Mụn nhọt trên người sinh ra từ tội nghiệp ân oán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ xưa đến nay con người đều tuân theo những đạo lý truyền thống tốt đẹp mà ước thúc chính mình, nhân sinh vì thế mà mỹ mãn tốt đẹp. Tuy nhiên cũng không ít người làm vô số việc xấu ác mà tự hại mình hại người...

Viên Áng và Tiều Thố bất hoà, ân oán ác duyên hình thành

Thời Tây Hán, Viên Áng và Tiều Thố đều là hai vị đại thần dưới một triều vua. Tiều Thố được Hán Cảnh Đế trọng dụng vì là người có chính kiến, tài hoa và cương trực. Viên Áng được trọng dụng vì là người gan dạ, có hiểu biết, ông nổi tiếng là người thẳng thắn, cũng nhờ tính thẳng thắn bộc trực này mà ông được Hán Văn Đế đặc biệt yêu quý. Viên Áng từng làm qua hai đời vua là vua Văn Đế và vua Cảnh Đế. Cũng vì tính tình ngay thẳng nên ông đã có không ít kẻ thù.

Viên Áng và Tiều Thố tính tình không hợp nhau, khi Tiều Thố vào triều thì Viên Áng sẽ lập tức rời đi. Khi Viên Áng ngồi xuống, Tiều Thố sẽ lập tức đứng dậy. Hai vị đại thần này xưa nay chưa từng ngồi lại với nhau để nói chuyện.

Khi Hán Cảnh Đế mới lên ngôi, Tiều Thố đảm nhận chức vụ Ngự sử Đại phu, ông điều tra ra được chuyện Viên Áng nhận quà biếu của Ngô Vương Lưu Tỵ, luận tội là bị trừng phạt, vì thế Cảnh Đế đã hạ lệnh giáng Viên Áng xuống làm thường dân.

Sau đó, Tiều Thố tấu Tước phiên(*). Hán Cảnh Đế chấp nhận ý kiến của ông từ đó dẫn đến bảy nước loạn lạc. Hán Cảnh Đế cũng vì vậy mà bị lung lay triều chính. Đúng lúc đó, Viên Áng bẩm tấu rằng do một mình Tiều Thố mà làm hỏng cả quân đội của nước Ngô. Kết quả Tiều Thố bị đày ra Trường An Đông Thị.

nhân quả báo ứng
Tiều Thố bị đày ra Trường An Đông Thị. (Ảnh: Epoch times)

Ân oán giữa Viên Áng và Tiều Thố chưa có hồi kết. Trong các ghi chép khác, Tiều Thố sau khi chết mấy trăm năm liền quay lại tìm Viên Áng, câu chuyện này vẫn còn được lưu truyền lại đến tận ngày nay.

Tôn giả tặng nước phép, hóa giải mối thù ngàn năm

Từ Bi Thủy Sám Pháp có ghi chép lại rằng, tăng nhân Ngộ Đạt vì đức hạnh cao thâm nên được Đường Ý Tông nhất mực yêu quý, phong cho ông làm Quốc sư. Một hôm, trên đầu gối Quốc sư bỗng mọc một cái nhọt hình mặt người kì quái, trên mặt có đầy đủ mắt mũi mồm miệng. Cái nhọt ngày một to lên đầy mủ. Quốc sư Ngộ Đạt đau quá phải mời Thái y đến khám, nhưng họ cũng bó tay không cách nào trị khỏi.

Một ngày nọ, Ngộ Đạt bỗng nhớ ra chuyện trước đây ông từng chăm sóc một vị tăng nhân Ấn Độ (tôn giả Arhat), trước khi đi vị tôn giả này đã dặn Ngộ Đạt rằng sau này nếu gặp hoạn nạn hãy đến núi Cửu Long ở Bành Châu tỉnh Tứ Xuyên tìm ông. Vậy nên Ngộ Đạt khăn gói lên đường, trên quãng đường đi ông đã hiểu ra kiếp trước mình chính là nhân vật Viên Áng ở Tây Hán, và cái nhọt hình mặt người kia chính là Tiều Thố.

nhân quả
Trên quãng đường đi ông đã hiểu ra cái nhọt hình mặt người kia chính là Tiều Thố. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Sự thù hận của hai người kéo dài từ thời Tây Hán, sau khi Tiều Thố bị giết chết, các kiếp sau của ông đều muốn tìm Viên Áng báo thù. Sau 10 kiếp khi Viên Áng luân hồi chuyển sinh thành một cao tăng tuân thủ các giới nghiêm rất chặt chẽ. Tiều Thố phải khổ sở đợi 10 kiếp, cho đến khi Ngộ Đạt bị Hoàng Đế thất sủng, nảy sinh tính tham lam, đức hạnh bị ô uế, khi đó mới tìm đến để báo thù. Thật may, tôn giả Arhat từ bi đã ban cho Ngộ Đạt ba giọt nước Pháp, để làm sạch cái nhọt (Tiều Thố) từ đó gột sạch tội nghiệp đã tích từ các kiếp trước, siêu độ giải thoát, giải được triệt để oán hận của hai người, kết thúc một mối hận ngàn năm.

Những khổ sở con người phải trải qua thực chất là để trả nghiệp

Thật trùng hợp, có một đạo sĩ tại Thần Nhạc Quán ở Kim Lĩnh năm 17 tuổi từng cãi nhau với một người hầu già, nhỡ tay đánh chết ông ta, sau đó còn đốt nhà để phi tang, vì thế không ai biết tội ác mà đạo sĩ này đã từng gây ra.

Tuy nhiên trong 10 năm trở lại, trên chân của người đạo sĩ này bị nổi một cái nhọt, đầu nhọt có hình giống như miệng người, bên trong còn có lưỡi, có thể nói được, cái nhọt nói rằng: “Ta chính là người hầu mà ngươi đã từng giết chết”.

Cái nhọt đòi người đạo sĩ cho ăn. Người đạo sĩ bôi cao mỡ vào nó, nó cũng nuốt ăn luôn được. Khi nó mở to miệng, nó làm cho vị đạo sĩ vô cùng đau đớn, đau như muốn chết luôn. Mỗi khi cho ăn thì nó ngậm miệng lại, thì sẽ không đau nữa, nhưng vẫn bị chảy mủ không cầm được. Mỗi ngày phát tác từ một đến hai lần, vô cùng đau đớn. Khi đổ rượu vào thì cái nhọt sẽ ửng đỏ hết cả tháng

Cứ như thế một năm sau nghiệp của người đạo sĩ này đã sắp được tiêu hết, một ngày nọ cái nhọt nói: “Ta phải đến một nơi khác đây, ta và ngươi đã trả hết nợ cho nhau. Ngày mai ngươi xuống núi, nếu gặp được người tiều phu thì xin anh ta chữa cho”.

Ta phải đến một nơi khác đây, ta và ngươi đã trả hết nợ cho nhau. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Đạo sĩ nhớ lời của nó, xuống núi quả nhiên gặp được một người tiều phu, ông cầu xin anh ta chữa cho cái nhọt. Người tiều phu nói: “Súc sinh, ngươi còn dám xin ta sao? Nửa đêm ta sẽ chữa cho ngươi”. Lời vừa dứt thì người tiều phu lập tức biến mất.

Đêm hôm đó, đạo sĩ mơ thấy một vị Thần mặc áo giáp sắt đến bên giường anh ta và nói: “Có thuốc để trên bàn trà, đun lên rồi uống. Dùng tay trái lấy bã thuốc đi ra ngoài cửa tây, gặp người phụ nữ đang tát nước thì nhanh chóng vứt thuốc ra đường, rồi đi về”.

Ngày hôm sau, khi vừa tỉnh dậy, người đạo sĩ nhìn thấy trên bàn quả nhiên có để vật gì đó, bện vào nhau như một nắm tóc nhưng không thấy đầu sợi đâu. Ông ta làm theo đúng như gì trong giấc mơ, đi đến nhà thứ 20 ngoài cổng tây, quả nhiên gặp một người phụ nữ, đạo sĩ liền vội vứt bã thuốc và đi về nhà. Không lâu sau cái nhọt tự khỏi.

Hai câu chuyện trên dù có thực sự tồn tại hay không cũng chỉ là để nói với thế nhân rằng: “Điều ác chớ động, hại người hại thân, luân hồi chuyển thế, biết bao giờ dừng?

Dân gian thường có câu “thiện ác hữu báo" ý nói rằng con người làm bất kể việc gì đều sẽ có báo ứng. Phật gia thường giảng hành thiện tích đức đời sau nhận phúc báo, cuộc sống no đủ sung túc, còn người chuyên làm việc xấu ắt sẽ bị ông Trời trừng phạt.

Kỳ thực tất cả đều là để kết thúc những thiện, ác duyên mà con người đã tạo.

Trúc Lâm

Theo: Epochtimes

Chú thích: (*) (Tước phiên là chỉ việc quân chủ vì để củng cố quyền lợi mà thu hồi lại một bộ phận hoặc toàn bộ quyền lực của các chính quyền địa phương rời rạc như hoàng tử, thân vương, quận vương, chư hầu, lãnh chúa và từ đó bắt đầu thực hiện các chính sách cai trị. Do mâu thuẫn về lợi ích nên hành động tước phiên này thường gây ra bất ổn chính trị, thậm chí có thể dùng đến cả quân sự để đối kháng)



BÀI CHỌN LỌC

Mụn nhọt trên người sinh ra từ tội nghiệp ân oán