Mùa gặt chết chóc của ĐCSTQ sau 100 năm gieo trồng tội ác (Phần 2 - Kỳ 2): Mưu toan thay thế Thần Phật của ĐCSTQ và hậu quả của nó

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhưng khác với các Chính giáo tin vào Thần và có lòng từ bi cứu độ chúng sinh, tà giáo ĐCSTQ dùng các phương thức “Ác” để tiêu diệt con người, cả về thể xác lẫn tinh thần. Chính giáo dạy người ta sự trung thực, nói thật, sống thật… thì tà giáo ĐCSTQ lừa dối để đạt được mục đích, chính là “Giả”. Chính giáo dạy con người lòng khoan dung nhẫn nại thì tà giáo ĐCSTQ tuyên truyền tranh đấu đến sống chết, chính là “Đấu”…

Xem lại Phần 1, Phần 2 - Kỳ 1

Bài học từ một kẻ chống Trời trong văn hóa truyền thống Trung Hoa

Tây Du Ký - một trong tứ đại kỳ thư của văn học cổ điển Trung Hoa là tác phẩm mang nội hàm sâu sắc về tín ngưỡng Thần Phật. Truyện kể về con khỉ Tôn Ngộ Không, vốn sinh ra trong một quả trứng đá, do hấp thụ khí tinh hoa của Trời Đất mà thành, có thể nói, y có nguồn gốc từ cha Trời, mẹ Đất. Một sinh mệnh như thế lẽ ra phải tôn kính Trời Đất. Nhưng không, sau khi luyện thành bản lĩnh thần thông, y cậy tài muốn trở thành “Tề Thiên Đại Thánh” tức là muốn đứng ngang hàng với Ngọc Hoàng Đại Đế. Và để làm vậy, y quyết đấu với Trời Đất, phá phách từ mặt đất cho đến thiên đình. Y bị bắt rồi lại tự thoát ra, làm náo loạn thiên cung, đánh đến tận điện Linh Tiêu là nơi Ngọc Hoàng Thượng Đế ngự triều. Không ai trị nổi y đến nỗi, Ngọc Hoàng Thượng Đế phải cho đi mời Phật tổ Như Lai đến để hàng phục. Lúc đó, y còn dám khoác lác tuyên bố rằng: Ngọc Hoàng Thượng Đế phải nhường ngôi cho y vì làm vua cũng phải luân chuyển. Phật tổ Như Lai giải thích: Đức Ngọc Đế đã phải tu luyện đến muôn triệu năm mới tích đủ đức mà ngồi vào vị trí ấy, còn y chỉ là con khỉ quái cậy tài, xưa nay chưa từng tích được ân đức, sao dám cuồng ngôn lộng hành. Và để khoe khoang bản sự, Tôn Ngộ Không đánh cược sẽ dùng phép cân đẩu vân bay được một vạn tám nghìn dặm để bay ra khỏi bàn tay của Như Lai. Nhưng y không làm được và bị Như Lai làm phép khiến núi Ngũ Hành đè chặt, giam y dưới núi trong năm trăm năm chờ đến lúc lập công chuộc tội.

Xem vậy có thể thấu tỏ hai điều trong văn hóa truyền thống Trung Hoa xưa. Thứ nhất: tôn kính Trời Đất là bổn phận, vì con người là những sinh mệnh có nguồn gốc từ Trời Đất. Người xưa hay gọi “cha Trời mẹ Đất” là vậy. Mà Trời Đất cũng là từ các vị Thần, hay Đấng Tạo Hóa. Bất kính với Trời Đất là một đại tội. Con khỉ Tôn Ngộ Không còn dám đấu với cả Trời, thậm chí mưu toan thay thế cả ông Trời, đảo lộn cả càn khôn vũ trụ theo ý mình... theo quan niệm Trung Hoa xưa, đó chính là tội ác to lớn nhất. Thứ hai: địa vị xã hội hay cuộc sống phồn vinh là phải nhờ cá nhân tu thân tích đức từ lâu qua các đời các kiếp, chứ chỉ bản lĩnh tài giỏi không thể quyết định việc người ta có thể ngồi ở ngôi cao. Chỗ mê lầm ngu xuẩn ấy, Tôn Ngộ Không đã phải trả giá bằng 500 năm bị đè dưới núi Ngũ Hành.

Như Lai làm phép khiến núi Ngũ Hành đè chặt, giam y dưới núi trong năm trăm năm
Phật Tổ Như Lai làm phép khiến núi Ngũ Hành đè chặt, giam y dưới núi trong năm trăm năm. (Ảnh chụp màn hình phim Tây Du Ký)

ĐCSTQ đấu với Trời

Vậy mà sang đến thế kỷ 20, có một tổ chức chính trị cũng muốn làm Tề Thiên Đại Thánh, thậm chí thay thế cả Trời Đất - đó là Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Mao Trạch Đông, chủ tịch Đảng, chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố: “Đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với người thật sướng vô cùng”. Chúng ta hãy lưu ý rằng, ĐCSTQ không chỉ đấu với một tôn giáo cụ thể nào giống cách những hôn quân bạo chúa như Lãng Đạt Mã đã làm trong quá khứ (xem Phần 2 - kỳ 1), mà nó phủ nhận toàn bộ những gì thuộc về tín ngưỡng Thần Phật, nó đấu với cả Trời Đất. Nền tảng của nó là văn hóa “Đấu” trong “Giả - Ác - Đấu”. Nó dựa vào tranh đấu để tồn tại và phát triển. Nó dựa vào thuyết vô Thần tuyên bố rằng chẳng có Thần Phật nào hết, không có đời trước đời sau hay quả báo nào cả… giống như những cuồng ngôn kinh khiếp trong Quốc tế ca: “Trời không có Thiên Thần, Đất chẳng có thánh nhân, cũng chẳng có Chúa cứu thế…”

Để đấu với Trời, nó hủy diệt tất cả những vật thể văn hóa, những đền chùa miếu mạo, di chỉ tôn giáo, tượng Thần, tranh ảnh, kinh sách của Nho - Phật - Lão - những “điện Linh Tiêu” của tôn giáo… nó đàn áp những đoàn thể người tu luyện theo Chính giáo, nó dùng bạo lực khiến nhân dân sợ hãi, dùng tuyên truyền chính trị dối trá khiến người dân hoang mang lạc lối. Cứ miễn là liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng, những niềm tin vào những sinh mệnh siêu việt con người - bất kể rằng những niềm tin ấy đã giúp xã hội duy trì nền tảng đạo đức tốt đẹp trong cả mấy nghìn năm nay... nó đều nhất loạt phủ nhận, dùng một ám ngữ là “mê tín dị đoan” để phủ nhận tuyệt đối khiến con người dần dần từ bỏ đức tin vào Thần.

Để đấu với Trời, nó hủy diệt tất cả những vật thể văn hóa, những đền chùa miếu mạo, di chỉ tôn giáo, tượng Thần, tranh ảnh, kinh sách của Nho - Phật - Lão - những “điện Linh Tiêu” của tôn giáo…
Để đấu với Trời, nó hủy diệt tất cả những vật thể văn hóa, những đền chùa miếu mạo, di chỉ tôn giáo, tượng Thần, tranh ảnh, kinh sách của Nho - Phật - Lão - những “điện Linh Tiêu” của tôn giáo… (Ảnh tổng hợp)

ĐCSTQ mê hoặc dân chúng

Một khi đã phá sạch những gốc rễ tinh thần của người dân Trung Hoa từ tín ngưỡng Thần Phật và văn hóa truyền thống coi trọng đạo đức, thì ĐCSTQ phải có thứ thay thế. Con người ta luôn phải có một mục tiêu trong cuộc sống. Nếu như khi xưa, mục tiêu cuộc sống của con người là giữ vững niềm tin vào Thần, vào nền tảng đạo đức xã hội, gieo nhân lành để có quả tốt, để đời sống cá nhân được hài hòa, hạnh phúc, xã hội an bình vì ai nấy đều tin rằng “trên đầu ba thước có Thần linh”, “thiện ác hữu báo”... thì sau khi những điều ấy đã bị ĐCSTQ phủ nhận, mục tiêu cuộc sống của người dân Trung Quốc là gì? Hay nói cách khác, ĐCSTQ đã có lựa chọn gì để thay thế? Chính là phải dựa vào thuyết duy vật.

Lợi dụng thuyết duy vật, ĐCSTQ đề cao vật chất, coi vật chất quyết định ý thức. Tín ngưỡng không thuộc về vật chất hữu hình, Thần Phật không ai nhìn thấy được, do vậy đó được coi là duy tâm, vô giá trị, thậm chí là chiêu bài lừa gạt của “chế độ phong kiến”. Theo quan niệm của ĐCSTQ, chỉ có lực lượng vật chất là đáng kể, chỉ có vật chất mới khiến con người trở nên hạnh phúc. Do vậy, ĐCSTQ chủ trương xây dựng xã hội cộng sản “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Và đến một ngày không xa nào đó, khi lực lượng sản xuất của Đảng Cộng Sản cực kỳ phát triển, thì của cải vật chất nó tạo ra sẽ nhiều không thể tưởng tượng được, lúc đó là lúc thành tựu xã hội cộng sản của ĐCSTQ và con người ta có thể “hưởng theo nhu cầu”. Đấy là giấc mơ xây dựng “thiên đường nhân gian” mà ĐCSTQ dụng công tô vẽ nên và hứa hẹn với người dân Trung Quốc đã cả trăm năm nay mà vẫn chưa thành hiện thực, chỉ có máu chảy đầu rơi, đạo đức văn hóa bị tàn hủy, nhân luân suy bại, môi trường kiệt quệ… mà thôi.

Năng lực của con người ta có hạn, trong khi lòng tham thì khôn cùng, biết đến bao giờ con người mới được thỏa mãn với “thiên đường tại nhân gian”? Trên thiên đường chỉ có những Thiên thần được phép ở, không có con người. Nhân gian chỉ có con người với đủ thất tình lục dục, hỉ nộ ái ố, tham sân si… Tín ngưỡng Thần Phật và văn hóa truyền thống với Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín đã hàng nghìn năm nay dạy con người ta lối sống đạo đức và đã giúp duy trì đạo đức xã hội ổn định mà cũng chẳng thể khiến xã hội con người trở thành Thiên thần hết thảy. Với đạo đức băng hoại của xã hội Trung Quốc mà một tay ĐCSTQ gây dựng nên ngày nay thì họ định xây dựng “thiên đường tại nhân gian” nào đây? Vậy mà những hoa ngôn xảo ngữ đó vẫn lừa bịp được bao nhiêu thế hệ người Trung Quốc. Đến nay, con tắc kè hoa ĐCSTQ lại núp bóng tôn giáo để tiếp tục chiêu bài xây dựng “thiên đường tại nhân gian” đó.

Đấy là giấc mơ xây dựng “thiên đường nhân gian” mà ĐCSTQ dụng công tô vẽ nên và hứa hẹn với người dân Trung Quốc đã cả trăm năm nay mà vẫn chưa thành hiện thực
Đấy là giấc mơ xây dựng “thiên đường nhân gian” mà ĐCSTQ dụng công tô vẽ nên và hứa hẹn với người dân Trung Quốc đã cả trăm năm nay mà vẫn chưa thành hiện thực. (Ảnh tổng hợp)

ĐCSTQ lật đổ tín ngưỡng Thần Phật bằng chiêu bài núp bóng tôn giáo

Tắc kè hoa là một con vật có thể thay đổi màu sắc của mình để ngụy trang, ĐCSTQ cũng thế. Nó có thể tùy tiện thay đổi 180 độ những nguyên lý mang tính áp đặt cho xã hội bất chấp việc vi phạm sự nhất quán trong tôn chỉ mục đích của nó, miễn sao giữ vững quyền lực thống trị là được, còn đúng sai thiện ác bất cần. Những thập niên đầu sau khi cầm quyền, ĐCSTQ khủng bố tôn giáo, tín ngưỡng bằng bạo lực và dối trá, nhưng ngày nay nó làm ra vẻ ủng hộ tôn giáo phát triển. Nhưng bản chất của sự việc vẫn vậy. Thay vì phá hoại tôn giáo, tín ngưỡng từ bên ngoài, nó thao túng một thứ tôn giáo đã bị thay đổi từ bản chất, chỉ còn lại cái vỏ hào nhoáng để dễ bề lừa gạt người dân.

Phật giáo coi “Phật, Pháp, Tăng” là Tam bảo, trong đó “Pháp” chính là Kinh Phật. ĐCSTQ ngoài việc phủ định sự tồn tại của Phật, trấn áp bức hại cao tăng đại đức ra, thì việc phá hoại kinh điển Phật giáo còn kín kẽ và âm hiểm hơn nhiều.

Trong “Đại Bát Niết Bàn Kinh”, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dự đoán được tình huống trong tương lai, tức là có ma vương chuyển sinh thành tăng ni và nam nữ cư sĩ nhằm phá hoại Phật Pháp từ trong nội bộ.

Những năm 20, 30 của thế kỷ trước, hòa thượng Thái Hư đưa ra cách nói “Phật giáo nhân gian”, cho rằng tam thừa cộng Pháp (Thiên thừa, Thanh Vấn, Viên Giác) nếu không thuộc về “Thần quyền mê tín” thì cũng thuộc về “tiêu cực lánh đời”. “Phật giáo nhân gian” lại tiến thêm một bước nữa khi chủ trương “cuộc sống hóa tu hành hiện đại” và “trường học hóa tu hành hiện đại”, “sự nghiệp Phật giáo hiện đại hóa nên bao gồm nhà xưởng, nông trường, bảo hiểm, ngân hàng, công ty, cái gọi là nông công thương v.v.” Cách làm thế tục hóa, dung tục hóa Phật giáo bằng mượn cái mũ “Phật giáo nhân gian” trực tiếp đi ngược lại nguyên nghĩa của Phật Đà, hoàn toàn không phù hợp với cách tu hành của Phật giáo mấy nghìn năm nay luôn phát nguyện xa rời thế tục, theo đuổi sự thăng hoa về tâm hồn và siêu thoát.

ĐCSTQ cho rằng rất nhiều cách nói hư hư thực thực “Phật giáo nhân gian” chính là thứ có thể tăng cường lợi dụng, chỉ cần tín đồ chuyển ánh mắt chăm chú vào “Thiên quốc” sang quan tâm tới “nhân gian”, thì ĐCSTQ có thể dễ dàng thêu dệt rất nhiều lời hoang đường, thao túng tư tưởng của giáo đồ.

Vào những năm 50, ĐCSTQ thành lập một Hiệp hội Phật giáo chịu sự thao túng của nó, để cho người ủy quyền của nó chiếm vị trí quan trọng, trở thành tổ chức chính trị giống với cái mà hiện nay được gọi là tám “Đảng phái dân chủ” phụ thuộc vào ĐCSTQ. Trong thể hệ tổ chức của Đảng, những hiệp hội này được quy về dưới quyền kiểm soát của Ban Chiến Tuyến Trung ương, mục đích của nó không phải là nhằm phồn vinh tôn giáo, mà là khống chế tôn giáo.

Vào những năm 50, ĐCSTQ thành lập một Hiệp hội Phật giáo chịu sự thao túng của nó, để cho người ủy quyền của nó chiếm vị trí quan trọng
Vào những năm 50, ĐCSTQ thành lập một Hiệp hội Phật giáo chịu sự thao túng của nó, để cho người ủy quyền của nó chiếm vị trí quan trọng. (Ảnh qua big5.xuefo.net)

Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc ngay trong thiên mở đầu của nó đã nhiệt liệt ca tụng ĐCSTQ đàn áp phản cách mạng và “Cảm ơn tất cả những nhà lãnh đạo này – Chủ tịch Mao, lãnh tụ vĩ đại của chúng ta và Chính phủ nhân dân trung ương”, ngôn ngữ nịnh bợ, không hề thua kém bất kỳ một tổ chức thế tục nào.

Phật Thích Ca Mâu Ni là Thái tử Tất Đạt Đa của vua Tịnh Phạn nước Ca Tỳ La Vệ tại Ấn Độ. Sau khi xuất gia lại có vua Bình Sa muốn nhường lại vương vị, Thái tử Tất Đạt Đa đều không tiếp nhận mà vào trong rừng núi khổ tu. Có thể thấy ý nghĩa chân chính của Phật giáo không nằm ở sự phồn hoa của thế gian và chính trị của thế tục. Còn trong tôn chỉ được xác lập trong điều lệ thành lập của Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc dưới sự thao túng của ĐCSTQ lại yêu cầu đệ tử Phật giáo tham gia cái gọi là “Kiến thiết văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa.”

Tình hình Đạo giáo cũng gần giống với Phật giáo. Trong điều lệ Hiệp hội Đạo giáo Trung Quốc được thông qua năm 2005 quy định rõ ràng rằng phải “Tăng cường…… học tập chính sách thời sự, nâng cao giác ngộ chủ nghĩa yêu nước của môn đồ Đạo giáo và tính giác ngộ tương thích với xã hội Chủ nghĩa xã hội ….. xúc tiến sự tương thích giữa Đạo giáo và xã hội Chủ nghĩa xã hội, nhằm cống hiến sức lực cho việc kiến thiết một xã hội hài hòa.” Nói một cách đơn giản, Hiệp hội Đạo giáo chính là muốn “Đạo Đức Kinh” của Đức Lão Tử phải thích ứng với chính sách của ĐCSTQ, muốn cải biến nội hàm của tín ngưỡng một cách trắng trợn.

Hiệp hội Phật giáo, Hiệp hội Đạo giáo phụ thuộc ĐCSTQ về mặt chính trị, ắt sẽ giải thích giáo lý theo cách nhìn của ĐCSTQ. Tôn giáo cho rằng thế giới là khổ nạn. Khổ nạn này tự nhiên là so với sự mỹ hảo của thế giới thiên quốc, nếu không thì không cách nào giải thích được vì sao Thích Ca Mâu Ni vứt bỏ ngôi vua đi tu hành. Nhưng người đại diện tôn giáo của ĐCSTQ lại nói dối rằng dưới sự thống trị của ĐCSTQ “không thể lại……. nói là đen tối, đau khổ nữa.” Mà tiến xa hơn một bước nữa là nhằm để các tín đồ hòa nhập vào thế tục thêm bước nữa, các hiệp hội đều phê phán cái gọi là “quan niệm tôn giáo tiêu cực chán ghét cuộc đời, chạy trốn hiện thực”, khiến giáo đồ tin vào việc xây dựng thiên đường giữa nhân gian. Cách nói này hoàn toàn khác với diệu pháp tứ đế “Khổ, Tập, Diệt, Đạo” mà Phật Đà nói.

Những người đại diện trong các hiệp hội tôn giáo này dùng những tài nguyên được tích cóp trong tôn giáo của mình để tiến hành phê phán từ trong nội bộ, ví dụ như chủ trương phá bỏ giới luật trong Phật giáo và nói rằng những điều lệ kinh điển này đã hại chết rất nhiều nam thanh nữ tú. Cách phê phán từ trong nội bộ này còn có sức phá hoại hơn nhiều so với sự phá hoại của ĐCSTQ từ bên ngoài.

Những người đại diện trong các hiệp hội tôn giáo này chủ trương phá bỏ giới luật trong Phật giáo và nói rằng những điều lệ kinh điển này đã hại chết rất nhiều nam thanh nữ tú.
Những người đại diện trong các hiệp hội tôn giáo này chủ trương phá bỏ giới luật trong Phật giáo và nói rằng những điều lệ kinh điển này đã hại chết rất nhiều nam thanh nữ tú. (Ảnh: WANG ZHAO/AFP via Getty Images)

ĐCSTQ còn lừa gạt sâu thêm một bước khi ngụy tạo về tự do tôn giáo. Cái mà ĐCSTQ gọi là “Tự do tôn giáo” là một loại ngụy tự do, nó có một tiền đề là phải nghe theo sự lãnh đạo của ĐCSTQ. Nói một cách đơn giản, một người thắp hương, dập đầu, sám hối, cầu nguyện... làm gì cũng được, nhưng khi tín ngưỡng của họ xung đột với ĐCSTQ thì nó phải phục tùng ĐCSTQ.

Biểu hiện của ngụy tự do tôn giáo là thế tục hóa tôn giáo, cơ quan hóa đoàn thể tôn giáo, thương nghiệp hóa các trường sở tôn giáo, chính trị hóa hoặc cán bộ hóa những người đứng đầu trong các tôn giáo.

Một biểu tượng khác của ngụy tự do tôn giáo chính là xây dựng một lượng lớn chùa chiền, tổ chức những cuộc đại hội tôn giáo, sửa tượng Phật giáo, in kinh sách, gây cho con người giả tượng về việc ĐCSTQ tích cực hỗ trợ tôn giáo…

Tại Trung Quốc, Cục Tôn giáo là một ban ngành mà chính phủ dùng để khống chế tôn giáo. Rất nhiều phương trượng trong đền chùa, những trụ trì trong Đạo quán đồng thời cũng là cán bộ của ĐCSTQ, họ có cấp bậc hành chính, lĩnh lương, tham gia hội nghị chính trị và hợp tác hiệp thương, thậm chí còn được cấp xe cộ, máy tính, mỗi tuần đều tham gia học chính trị. Điều duy nhất khác với cán bộ ĐCSTQ chính là những người này mặc áo cà sa hoặc áo đạo sĩ mà thôi. Tâm của họ không đặt vào cõi bồng lai, “tứ đại cũng chẳng giai không nữa”. Đền chùa cũng chỉ là đơn vị công tác của họ mà thôi.

Ví như gần đây, Viện Phật học Nam Hải, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đã tổ chức “Lớp bồi dưỡng học tập tinh thần Đại hội 19” của Hiệp hội Phật giáo tỉnh Hải Nam. Ông Ấn Thuận, đương nhiệm Phó hội trưởng Hiệp hội Phật giáo phụ trách chủ trì lớp học nói, “báo cáo Đại hội 19 là Phật kinh đương đại, tôi đã chép tay 3 lần, và còn đang chuẩn bị tiếp tục chép thêm 10 lần.”

Ông Ấn Thuận còn nói, đồ đệ Phật giáo đầu tiên cần làm một công dân tuân thủ pháp luật “yêu nước yêu đảng”, sau đó mới nói đến tín ngưỡng Phật giáo. “Rời xa hiện thực nói về Phật quốc, rời xa hiện tại bàn về tương lai, rời xa dân chúng nói về tu hành, tất cả tôn giáo đều đã mất đi ý nghĩa tồn tại.”

Như Thiếu Lâm Tự, gốc gác của Thiền tông Trung Quốc, ngày nay đã trở thành điểm đến du lịch và nơi quay phim chụp ảnh, phương trượng của Thiếu Lâm Tự bán đứng văn hóa Thiếu Lâm, gần đây y đã quyết định chi 350 triệu nhân dân tệ nhằm biến nơi đất Phật thanh tịnh thành nơi nghỉ dưỡng nên bị gọi một cách chế giễu là “CEO” (Giám đốc điều hành) Thiếu Lâm Tự. Y tôn sùng quan niệm “Thiếu Lâm Tự cũng nên có xí nghiệp”, thế là lái xe việt dã hào nhoáng, đi máy bay chu du thế giới, lên kế hoạch cho những buổi biểu diễn lớn, hàng ngày đều giao thiệp với đủ loại nhân sĩ trong xã hội như những ông chủ lớn của các doanh nghiệp, quan chức chính phủ, bạn bè quốc tế. Đa phần thời gian trong cuộc sống của ông này là dùng để tiếp đãi khách khứa và xử lý công việc. Phương pháp tu luyện “mặt nhìn vào vách núi” do Lão tổ Đạt Ma truyền lại cần có một hoàn cảnh thanh tịnh, đến nay đã không còn lại chút gì.

Ông ta hàng ngày đều giao thiệp với đủ loại nhân sĩ trong xã hội như những ông chủ lớn của các doanh nghiệp, quan chức chính phủ, bạn bè quốc tế.
Ông ta hàng ngày đều giao thiệp với đủ loại nhân sĩ trong xã hội như những ông chủ lớn của các doanh nghiệp, quan chức chính phủ, bạn bè quốc tế. (Ảnh qua kknews.cc)

Những thủ đoạn nhiều không kể xiết này của ĐCSTQ cho thấy một sự phá hoại tín ngưỡng Thần Phật cực kỳ mạnh mẽ và nham hiểm với đủ các thứ “biến chiêu”, chính là hành vi “đấu Trời” một cách nham hiểm và triệt để nhất. Mục tiêu của nó không chỉ là làm “Tề Thiên Đại Thánh - Đại Thánh bằng Trời” mà nó còn muốn thay thế cả ông Trời, tức là Thần Phật nói chung trong lòng người dân, vì về bản chất nó cũng là một thứ tôn giáo, chỉ khác ở chỗ nó không phải Chính giáo mà là một tà giáo.

ĐCSTQ về hình thức tổ chức chính là một tôn giáo, nhưng với mục đích và cách làm của một tà giáo

Mặc dù ĐCSTQ chưa bao giờ tự gọi mình là một tôn giáo nhưng nó có tất cả các đặc điểm của một tôn giáo. Khi mới bắt đầu thành lập, nó coi chủ nghĩa Marxist là chân lý tuyệt đối trên thế giới. Nó sùng bái và tôn thờ Marx như vị thánh tinh thần của mình, và hô hào nhân dân tham gia vào một cuộc đấu tranh suốt cuộc đời vì mục đích là xây dựng một “thiên đường tại nhân gian” hay một “thế giới đại đồng”.

Hình thức cụ thể của tôn giáo này là gì?

  • Tất cả các cấp ủy ĐCSTQ; các bài diễn thuyết trong những buổi họp của đảng cho đến các phương tiện thông tin đại chúng đều bị ĐCSTQ kiểm soát: đó chính là Nhà thờ của nó.
  • Chủ nghĩa Marxist – Leninist, ý thức hệ của Mao Trạch Đông, lý luận của Đặng Tiểu Bình và tư tưởng ‘Ba Đại diện’ của Giang Trạch Dân và Hiến chương của Đảng: đó chính là giáo lý của nó.
  • Buổi lễ tuyên thệ trung thành mãi mãi với ĐCSTQ: là nghi lễ kết nạp, quy y.
  • Đảng viên chỉ được phép tin vào ĐCSTQ: trung thành với một tôn giáo.
  • Bí thư và nhân viên phụ trách công tác đảng ở các cấp: là hệ thống chức sắc tôn giáo của nó, tương tự với các thượng tọa, linh mục…
  • Phủ nhận và báng bổ tất cả các Thần của tôn giáo, nhưng liên tục có những đợt “vận động tạo Thần” để tạo ra các Thần của riêng nó như Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân... ngoài những “Thần” đã du nhập trong cùng hệ thống (K.Marx, Engels, Lenin).
  • Đảng viên ĐCSTQ khi chết gọi là “đi gặp K.Marx” thay vì quan niệm của tôn giáo thông thường: khi chết thì lên thiên đường hay xuống địa ngục.
  • Những tác phẩm ‘gối đầu giường” của các lãnh tụ ĐCS như “Mao tuyển”, hay các học thuyết khác của lãnh đạo Đảng: Các loại kinh sách tôn giáo.
  • Các thể loại họp hành và phát biểu của lãnh đạo: giảng đạo
  • Học chính trị, họp nhóm thường kỳ hoặc các hoạt động của các đảng viên: Tụng kinh; học và trau dồi kinh sách.
  • Các bài hát ca ngợi ĐCSTQ và các lãnh tụ đảng như “Đông phương hồng” v.v. : các bài thánh ca của ĐCSTQ.
  • Kỷ luật đảng bao gồm “quản thúc và điều tra tại nhà” và “khai trừ ra khỏi đảng” cho đến các thủ đoạn tra tấn chết người và thậm chí trừng phạt cả người thân và bạn bè: chính là giới luật của ĐCSTQ.

....

Chính giáo dạy con người lòng khoan dung nhẫn nại thì tà giáo ĐCSTQ tuyên truyền tranh đấu đến sống chết, chính là “Đấu”…
Chính giáo dạy con người lòng khoan dung nhẫn nại thì tà giáo ĐCSTQ tuyên truyền tranh đấu đến sống chết, chính là “Đấu”… (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Nhưng khác với các Chính giáo tin vào Thần và có lòng từ bi cứu độ chúng sinh, tà giáo ĐCSTQ dùng các phương thức “Ác” để tiêu diệt con người, cả về thể xác lẫn tinh thần. Chính giáo dạy người ta sự trung thực, nói thật, sống thật… thì tà giáo ĐCSTQ lừa dối để đạt được mục đích, chính là “Giả”. Chính giáo dạy con người lòng khoan dung nhẫn nại thì tà giáo ĐCSTQ tuyên truyền tranh đấu đến sống chết, chính là “Đấu”…

Lịch sử đã có biết bao nhiêu bài học về sự bức hại Chính giáo như câu chuyện về vương quốc Thổ Phồn và quốc vương Lãng Đạt Mã kể trên. Hậu quả mà những việc ấy gây ra cho đất nước, người dân thật thảm khốc. Nhưng ĐCSTQ đã vượt hẳn về quy mô và mức độ tội ác so với các vương triều hay cá nhân trong quá khứ, vì thứ mà nó chủ trương là gieo trồng một văn hóa vô Thần, văn hóa “Giả Ác Đấu” trên toàn xã hội Trung Hoa; nó đã phá hủy hầu như toàn bộ tín ngưỡng Thần Phật của đất nước Trung Hoa gây dựng trong gần 5000 năm, biến vô số người dân Trung Quốc từ những người hữu Thần, kính ngưỡng trời Đất, e sợ nhân quả... thành những người vô Thần có thể thực hiện bất cứ tội ác nào mà không cần e ngại báo ứng. Và những thảm cảnh ngày hôm nay đất nước Trung Quốc đang gặp phải chính là hậu quả của suốt 100 năm tà giáo ĐCSTQ phá hủy chính tín vào Thần, mê hoặc nhân dân đi theo thứ tôn giáo tà vạy của nó. Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung mà không nhảy thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ. Còn ĐCSTQ khi đã “đấu Trời” thì có thứ “cân đẩu vân” nào có thể giúp ĐCSTQ nhảy ra khỏi bầu trời này đây? Lũ lụt, động đất, dịch bệnh, mưa đá, châu chấu, mất mùa, nạn đói, chiến tranh, kinh tế suy sụp, thế giới bao vây… là gì nếu không phải là hình phạt cho một đất nước “bỏ Thần theo quỷ”?

Nguyên Vũ.



BÀI CHỌN LỌC

Mùa gặt chết chóc của ĐCSTQ sau 100 năm gieo trồng tội ác (Phần 2 - Kỳ 2): Mưu toan thay thế Thần Phật của ĐCSTQ và hậu quả của nó