không phải là đòn roi, mà trẻ cần được người lớn động viên, khen ngợi để có thể bảo vệ trái tim bé bỏng của mình.

Cao Nguyên

Theo Aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Muốn ‘hủy’ một đứa trẻ, chỉ cần thường xuyên nói 2 câu này là đủ