Mùa gặt chết chóc của ĐCSTQ sau 100 năm gieo trồng tội ác (Phần 2 - Kỳ 1): Hạt giống vô Thần luận được gieo trên cơ thể Trung Hoa như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhưng mọi thứ đã thay đổi từ khi có Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ)... họ đã gieo hạt giống vô Thần trên toàn cõi Trung Hoa trong cả trăm năm nay và xóa sạch những tín ngưỡng hữu Thần đã hình thành nên và cắm rễ trong lòng người dân Trung Hoa từ gần 5000 năm trước.

Xem lại Phần 1

Chúng ta hãy bắt đầu với câu chuyện trên một vùng lãnh thổ ngày nay đã bị ĐCSTQ cưỡng chiếm - Tây Tạng, lúc ấy là vương triều Thổ Phồn (618-842), đã vươn lên đến giai đoạn cực thịnh vào thời vua Tùng Tán Can Bố và kéo dài đến triều vua Lãng Đạt Mã (Langdarma) với sức mạnh uy hiếp nhà Đường ở Trung Hoa. Sau khi hoàng đế Đại Đường là Đường Thái Tông mất, Thổ Phồn hùng mạnh đến nỗi Trung Hoa không thể ngăn chặn sự xâm lăng của họ. Tuy nhiên, vương triều này đã sụp đổ trong vòng 4 năm cai trị của vua Lãng Đạt Mã.

Lúc này ở Tây Tạng, Phật giáo Mật Tông đã có được những ảnh hưởng lớn tới dân chúng và xã hội. Nhưng quốc vương Lãng Đạt Mã theo đạo Bon, một thứ tôn giáo sử dụng bùa chú và huyền thuật, gần giống như một tà giáo, đã thực hiện công cuộc tiêu diệt Phật giáo Mật Tông. Tăng nhân theo Mật Tông bị làm nhục và giết hại, các tu viện cũng bị biến thành lò mổ hay chuồng bò, các thánh tích và tượng Phật cũng bị lăng nhục và tiêu hủy.

Chẳng phải đợi lâu, các tai họa đã tàn phá vương triều Thổ Phồn vào năm 839: động đất, lở đất ở những vùng núi thuộc tỉnh Tứ Xuyên và Cam Túc ngày nay, nước chảy ngược vào sông Thao. Dịch bệnh cũng bùng phát, khắp nơi là thi thể. Một số người vẫn nghe thấy tiếng trống bí ẩn vào giữa đêm ở khu vực tỉnh Thanh Hải ngày nay.

Lãng Đạt Mã đã chết bất ngờ vào ba năm sau đó – năm 842 SCN, rồi các biến loạn chính trị khiến vương triều Thổ Phồn bị diệt vong.

Với xứ Tây Tạng và vương triều Thổ Phồn, hậu quả của cuộc diệt Phật do cá nhân Lãng Đạt Mã - người đứng đầu nhà nước gây ra đã rất ghê gớm, nhưng với Trung Hoa, vùng đất rộng lớn gấp bội Thổ Phồn với mối quan hệ uyên nguyên sâu sắc với Thần trong suốt lịch sử 5000 năm văn hóa Thần truyền ấy thì hậu quả của sự phủ nhận Thần Phật sẽ ra sao? Trước tiên, ta hãy ngược dòng lịch sử tìm về với tín ngưỡng của người Trung Hoa xưa.

Bản đồ Thổ Phồn vào thời điểm lãnh thổ lớn nhất khoảng 780-790.
Bản đồ Thổ Phồn vào thời điểm lãnh thổ lớn nhất khoảng 780-790. (Ảnh: Wikipedia - CC BY 3.0)

Tín ngưỡng hữu Thần của người Trung Hoa xưa

Trên thế giới, tất cả những nền văn minh văn hóa cổ đều bắt nguồn từ các thần thoại. Ở Ấn Độ, Thần Shiva biến hóa ra vạn vật; Thần Zeus và chúng Thần trên đỉnh Olympus an bài cuộc sống của người Hy Lạp cổ đại; Đức Jehovah sáng tạo ra thế giới vạn vật trong 7 ngày cho người Do Thái; Thần Mặt trời Ra được coi là Đấng Sáng Tạo của người Ai Cập cổ; Còn người Trung Hoa cổ đại cho rằng tổ tiên mình là do thần Nữ Oa tạo thành. Hàng nghìn năm sau, nhân loại trải dài sinh sống đều dưới sự bảo hộ và khải thị của các Thần của mỗi từng dân tộc.

Người Trung Hoa xưa tự xưng quê nhà mình là Thần Châu, là vùng đất của Thần. Ở nơi đây, các Hoàng Đế được coi là Thiên Tử, tức là con của Trời; nơi Hoàng Đế thờ cúng Trời Đất gọi là Thiên Đàn, có diện tích lớn gấp bốn lần so với Tử Cấm Thành. “Quan Thiên chi Đạo, chấp Thiên chi hành, tận hĩ.” (Xem xét Đạo Trời, làm theo sự vận hành của Trời, như vậy là biết hết rồi) đây là lời mở đầu trong “Hoàng Đế Âm Phù kinh” - tác phẩm đầu tiên của Đạo gia do Hiên Viên Hoàng Đế viết. Người Trung Hoa không những sùng bái Trời (Thiên), mà còn sùng bái những vị cổ xưa nhất ở trên Trời, gọi là Lão Thiên Gia, đây là sự kính ngưỡng đối với vũ trụ của họ. Trong ký ức của người Trung Hoa, từ Bàn Cổ khai Thiên địa, Nữ Oa tạo ra con người, đến Thần Nông nếm thử trăm loại thảo dược... ấy là Thần phù trợ nhân loại đi qua bao năm tháng gian khổ từ thời mông muội khai thiên lập địa. Văn hóa bán Thần từ xa xưa của Trung Hoa lưu lại những trí tuệ như là Châm cứu, Chu dịch, Bát quái v.v. tuy rằng đã kinh qua mấy nghìn năm, nhân loại hôm nay vẫn chỉ có thể thán phục mà không có cách nào lý giải hoàn toàn. Từ Hiên Viên Hoàng Đế hướng về Thần Tiên Quảng Thành Tử học Đạo, Khổng Tử hướng tới Lão Tử học Đạo, rồi đến Phật Pháp truyền về phương Đông, Nho-Thích-Đạo đặt định ra nội hàm văn hóa trọng đức hành thiện cho người Trung Hoa, lưu lại văn hóa Thần truyền chính thống. Hiển nhiên, tại Trung Hoa xưa trong văn hóa truyền thống, ngoài quy tắc tại nhân gian ra còn có bộ phận thông với Trời, trong tâm lý con người dù ở bất cứ thời đại nào vẫn có khao khát siêu thoát khỏi thế tục. Người Trung Hoa xem nội hàm chân chính của sự khiêm nhường là kính úy đối với Thần. Cho dù quốc gia phát sinh bất kể thiên tai nhân họa gì, thì đều có quan hệ với bản thân Thiên tử, vì vậy Hoàng Đế cần phải tự mình phản tỉnh, tiến hành đại xá hoặc là tắm gội trai giới mà Lễ kính Thiên Thần.

Tin vào Thần, tức là con người tin vào nguồn gốc thiêng liêng của mình, tin vào những giá trị cao thượng của đạo đức và từ đó luôn cố gắng để hướng về những giá trị cao thượng ấy. Con người luôn có phần hướng Thiện, bởi vậy hướng tới Thần là hướng tới lòng từ bi - cái Thiện cao cả nhất. Khi họ luôn được đắm mình trong cái Thiện, thì một việc bất thiện luôn làm họ cảm thấy dằn vặt khổ sở.

Con người luôn có phần hướng Thiện, bởi vậy hướng tới Thần là hướng tới lòng từ bi - cái Thiện cao cả nhất.
Con người luôn có phần hướng Thiện, bởi vậy hướng tới Thần là hướng tới lòng từ bi - cái Thiện cao cả nhất.

Tác dụng tích cực của việc tin vào Thần

Đa số người ngày nay với lối nhìn nhận hướng ngoại, vẫn luôn trông đợi vào một lực lượng bên ngoài để buộc bản thân mình phải sửa đổi cho tốt. Do vậy họ nhấn mạnh vào sức mạnh của sự cạnh tranh. Họ cho rằng phải có cạnh tranh thì mới có sự tiến bộ xã hội. Điều đó không sai nhưng là trong điều kiện hoàn cảnh xã hội mà chính con người tạo ra, là hoàn cảnh mà con người đã mất đi những ước thúc tự sâu thẳm trong tâm khảm mình về những giá trị đạo đức nói chung và về tín ngưỡng hữu Thần nói riêng. Còn đối với người Trung Hoa xưa, họ tin rằng “trên đầu ba thước có Thần linh”, “người đang làm, Thần đang nhìn”, bởi vậy họ làm gì cũng với tâm thái biết rằng ở phía trên cao kia vẫn có một lực lượng với trí huệ, đạo đức và năng lực siêu việt biết rõ mọi suy nghĩ và hành vi của họ. Từ vua chúa cho đến thứ dân ai ai cũng không ra ngoài giá trị quan này. Càng là bậc tôn quý thì trách nhiệm trước Thần phải càng cao. Do vậy nói rằng trong chế độ quân chủ của Trung Hoa xưa, Hoàng Đế có thể tùy tiện làm theo ý mình là không chính xác vì người ta tin rằng ngoài luật của người, còn có luật Trời uy nghiêm hơn bội phần.

Những giá trị thuộc về Thần như lòng từ bi hay cái Thiện, về sự chân thật, hay lòng bao dung nhẫn nại luôn luôn là những giá trị bất biến, bởi vậy nó có thể duy trì bất biến đạo đức xã hội, ước thúc hành vi của con người trong xã hội, từ đó mà khiến xã hội ổn định.

Chúng ta hãy nêu một ví dụ cụ thể có tính giả định:

Giả sử một anh Trương Tam hay Lý Tứ nào đó làm việc xấu, lừa dối hay hiếp đáp người khác, hay làm việc trái luân thường đạo lý thì anh ta sẽ chịu sự phán xét của mấy lực lượng sau: Thứ nhất, pháp luật của nhà nước nghiêm trị anh ta. Thứ hai, cộng đồng mà anh ta đang sống với văn hóa truyền thống coi trọng Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín... cũng không thể bỏ qua một lỗi lầm như thế. Quốc có quốc pháp, gia có gia quy, Trương Tam Lý Tứ đó nếu có thoát khỏi bàn tay của luật pháp, cũng chẳng thể thoát khỏi sự phán xét của gia đình, gia tộc và dư luận xã hội nơi anh ta đang sống. Và cuối cùng cũng là quan trọng nhất, với một xã hội có tín ngưỡng hữu Thần, người người đều tin vào Thần, tin vào nhân quả hữu báo, thì anh ta dù có trốn nơi đâu cũng không thoát được sự phán xét của lương tâm, thậm chí là nỗi lo sợ bị quả báo. Anh ta sẽ sống mà chẳng có ngày nào yên cho đến lúc chuộc lỗi hay đền tội. Tín ngưỡng hữu Thần; văn hóa truyền thống coi trọng đạo đức; pháp luật nghiêm minh... đó là ba cột trụ chống đỡ cho nền móng xã hội Trung Hoa xưa.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi từ khi có Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ), bởi vì không giống như trường hợp phạm tội mang tính cá nhân của quốc vương Lãng Đạt Mã xứ Thổ Phồn, tội ác của ĐCSTQ có phạm vi rộng khắp và với phương pháp quyết liệt triệt để và nham hiểm hơn nhiều, họ đã gieo hạt giống vô Thần trên toàn cõi Trung Hoa trong cả trăm năm nay và xóa sạch những tín ngưỡng hữu Thần đã hình thành nên và cắm rễ trong lòng người dân Trung Hoa từ gần 5000 năm trước.

Nhưng mọi thứ đã thay đổi từ khi có ĐCSTQ, họ đã xóa sạch những tín ngưỡng hữu Thần đã hình thành nên và cắm rễ trong lòng người dân Trung Hoa từ gần 5000 năm trước.
Nhưng mọi thứ đã thay đổi từ khi có ĐCSTQ, họ đã xóa sạch những tín ngưỡng hữu Thần đã hình thành nên và cắm rễ trong lòng người dân Trung Hoa từ gần 5000 năm trước. (Ảnh qua Trithucvn.net)

ĐCSTQ bắt đầu gieo hạt giống vô Thần

Như chúng ta đã đề cập ở phần trước, ĐCSTQ về bản chất không có gì ăn nhập với giá trị quan truyền thống của người Trung Hoa, do vậy sau khi lừa gạt nhân dân để cướp đoạt chính quyền, việc nó cần phải làm ngay để tránh bị xã hội Trung Hoa đào thải, đó chính là “đào tận gốc, trốc tận rễ” những giá trị quan hữu Thần và văn hóa truyền thống của người Trung Hoa. Ở bài viết này, chúng ta đề cập đến hai quá trình mà ĐCSTQ tiến hành song song nhưng về bản chất là một: vừa phủ nhận tín ngưỡng Thần Phật, vừa gieo quan niệm vô Thần trong lòng dân chúng.

Nhìn ra thế giới, quan điểm chung của đa số các quốc gia bắt đầu từ hệ thống giáo dục là đều giữ thái độ trung lập với khái niệm Thần, tức là không thừa nhận cũng không phủ định sự tồn tại của Thần. Trên thực tế, khoa học hoàn toàn không phủ nhận sự tồn tại của Thần, cũng không chứng thực Thuyết vô Thần. Những nhà khoa học lỗi lạc nhất như Newton, Einstein, Louis Pasteur... cũng chính là những người làm khoa học với đức tin mạnh mẽ vào Thần. Nhưng ĐCSTQ lại cho rằng: Thuyết hữu Thần truyền thống đã thách thức sự nắm quyền hợp pháp của nó, tranh giành ảnh hưởng trong lòng dân với nó. Bởi vậy, trước tiên nó gieo rắc cái tư tưởng phủ nhận Thần Phật, vốn xa lạ với văn hóa truyền thống Trung Hoa. Đồng thời, nó cũng áp dụng những lý thuyết, tư tưởng khác để thay thế cho tín ngưỡng Thần Phật; rồi để đảm bảo tiêu diệt mọi tiếng nói phản đối, nó lại sử dụng bạo lực trấn áp và triệt con đường sinh sống của những ai còn trung thành với đức tin vào Thần và những giá trị đạo đức tốt đẹp cổ xưa.

trước tiên nó gieo rắc cái tư tưởng phủ nhận Thần Phật, vốn xa lạ với văn hóa truyền thống Trung Hoa. Đồng thời, nó cũng áp dụng những lý thuyết, tư tưởng khác để thay thế cho tín ngưỡng Thần Phật
Trước tiên nó gieo rắc cái tư tưởng phủ nhận Thần Phật, vốn xa lạ với văn hóa truyền thống Trung Hoa. Đồng thời, nó cũng áp dụng những lý thuyết, tư tưởng khác để thay thế cho tín ngưỡng Thần Phật. (Ảnh tổng hợp)

Lợi dụng Thuyết tiến hóa và thuyết duy vật để phủ nhận Thần

Thuyết tiến hóa, cái mà ĐCSTQ tuyên truyền là cơ sở của “khoa học” tới nay cũng chỉ là một loại giả thuyết chưa được chứng thực, nếu không, những người theo Thuyết tiến hóa vì sao vẫn đang dốc sức đi tìm chứng cứ? Các dạng sống trung gian trong quá trình tiến hóa giờ đây vẫn chỉ là những giả thuyết mơ hồ trên giấy. Ngược lại, xuất hiện ngày càng nhiều những bằng chứng cho thấy sự tồn tại của nhiều nền văn minh của loài người vượt quá xa những thời điểm mà những giả thuyết kia cho rằng khỉ vượn bắt đầu tiến hóa thành người.

Vậy mà, dựa vào thuyết tiến hóa ấy, ĐCSTQ đã trang bị một thứ lý luận mang tính lường gạt, hạ thấp con người và cắt đứt mối liên hệ giữa con người và Thần khi nó cho rằng tổ tiên của loài người là khỉ vượn. Đồng thời, nếu theo quan điểm thô tháo của thuyết tiến hóa thì sinh mệnh con người cũng chẳng qua chỉ là một đám hợp chất hữu cơ tương tác với nhau, chẳng hơn gì sinh mệnh của một con khỉ, hay con chó con mèo, hay một cái lòng trắng trứng, càng tiện cho việc ĐCSTQ coi rẻ và hủy hoại sinh mệnh của người dân của nó. Chủ nghĩa duy vật của Marx lại giúp ĐCSTQ đi xa hơn một bước nữa trong việc phá bỏ tín ngưỡng vào Thần khi nó dựa vào các thủ đoạn tuyên truyền đã tuyên bố rằng tất cả những gì thuộc về thế giới tâm linh hay tín ngưỡng vào Thần chính là duy tâm và không có thật. Đồng thời, nó chủ trương cải tạo thế giới bằng bạo lực. Hãy xem họ nói gì:

Karl-Marx: “Chỉ có thể dùng lực lượng vật chất phá hủy lực lượng vật chất.”

Engels: “Súng ống, đạn pháo là những thứ có uy quyền nhất.”

Lenin: “Bạo lực có hiệu quả gấp 100 lần so với biện luận.” “Quốc gia là công cụ của áp bức giai cấp.”

Mao Trạch Đông: “Quyền lực chính trị lớn lên từ nòng súng.”

“Quyền lực chính trị lớn lên từ nòng súng.”
“Quyền lực chính trị lớn lên từ nòng súng.” (Ảnh: Wikipedia)

Phá hoại văn hóa vật thể liên quan đến tôn giáo tín ngưỡng

Do thực tế là văn hóa truyền thống bắt nguồn từ Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, bước đầu tiên của ĐCSTQ trong việc phá hủy văn hóa truyền thống là tiêu diệt biểu hiện của các nguyên tắc thần thánh nơi thế gian con người, nhổ rễ cả ba tôn giáo tương ứng với các nguyên tắc thần thánh đó.

Tất cả ba tôn giáo chính là Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, đã từng gặp phải việc phá hoại trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, nhưng nó chỉ là quan điểm riêng của cá nhân những người cầm quyền, nó không triệt để và không có ảnh hưởng sâu rộng tới tư tưởng của các tầng lớp nhân dân.

Chỉ có ĐCSTQ là thể chế duy nhất đã đồng thời tiêu diệt cả ba tôn giáo với sự xúi giục hoặc cưỡng bức toàn dân cùng tham gia.

Không lâu sau khi ĐCSTQ thành lập chính quyền, nó đã bắt đầu phá hủy các đền chùa, đốt kinh thư và bắt các tăng ni Phật tử phải hoàn tục. Nó cũng không nhẹ tay hơn chút nào trong việc phá hủy các địa điểm tôn giáo khác. Vào những năm 1960, hiếm có địa điểm tôn giáo nào còn tồn tại ở Trung Quốc. Cuộc Đại Cách mạng Văn hóa đã mang đến những thảm họa văn hóa và tôn giáo thậm chí còn thảm khốc hơn trong chiến dịch “Phá tứ cựu” – nghĩa là: phá bỏ các quan niệm cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ và thói quen cũ.

Ví dụ, ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Trung Quốc là Chùa Bạch Mã được xây dựng vào thời kỳ đầu của triều đại nhà Đông Hán (25-220 sau Công Nguyên) ở ngoại ô thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam. Nó vinh dự được coi là “Cái nôi của Phật giáo ở Trung Quốc” và là “Ngôi nhà của Người sáng lập”. Trong chiến dịch “Phá Tứ Cựu”, Chùa Bạch Mã tất nhiên đã không thể thoát khỏi bị cướp phá.

Cuộc Cách mạng Văn hóa bắt đầu vào tháng 5 năm 1966. Trên thực tế nó đã “cách mạng hóa” văn hóa Trung Quốc theo cách phá hoại. Bắt đầu từ tháng 8 năm 1966, ngọn lửa điên cuồng của “Phá Tứ Cựu” đã đốt cháy toàn bộ đất nước Trung Quốc. Bị coi là những vật thể của “chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xét lại”, các đền chùa của Phật giáo, Đạo giáo, các bức tượng Phật, các danh thắng cổ tích, các bức thư pháp, các tác phẩm mỹ thuật hội họa và đồ cổ đã trở thành những mục tiêu phá hoại chính của Hồng Vệ binh.

Hãy lấy các bức tượng Phật làm ví dụ.

Có 1000 pho tượng Phật được chạm khắc ngọc lưu ly trên đỉnh Núi Vạn thọ trong Di Hòa Viên ở Bắc Kinh. Sau “Phá Tứ Cựu”, tất cả đều đã bị hư hại. Không có pho tượng nào còn nguyên ngũ quan nữa.

Cùng chung số phận với chúng là các chùa Thiên Thai, chùa Lạng Thiên - nơi Lão Tử từng giảng đạo và để lại cuốn Đạo Đức Kinh nổi tiếng - và quần thể di tích bán kính 10 dặm xung quanh đó đều bị phá hủy. Tại các thánh địa của Đạo giáo trong núi Lao Sơn ở tỉnh Sơn Đông, Thái Bình Cung, Thượng Thanh Cung, Hạ Thanh Cung, Đấu Mỗ Cung, Hoa Nghiêm Am, Ngưng Chân Quan, Quan Đế Miếu, ‘tượng thánh, bình cúng tế, cuốn kinh Phật, di vật văn hóa, và miếu bia tất cả đều đã bị đập tan và đốt trụi’… Văn Miếu ở tỉnh Cát Lâm là một trong bốn ngôi miếu nổi tiếng của Nho giáo ở Trung Quốc. Trong “Phá Tứ Cựu”, nó đã bị phá hoại nghiêm trọng… kể làm sao cho xiết những trường hợp tương tự trên khắp đất nước Trung Quốc.

Bắt đầu từ tháng 8 năm 1966, ngọn lửa điên cuồng của “Phá Tứ Cựu” đã đốt cháy toàn bộ đất nước Trung Quốc.
Bắt đầu từ tháng 8 năm 1966, ngọn lửa điên cuồng của “Phá Tứ Cựu” đã đốt cháy toàn bộ đất nước Trung Quốc. (Ảnh qua Tinhhoa.net)

Bức hại các đoàn thể tu luyện

Không chỉ phá hoại các chùa chiền, thánh tích… ĐCSTQ còn cố tình làm rối loạn đường tu của các tu sĩ, buộc họ phải vi phạm những nguyên tắc cấm kị của pháp môn tu luyện, thậm chí phản lại sư môn, ép họ “khi sư diệt tổ”, nó sỉ nhục các “viên chức của Thần” là các tăng nhân, đạo sĩ, linh mục. Ví dụ, theo quy định của Đạo giáo, một khi đã trở thành Đạo sĩ, thì sẽ không bao giờ cạo râu hay cắt tóc nữa. Tuy nhiên, bấy giờ các Đạo sĩ bị bắt phải cắt tóc, cởi bỏ áo choàng của Đạo sĩ, và trở thành thành viên của các công xã nhân dân. Một số trong đó đã lấy con gái của các nông dân địa phương và trở thành con rể của họ…

Dựa trên thống kê được đưa ra trong cuốn sách “Đảng Cộng sản Trung quốc đàn áp các tín đồ Cơ Đốc Giáo như thế nào” xuất bản năm 1958, thậm chí một số ít các tài liệu đã được công bố tiết lộ rằng trong số những linh mục bị buộc tội là “địa chủ” hoặc “cường hào”, có 8840 người đã bị giết chết và 39200 người đã bị bắt vào các trại lao động cưỡng bức. Trong số những linh mục bị buộc tội là “phản cách mạng”, 2450 người đã bị giết chết, và 24800 người bị bắt vào những trại lao động cưỡng bức.

ĐCSTQ đã tịch thu các tài sản của chùa, bắt các tăng ni phải nghiên cứu chủ nghĩa Marxist - Leninist để tẩy não họ, và thậm chí còn bắt họ phải lao động cưỡng bức. Ví dụ, có một “công trường Phật giáo” ở thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Hơn 25000 tăng ni đã từng bị bắt phải làm việc ở đó. Điều lố bịch hơn là ĐCSTQ khuyến khích các tăng ni lập gia đình để làm cho Phật giáo tan rã. Ví dụ, ngay trước Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 năm 1951, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Tràng Sa, tỉnh Hồ Nam đã ra lệnh cho tất cả các ni cô trong tỉnh phải quyết định lập gia đình trong một vài ngày. Hơn nữa, các hòa thượng trẻ khỏe đã bị bắt phải nhập ngũ và bị đưa ra chiến trường làm bia đỡ đạn!

Không những đàn áp tín ngưỡng trên lãnh thổ Trung Hoa, ĐCSTQ còn đàn áp tôn giáo trên các vùng đất mà nó chiếm đóng. Ví như đối với Tây Tạng, là một quốc gia đã tuyên bố độc lập từ năm 1913, nhưng tình trạng đó chấm dứt vào ngày 10/7/1950, khi quân đội ĐCSTQ tiến vào chiếm đóng các khu vực và đánh bại quân đội địa phương, bắt đầu cuộc bức hại Phật giáo và văn hóa Tây Tạng. Năm 1957, ĐCSTQ đã đàn áp cuộc nổi dậy của chính phủ Tây Tạng bằng phương pháp khủng bố và phá hoại hàng loạt. Trong các cuộc khủng bố đó, quân đội Trung Quốc cũng phá hủy các tòa nhà và đền thờ ở Tây Tạng, nhiều ni cô đã bị hãm hiếp tập thể; cả hòa thượng và ni cô đã bị buộc phải kết hôn để phá bỏ lời thề nguyền sống độc thân của họ v.v. Cho đến ngày nay, các cuộc đàn áp Phật giáo Tây Tạng, phá hủy các tu viện Phật giáo và các thánh tích cũng như diệt chủng, đồng hóa người Tây Tạng… của ĐCSTQ vẫn tiếp diễn.

Trong các cuộc khủng bố đó, quân đội Trung Quốc cũng phá hủy các tòa nhà và đền thờ ở Tây Tạng, nhiều ni cô đã bị hãm hiếp tập thể
Trong các cuộc khủng bố đó, quân đội Trung Quốc cũng phá hủy các tòa nhà và đền thờ ở Tây Tạng, nhiều ni cô đã bị hãm hiếp tập thể. (Ảnh qua rfa.org)

Chính sách đàn áp và tru diệt tôn giáo chưa bao giờ ngừng

Theo tin đưa của The Epoch Times ngày 9/12/2017, kỹ sư cấp cao về kết cấu của Bộ Kiến thiết Trung Quốc Hà Lập Chí đã kể lại rằng vào năm 2000, ông từng tận mắt xem một video về cuộc họp cấp cao của ĐCSTQ, nội dung là đương nhiệm Cục trưởng Cục quản lý Sự vụ Tôn giáo quốc gia khi đó là Diệp Tiểu Văn tổ chức một buổi thuyết giảng với bí thư đảng ủy, các bộ ủy các cơ quan trung ương và Quốc vụ viện. Video dài 4 tiếng đồng hồ, trong đó ông Diệp Tiểu Văn nhắc đến mục đích cuối cùng của các chính sách tôn giáo của ĐCSTQ chính là tiêu diệt tất cả các tín ngưỡng tôn giáo, tiêu diệt linh hồn của nhân loại, đồng thời đưa ra 3 bước cụ thể. Một trong ba bước đó chính là tiến hành đẩy mạnh giáo dục thuyết vô Thần trong những khu vực tín ngưỡng tôn giáo rộng, để những lớp người trẻ, những thế hệ mới không còn tin vào cha ông của họ nữa. Như vậy, theo thời gian, những tín ngưỡng tôn giáo lâu đời ở những nơi này sẽ dần dần không còn tồn tại nữa. Khống chế số người tín ngưỡng tôn giáo ở mức thấp nhất, dần dần giảm thiểu, cuối cùng đạt đến mức tôn giáo không còn tồn tại.

Trong video đó, Diệp Tiểu Văn còn nhấn mạnh, trong 50 năm trước, về cơ bản ĐCSTQ đã tiêu diệt tín ngưỡng tôn giáo của người Hán, và “thành công” trong việc cải tạo những tôn giáo còn tồn tại ở Trung Quốc thành một bộ phận phục vụ mục đích chính trị xã hội chủ nghĩa, nhưng sự xuất hiện của Pháp Luân Công lại khiến cho “thành quả” này tan thành mây khói. Vì thế họ cần phải “thực hiện mục tiêu cuối cùng, chính là trước tiên giải quyết cho xong vấn đề Pháp Luân Công. Giải quyết thế nào? Chính là cần trừ bỏ tận gốc Pháp Luân Công.”

Dù môn tu luyện ôn hoà Pháp Luân Công bị đàn áp ở Trung Quốc nhưng nó hiện đang được phổ truyền rộng rãi ở hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Dù môn tu luyện ôn hoà Pháp Luân Công bị đàn áp ở Trung Quốc nhưng nó vẫn đang được phổ truyền rộng rãi trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. (Ảnh qua Tansinh.net)

...

Nhiều tôn giáo ở Trung Quốc đã bị tan rã dưới sự đàn áp tàn bạo của ĐCSTQ. Những người là tinh hoa chân chính của Phật giáo và Đạo giáo đã bị đàn áp. Trong số những người còn lại, nhiều người đã quay trở lại cuộc sống trần tục, và nhiều người khác là những Đảng viên của ĐCSTQ hoạt động bí mật chuyên mặc áo cà sa, áo choàng Đạo sĩ hay áo dài linh mục để bóp méo Kinh Phật, Đạo Giáo và Kinh Thánh và để tìm cách biện hộ cho các hành động của ĐCSTQ trong những học thuyết này. Đó là sự phá hoại ngày càng tinh vi của ĐCSTQ khi nó thay đổi biện pháp phá hoại tôn giáo, tín ngưỡng từ các hành động bạo lực dễ thấy và gây hậu quả trực tiếp, sang sự phá hoại từ bên trong, khi những chức sắc tôn giáo là người của ĐCSTQ được “cài cắm” luồn sâu, trèo cao trong nội bộ các tổ chức tôn giáo để phá hoại hình tượng, giáo nghĩa và đạo đức của tôn giáo. Đồng thời nó hé lộ bản chất thực sự của ĐCSTQ chưa hẳn đã là một tổ chức vô Thần mà ngược lại, nó lại có đặc trưng của một tổ chức tà giáo nguy hiểm nhất. Và khi đó câu chuyện về Lãng Đạt Mã ở đầu bài viết chỉ là một ví dụ có tính tương đồng ở mức độ nào đó nhưng thua xa về mức độ nguy hiểm, thâm độc cũng như phạm vi phá hoại so với ĐCSTQ và tất nhiên là ai gieo gì thì gặt nấy, đây là điều mà nhân loại đang và sẽ tiếp tục chứng kiến. Đó là nội dung của kỳ tiếp theo.

(Còn tiếp…)

Nguyên Vũ



BÀI CHỌN LỌC

Mùa gặt chết chóc của ĐCSTQ sau 100 năm gieo trồng tội ác (Phần 2 - Kỳ 1): Hạt giống vô Thần luận được gieo trên cơ thể Trung Hoa như thế nào?