Một số trường hợp văn minh thời tiền sử được đề cập trong "Chuyển Pháp Luân" (P-3): Những công trình kiến trúc dưới đáy biển

Giúp NTDVN sửa lỗi

Diện tích của đại dương chiếm khoảng 71% diện tích trái đất. Do hạn chế về các phương diện như tài chính và công nghệ... con người hiện nay chỉ mới khám phá khoảng 5% đáy biển. Tuy nhiên, ở tất cả các đại dương đều đã tình cờ phát hiện ra những công trình kiến ​​trúc thời tiền sử hoàn chỉnh.

(Xem lại phần 1; phần 2)

Mọi người trên Internet thường hỏi về tính xác thực của một số trường hợp được đề cập trong các sách của Pháp Luân Đại Pháp. Trước thực tế là không có nghiên cứu chi tiết trên Internet và có những lời nói xấu ác ý làm hoang mang sự hiểu biết của mọi người, bài viết này đã tổng hợp tài liệu tương đối đầy đủ sau quá trình nghiên cứu cẩn thận và lâu dài.

3. Những công trình kiến trúc dưới biển

Năm 1968, nhà địa chất học người Pháp Xavier Le Pichon đưa ra lý thuyết về các mảng lục địa. Sự chuyển dịch giữa các mảng lục địa của trái đất rất chậm, thường dao động từ 0 đến 100mm mỗi năm. Điều đó có nghĩa là các mảng lục địa hiện tại ổn định trong một thời gian rất dài.

Diện tích của đại dương chiếm khoảng 71% diện tích trái đất. Do hạn chế về các phương diện như tài chính và công nghệ... con người hiện nay chỉ mới khám phá khoảng 5% đáy biển. Tuy nhiên, ở tất cả các đại dương đều đã tình cờ phát hiện ra những công trình kiến ​​trúc thời tiền sử hoàn chỉnh.

3.1. Các công trình kiến trúc dưới đáy Đại Tây Dương

Năm 2001, công ty thăm dò quốc tế Canada ADC (Advanced Digital Communication) được chính phủ Cuba ủy nhiệm khảo sát tài nguyên dầu mỏ ở eo biển Yucatan của Cuba và tình cờ phát hiện ra một hình dạng hình học cách mặt biển 650 mét (2.000 feet).

Các nhà nghiên cứu Zelitsky và Paul Weinzweig nhớ lại: Nơi họ đang khám phá là một bình nguyên cát phẳng dưới đáy biển. Khi những công trình kiến ​​trúc khổng lồ đột nhiên xuất hiện trên vùng bình nguyên mênh mông bằng phẳng này, họ cảm thấy kinh ngạc và sợ hãi.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các robot đặc biệt để tiến hành thám hiểm biển sâu. Kết quả thăm dò cho thấy có một thành phố lớn phân bố trên diện tích khoảng 20 km. Những công trình kiến trúc được làm bằng đá granite cắt thành các hình dạng. Một số đá granite mịn có hình kim tự tháp, và một số có hình tròn. Nhà nghiên cứu Zelitsky nói với Reuters, hãng tin đến phỏng vấn, rằng: "Đây là một cấu trúc rất tuyệt vời. Nó thực sự trông giống như một trung tâm đô thị lớn".

Điều khiến các nhà địa chất khó hiểu là đá granite được sử dụng trong công trình kiến trúc đó không tồn tại ở Cuba và vùng biển lân cận. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là một thành phố khổng lồ như vậy có thể được bảo tồn hoàn toàn ở độ sâu 650 mét dưới biển. Điều này cho thấy thành phố đã không trải qua các thảm họa địa chất như động đất lớn khi nó chìm xuống dưới đáy biển.

Ngày 27 tháng 10 năm 2002, Kentucky Daily News (Bowling Green, Kentucky) đã đăng bài báo "Các chuyên gia nói rằng di tích chìm ở Cuba có thể là con người tạo ra" (Submerged Cuban Ruins May Be Manmade, Experts Say). Bài báo thuật lại phân tích của các chuyên gia từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Havana, Thủ đô của Cuba. Nhà địa chất học Manuel Iturralde sau khi phân tích kỹ lưỡng các mẫu đá, video và ảnh đã cho biết: "Một số hình ảnh được phát hiện là cực kỳ bất thường. (Nguyên văn: We have some figures which are extremely unusual)". Ông nói thêm: "Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một mô hình như vậy, và điều khó hiểu nhất là độ sâu của đáy biển mà nó tồn tại. Nếu nó bị sụt lún với tốc độ nhanh nhất của quá trình vận động kiến ​​tạo địa chất, thì sẽ mất ít nhất 50.000 năm để đến một nơi có độ sâu 2.000 feet dưới biển. Tuy nhiên, 50.000 năm trước, không có nền văn minh nhân loại nào mà chúng ta biết đến có khả năng xây dựng những công trình kiến trúc phức tạp như vậy. (Nguyên văn: 50,000 years ago there wasn’t the architectural capacity in any of the cultures we know of to build complex buildings)"

Nhà nghiên cứu Zelitsky nói với các phóng viên rằng ADC ban đầu dự định tiến hành các kế hoạch khám phá đáy biển chi tiết hơn như lặn có người lái trong khu vực. Tuy nhiên, kế hoạch này bị hủy bỏ vì không được chính phủ Cuba cho phép.

Kiến trúc đáy biển
Một phần của khu vực được vẽ bởi một sonar tinh vi (Minghui.org)
Kiến trúc đáy biển
Hình ảnh 3D được mô phỏng bởi robot biển sâu quét scan (Minghui.org)

3.2. Các công trình kiến trúc dưới đáy biển Thái Bình Dương

Năm 1986, thợ lặn Kihachiro Shinkaku tình cờ phát hiện ra một cấu trúc cầu thang nhân tạo dưới đáy biển của đảo Yonaguni (Di chỉ đảo Yonaguni) ở Nhật Bản. Kể từ năm 1992, các nhà nghiên cứu của Nhóm khảo sát đáy biển của Đại học Ryukyus và Khoa Vật lý và Khoa học Trái đất đã bắt đầu các cuộc điều tra sâu rộng. Họ đã sử dụng phương pháp lặn, lập bản đồ địa hình 3D, robot dưới nước và các phương pháp khác để thu thập dữ liệu. Kết quả là họ tìm thấy các công trình kiến trúc như sân vận động, tượng, bia kỷ niệm, đường xá, cống thoát nước, khu dân cư và các tòa nhà khác, cũng như các phiến đá có phù điêu động vật và nhiều công cụ lao động khác nhau. Toàn bộ tổ hợp công trình kiến trúc có chiều dài khoảng 270m (hướng đông tây), rộng khoảng 120m (hướng bắc nam), cao khoảng 26m.

Qua phân tích kỹ lưỡng, các nhà nghiên cứu cuối cùng cho rằng đây có khả năng là một quần thể kiến trúc nhân tạo. Thông qua việc trắc định các hóa thạch sinh học và đá bề mặt gắn liền với kết cấu đáy biển, nhóm điều tra cho rằng công trình này đã có ít nhất 10.000 năm tuổi. Đá sa thạch dùng để xây dựng các công trình kiến trúc này được hình thành cách đây 20 triệu năm.

Kiến trúc đáy biển
Các công cụ của con người được tìm thấy tại di chỉ Đảo Yonaguni (Minghui.org)
Kiến trúc đáy biển
Các kiến trúc nhân tạo ở di chỉ dưới đáy biển của Đảo Yonaguni (Minghui.org)
Kiến trúc đáy biển
Tổng quan về Di tích dưới đáy biển của Đảo Yonaguni (Minghui.org)

Tháng 5 năm 2001, Bộ Khoa học và Công nghệ Ấn Độ thông báo rằng Viện Công nghệ Đại dương Quốc gia (NIOT - the National Institute of Ocean Technology) đã phát hiện ra di tích của một nền văn minh cổ đại dưới đáy biển Vịnh Cambay. Di tích này cũng được gọi là Di chỉ Văn hóa Vịnh Cambay (GKCC - Gulf of Khambhat Cultural Complex). Nó nằm ngoài khơi bờ biển phía tây của Ấn Độ 20km, dài khoảng 9km và sâu khoảng 30 đến 40 mét. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những ngôi nhà được sắp xếp có quy tắc, kho lương thực, nhà tắm, hệ thống thoát nước, đường xá và các phòng ốc được sắp xếp gọn gàng, và các dấu vết của lửa.

3.3. Các công trình kiến trúc đáy biển khu vực Ấn Độ Dương

Viện Nghiên cứu Địa vật lý Quốc gia (NGRI) của Ấn Độ, Viện Khoa học Cổ sinh Birbal Sahni Ấn Độ (BSIP Birbal Sahni Institute of Palaeosciences) và Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Vật lý ở Ahmedabad, Ấn Độ đã thông qua trắc định carbon 14, cho rằng di tích đáy biển của Vịnh Cambay có thể có từ 9.500 năm trước.

Kiến trúc đáy biển
Di tích văn hóa Vịnh Kanbat, Ấn Độ (Minghui.org)

3.4. Các công trình kiến trúc khác dưới đáy biển

Ngoài ra còn có nhiều di tích dưới nước đã được phát hiện, chẳng hạn như thành phố Atlit-Yam dưới đáy biển gần bờ biển của Israel, thành phố Pavlopetri dưới đáy biển bờ biển của Hy Lạp, v.v. Tất cả đều có quy hoạch đô thị gần như hoàn chỉnh, và có những di tích về sự tồn tại của con người. Do con người hiện nay khám phá chưa đến 5% đáy biển, nên những phát hiện nói trên chỉ là giọt nước trong đại dương của các công trình kiến trúc thực sự dưới đáy biển.

Ngoài những công trình kiến ​​trúc thời tiền sử, người ta còn phát hiện ra một số thành phố từng tồn tại trong lịch sử nhân loại lần này. Một số thành phố này chỉ tồn tại trong các thư tịch cổ và bia ký, và gần như đã biến mất trong trí nhớ của mọi người. Trong thời hiện đại, các nhà khảo cổ đã sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến để tái tạo những gì còn lại của các thành phố này thông qua việc nghiên cứu các tài liệu lịch sử.

Ví dụ: "xoáy nước sang trọng", "bên cảng sa đọa" Baiae được miêu tả bởi các nhà thơ La Mã cổ đại, "trung tâm hành hương" Thonis-Heracleion của tà giáo Isis cổ vũ giải phóng tình dục, Cung điện Đảo Antirhodos của "Hoàng hậu quỷ Ai Cập" Cleopatra VII, thủ phủ của cướp biển "thành phố xấu xa nhất trên trái đất" Cảng Hoàng gia (Port Royal) Jamaica v.v. Những thành phố này chìm dưới đáy biển trong những trận động đất kinh hoàng và sóng thần khổng lồ. Một số lượng lớn đồ trang sức, tiền vàng, những bức tượng tinh xảo và những cung điện bị phá hỏng còn lưu lại dưới đáy biển. Giống như thành phố cổ đại Pompeii bị bao phủ bởi tro núi lửa, người dân ở đó từng có vật chất vô cùng giàu có trong lịch sử, nhưng họ từ bỏ tín ngưỡng đối với các Chính Thần, phóng túng hưởng lạc, đánh mất đạo đức và cuối cùng đã cùng với thành phố chìm xuống đáy biển.

(Xem tiếp Phần 4)

Nguồn bài viết:

"Chi tiết về một số trường hợp được đề cập trong "Chuyển Pháp Luân " (3) " trên Minghui.org

Trung Hòa
Theo Khổng Khánh Tường - Epoch Times

 



BÀI CHỌN LỌC

Một số trường hợp văn minh thời tiền sử được đề cập trong "Chuyển Pháp Luân" (P-3): Những công trình kiến trúc dưới đáy biển