Một số trường hợp văn minh thời tiền sử được đề cập trong "Chuyển Pháp Luân" (P-4): Bích họa thời viễn cổ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hình vẽ những người mặc áo rộng, đội mũ và đeo đồ trang sức quanh cổ, được vẽ bằng bột màu khoáng chất, chất liệu màu là khoáng chất oxit mangan quý hiếm. Thông qua trắc định phân rã phóng xạ của uranium, niên đại của những bức tranh trong hang động này ít nhất là 40.000 năm trước.

(Xem lại phần 1; phần 2; phần 3)

Mọi người trên Internet thường hỏi về tính xác thực của một số trường hợp được đề cập trong các sách của Pháp Luân Đại Pháp. Trước thực tế là không có nghiên cứu chi tiết trên Internet và có những lời nói xấu ác ý làm hoang mang sự hiểu biết của mọi người, bài viết này đã tổng hợp tài liệu tương đối đầy đủ sau quá trình nghiên cứu cẩn thận và lâu dài.

4. Bức tranh bích họa thời viễn cổ

Hơn 350 hang động của người viễn cổ đã được phát hiện ở châu Âu. Từ những di tích hang động cho thấy người viễn cổ ở các hang động này có trình độ nghệ thuật rất cao, gần một nửa trong số các hang động đó là ở Pháp. Có khoảng hàng chục nghìn bức tranh vẽ về con người ở thung lũng dài ở vùng giữa và phía nam dãy núi Alps.

Trong hang động La Marche (La Marche Cave) ở Pháp, người ta tìm thấy 155 bức tranh vẽ các nhân vật mặc áo choàng và đi giày ống cao (boot). Mọi người mặc áo rộng, đội mũ và đeo đồ trang sức quanh cổ. Những bức tranh này được vẽ bằng bột màu khoáng chất, chất liệu màu là khoáng chất oxit mangan quý hiếm, bao gồm quặng canxit, quặng mangan - kẽm và quặng mangan. Tuy nhiên, những khoáng chất này không có ở khu vực này, mọi người không biết các chất màu được điều chế và vận chuyển đến như thế nào. Cùng với việc càng ngày càng có nhiều người khám phá, nhiều tác phẩm gốc đã bị phá hủy ở một mức độ nào đó. Thông qua trắc định phân rã phóng xạ của uranium, niên đại của những bức tranh trong hang động này ít nhất là 40.000 năm trước.

Di tích những bức tranh bích họa nguyên thủy tồn tại khắp nơi trên thế giới. Cơ sở dữ liệu nghệ thuật trên đá ở các quốc gia miền Nam châu Phi cho thấy có ít nhất 14.000 di chỉ tranh vẽ trên đá thời tiền sử được ghi nhận. Theo ước tính thận trọng, có hơn 50.000 di chỉ và hơn 2 triệu bức tranh chân dung ở miền Nam châu Phi. Những địa điểm này bao gồm Công viên uKhahlamba Drakensberg ở Nam Phi, Xam Heartland ở Nam Phi, khu Kondoa-Irangi ở Tanzania, khu Dedza-Chongoni ở Malawi, Tỉnh Manica ở Mozambique, Twyfelfontein ở Namibia, Công viên Quốc gia Matobos ở Zimbabwe, khu Kasama ở Zambiavà nhiều các khu vực khác.

Bích họa hang động
Bản đồ phân bố các hang động có bích họa trên vách đá ở châu Âu. (Nguồn: minghui.org)
Bích họa hang động
Một trong những bức tranh bích họa trong hang động ở nước Pháp. (Nguồn: minghui.org)
Bích họa hang động
Bức tranh bích họa thứ 2 trong hang động tở nước Pháp. (Nguồn: minghui.org)
Bích họa hang động
Bích họa trên vách đá thời viễn cổ ở núi Alps. (Nguồn: minghui.org)
Bích họa hang động
Bức tranh bích họa trong hang động ở Nam Phi. (Nguồn: minghui.org)

5. Nhà máy điện hạt nhân thời viễn cổ

Ngày 2 tháng 6 năm 1972, nhà máy tái chế nhiên liệu hạt nhân của Pháp đã phát hiện ra rằng 200 kg uranium từ một mỏ uranium gần Oklo, Cộng hòa Gabon đã được tinh chế. Lo sợ rằng ai đó sẽ chế tạo bom hạt nhân, Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Pháp đã mở một cuộc điều tra. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu và nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới, sau khi điều tra chi tiết, đã đưa ra kết luận rằng: Có sáu lò phản ứng hạt nhân lớn với tuổi đời hai tỷ năm đã được phát hiện gần mỏ uranium của Gabon, và đã hoạt động ít nhất 500.000 năm.

Lò phản ứng hạt nhân thời viễn cổ sử dụng nguồn nước bề mặt mặt trái đất và nguồn nước ngầm để điều chỉnh và phản xạ các neutron phân hạch theo trình tự, sự vận hành của nó tiên tiến hơn nhiều so với các lò phản ứng hạt nhân hiện đại. Nguyên người đứng đầu Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ và từng đoạt giải Nobel, Tiến sĩ Glenn T. Seaborg chỉ rõ: Để uranium tiếp tục “cháy”, tất cả các điều kiện phải hoàn toàn không có sai lệch. Nước tham gia phản ứng hạt nhân phải rất tinh khiết, một vài phần triệu chất ô nhiễm sẽ tạo ra phản ứng “nhiễm độc” khiến lò phản ứng ngừng hoạt động. Không nơi nào trên thế giới có nguồn nước tinh khiết tự nhiên như vậy. Lò phản ứng hạt nhân Oklo ở Gabon đã hoạt động được 500.000 năm. Làm thế nào để sản xuất ra nước có độ tinh khiết cao như vậy đã trở thành một bí ẩn khác chưa được giải đáp. Tính hợp lý của thiết kế cấu trúc của các lò phản ứng hạt nhân thời viễn cổ là điều đáng kinh ngạc đối với các chuyên gia. Một số nhà khoa học tin rằng lò phản ứng cực kỳ tiên tiến, cho thấy những sinh mệnh có trí tuệ rất cao đã tồn tại cách đây 2 tỷ năm.

Lò phản ứng hạt nhân viễn cổ
Một phần của lò phản ứng hạt nhân tự nhiên ở Gabon. (Nguồn: minghui.org)
Lò phản ứng hạt nhân viễn cổ
Các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới đến khảo sát hiện trường lò phản ứng hạt nhân. (Nguồn: minghui.org)

6. Cơ thể con người là một tiểu vũ trụ

Ngày 16 tháng 9 năm 2020, tạp chí "Frontiers of Physics" đã xuất bản bài báo "So sánh định lượng giữa mạng nơ-ron và mạng vũ trụ" (The quantitative comparison between the neuronal network and the cosmic web). Đây là bài báo nghiên cứu sau khi các nhà thiên văn học và các nhà thần kinh học cùng nhau phân tích mạng nơ-ron não người và mạng lưới thiên hà vũ trụ, và sau khi phân tích định lượng.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng bộ não của con người rất giống với vũ trụ. Ví dụ, hàm lượng nước trong não và năng lượng tối trong vũ trụ đều chiếm khoảng 75%. Sau khi so sánh phân tích quang phổ, sự phân bố dao động của cấu trúc mạng và dung lượng thông tin của các nút mạng, người ta thấy rằng cả hai gần như giống nhau. Bên trái của bức hình dưới đây là sơ đồ cấu trúc nơ-ron thần kinh não, và bên phải là mô hình cấu trúc quy mô lớn của vũ trụ được mô phỏng bởi siêu máy tính.

Não người và vũ trụ
Cấu trúc thần kinh não người và mô phỏng cấu trúc quy mô lớn của vũ trụ. (Nguồn: minghui.org)

Nguồn hình ảnh: Mark Miller, Đại học Brandeis - tế bào thần kinh và các kết nối trong não (bên trái); Dự án của Tập đoàn Virgo về Mô phỏng Siêu máy tính Vũ trụ - cấu trúc quy mô lớn của Vũ trụ (bên phải)

(Còn tiếp)

Nguồn bài viết:

"Chi tiết về một số trường hợp được đề cập trong "Chuyển Pháp Luân " (4) " trên Minghui.org

Trung Hòa
Theo Khổng Khánh Tường - Epoch Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Một số trường hợp văn minh thời tiền sử được đề cập trong "Chuyển Pháp Luân" (P-4): Bích họa thời viễn cổ