Một sĩ quan công an khóc nói: Núi Bí người chết đói vùi thây đầy núi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cái gọi là "Ba năm thiên tai" là chính quyền Bắc Kinh đổ lỗi "Nạn đói lớn" từ năm 1958 -1962 khiến khoảng 45 triệu người chết đói là do "thiên tai". Theo các nhà nghiên cứu thì nguyên nhân chính là do hàng loạt chính sách sai lầm như "Đại nhảy vọt", "nhà nhà làm gang thép", "Đuổi chim sẻ", "chống phần tử cánh hữu"... gây ra, hoàn toàn không phải do thiên tai.

Núi Bí không phải là núi mà là nơi chôn người chết. Trên một con dốc hoang vu phía sau Bệnh viện Trại Cải tạo Lao động Sa Bình huyện Nga Biên, tỉnh Tứ Xuyên. Vào thời điểm đó, hơn 10.000 người theo tôn giáo đã bị giam giữ tại Trại cải tạo Lao động Sa Bình, trong đó 80% là 'phần tử cánh hữu'. Trong cái gọi là "ba năm thiên tai", hơn 5.000 người 'cánh hữu' đã chết đói trong hơn hai năm, cho đến tận hôm nay vẫn ít người biết đến. Nhiều người sắp chết đã được đưa đến đây đầu tiên để cấp cứu. Cái gọi là cấp cứu là cho một ít bánh cám để ăn, và chết trong bệnh viện trong vài ngày. Lúc đó có quá nhiều người chết, không chỉ là không có quan tài, mà còn không có mộ riêng, chôn trong hố chôn tập thể lớn. Nghe nói có nhiều hố chôn hàng chục người, trên đó chỉ còn một lớp đất mỏng. Sau này, không biết ai đã trồng bí trên đó, những cây bí này mọc xum xuê tươi tốt, hoa vàng dày đặc, những quả bí thu hoạch sau mùa thu đều to, mập, mềm và nặng. Từ đó, Núi Bí" đã nổi tiếng khắp Trại và trở thành một cảnh đẹp ở Sa Bình.

Ông Tưởng Bá Linh, một cán bộ hưu trí 75 tuổi của Sở Công an Trùng Khánh, chính là người năm xưa đã chôn xác những người chết đói ở "Núi Bí". Hơn 40 năm sau thời kỳ đó, chúng tôi gặp nhau và nói về chuyện này, vẫn cảm thấy đau buồn thê lương. Nói về lý do hồi đó bị xếp vào hạng 'phần tử hữu khuynh', ông tức giận nói: "Ơn nghĩa sâu nặng, kiếp nạn khó tránh khỏi, thủ đoạn gian dối bày ra nên mới bị vào tròng”.

Lịch sử quay trở lại năm 1957, cao trào của tháng Năm. Sở Công an thành phố Trùng Khánh, cũng như cả nước, khắp nơi đều dán những tấm áp phích chữ to, trong nhiều tấm áp phích chữ to có đoạn "Tuyết lạnh tặng than - nơi này ít, Trên gấm thêu hoa - Sở ta nhiều. Tác giả là một cảnh sát trẻ đẹp trai Tưởng Bá Linh với ngòi bút sắc sảo. Ông chủ yếu bày tỏ sự không hài lòng với việc lãnh đạo Sở xâm phạm phúc lợi của mọi người, vì vậy đã xảy ra chuyện động trời, nhiều người đã ký tên ủng hộ và đồng thanh kêu gọi: "Tổ chức lại ban phúc lợi của Sở, kiểm tra sổ sách, sửa chữa sai phạm ”Lãnh đạo Sở lập tức điều động đội ngũ ra sức bác bỏ và tiến hành đàn áp. Trần Tông Phổ, Phó giám đốc Sở kiêm Bí thư Đảng ủy, ngay lập tức có bài phát biểu và tuyên bố: "Mặc dù chúng ta đã làm sai một số điều về phúc lợi, nhưng nó khác với cuộc tấn công ác độc của phe cánh hữu vào Đảng và Chủ nghĩa xã hội. Chúng ta phải tổ chức phản công để loại bỏ tác động tiêu cực".

Tình hình và kết quả có thể dự liệu được, lập tức mũi giáo quay lại tấn công những người kêu gọi 'cải tổ'. Tưởng Bá Linh nói rằng ngoài "tội đáng phải chịu" của tôi, một số đồng chí tốt đã thực sự bị liên lụy, chẳng hạn như Nhiệm Thư Vượng, một cán bộ già, từng chiến đấu trong xã hội cũ, tham gia cách mạng và bị thương đổ máu. Ông ấy cũng bị xếp vào 'phái hữu'. Người nhà ông ấy không chịu chấp nhận và dán áp phích lên văn phòng thành phố để đòi công lý. Kết quả là cuộc sống của ông Nhiệm càng thêm khó khăn. Đối với tôi, thực ra không cần dùng đến những phương pháp khác: đuổi gió bắt bóng, tìm cách làm sai lệch ý định ban đầu, thậm chí thêu dệt những tài liệu chẳng ra gì để tạo ra cái gọi là "công kích cuộc 'trấn áp bọn phản cách mạng' là sai lầm 100%” và “trở thành 'kẻ cầm đầu cánh hữu' của tòa soạn Công an Trùng Khánh"... Cái gì là cánh hữu với cực hữu? Người cánh hữu lớn nhất trong Sở đã được xác định 'đúng lý lẽ', 'danh chính ngôn thuận' rồi. Vì vậy, ông Tưởng đã bị khai trừ công chức và đưa đi cải tạo lao động.

"Chính quyền khắc nghiệt còn hung dữ hơn cọp, nếu thêm nạn đói thì chính là hai con hổ lao về phía tôi, anh có chịu được không?"

ba năm thiên tai
Khi bước vào thời kỳ "ba năm thiên tai", chúng tôi phải đối mặt với nạn đói lớn, và đã chết đói rất nhiều. (Ảnh: internet)

Ông Tưởng kể: Ngay sau đó ông được vũ trang hộ tống và được điều động đến khu lao động Đại Bảo của Trại Sa Bình, từ đó trở thành một tiện dân và chịu đủ mọi khổ cực, đặc biệt là đủ loại khổ sở ở nơi chó ăn đá gà ăn sỏi ấy, quả là thế gian hiếm có, cả đời không quên. Khi bước vào thời kỳ "ba năm thiên tai", chúng tôi phải đối mặt với nạn đói lớn, và đã chết đói rất nhiều. Lúc đó định lượng là 9kg/người/tháng ngũ cốc thô. Tuy nhiên trừ ban nấu ăn, nhóm kiếm củi, nhóm vận chuyển, căng-tin cán bộ và bếp ăn công nhân viên (tức là những người lao động tốt được xóa bỏ cải tạo lao động và làm việc cho Trại), còn lại tất cả chúng tôi khi xúc vào bát cơm chỉ là một lớp ngô mà thôi, làm sao có thể lót bụng được? Làm sao có thể lao động được? Nếu điều này tiếp tục vòng luẩn quẩn, bị cắt khỏi nguồn sống. Mùa màng bị teo tóp từ lúc gieo sạ thưa thớt, thu hoạch ít hoặc không có thu hoạch, tự lực cánh sinh trở thành lời nói suông.

Sau đó, do thân phận là công an nên tôi đã được chiếu cố và được phân đến đến Bệnh viện Trại để tiếp tục công việc phát thanh tuyên truyền. Do phòng bệnh căng thẳng nên tôi phải ở chung căn lều nhỏ với Thang Nhân Kiết (thống kê), Diệp Lâm (vẽ tranh), Trình Phổ (văn nghệ - giải trí). Đúng lúc vợ của anh Diệp đến thăm, nói đến chuyện bên ngoài, cô ấy bức xúc kể về việc mẹ cô đang nấu cơm ở nhà, đong theo định lượng, cụ cũng đói đến mức bớt chút khẩu phần của con cháu. Tình cảm gia đình còn bạc như thế này, thì có thể tưởng tượng lao động cải tạo ra sao?

Thiếu ăn đói khổ thời gian dài khiến hai chân tôi phù thũng, đến khu bệnh viện làm phát thanh thường ngày càng ngày càng miễn cưỡng, thấy giường bệnh đầy ắp người, sống chết đã trở nên biến hóa khôn lường. Thường rất khó phân biệt được người còn sống với người đã chết (tổ tạp vụ thiếu người lại sức khỏe yếu nên vận chuyển thi thể không kịp). Tiếng rên rỉ không dứt càng làm tăng thêm nỗi bi thảm thê lương. Chúng tôi còn phải trái với lòng mình là đánh roi những người vi phạm kỷ luật (chủ yếu là phản ánh việc khó kìm nén thèm ăn, trao đổi riêng tư), nhắc nhở bệnh nhân ăn uống không tiêu. Những việc khiến người ta tức chết liên tiếp xuất hiện không ngừng. Nhưng lúc này, tôi lại trở thành “nhân viên", lao động cải tạo 3 năm rưỡi rồi và ác mộng còn lâu mới kết thúc.

Bệnh viện không so được với đội, bệnh tình cao hơn thân phận. Sau đó tôi vào phòng bệnh, các bác sĩ, y tá thông cảm nhưng khó hồi phục, sau đó cổ trướng, tiêu chảy, sốt cao, viêm gan, rồi nguy kịch chỉ chờ chết. Tôi còn tỉnh táo, mơ hồ nghe tin bác sĩ và y tá họp bàn và phê bình tính háu ăn của một cô y tá luộc trứng, thực ra là luộc cho tôi nhưng tôi không muốn ăn. Trong lúc nguy cấp, may mà anh trai và chị dâu tôi ở Vũ Hán đã kịp thời và gửi cho tôi một hộp thuốc tiêm tinh chất gan, bác sĩ Đường vừa cười vừa nói với tôi: "Cái này kéo em từ chỗ Diêm Vương trở về". Hơn nữa trong Trại có người là Dương Trường Sinh, vì ra ngoài hái trộm tiêu nên bị người ta đánh, sau thành bệnh viêm tủy. Tuy nhiên người này thường giúp tôi chu tế bữa ăn, thật đúng là trong tuyết tặng than, nhưng tôi không báo đáp được, cuối cùng chỉ còn là niềm hối hận. Sau khi cơ thể bình phục, tôi trở lại đội tạp vụ, làm những công việc nhẹ nhàng nhất có thể. Một hôm, Bệnh viện triệu tập tôi nhận nhiệm vụ đặc biệt, bởi vì tin tức người chết trong Trại đã truyền ra ngoài. Sau cái chết của nhà văn Lưu Thịnh Á, những người thân của ông ở Trùng Khánh muốn xin vào thăm viếng ông. Vì số người chết quá nhiều, có người thậm chí còn không có mộ. Người ta đề xuất bù đắp thích hợp, và thực hiện một số biện pháp che đậy và giả mạo. Vì vậy mới lệnh cho tôi đến Núi tùy cơ hành sự, lập bia cho những người bạn cùng hoạn nạn bị âm dương chia cắt đôi đường. Cái gọi là bia nhưng cùng lắm thì chỉ là một hòn đá lớn hơn một chút, trên có ghi họ tên người đã khuất bằng sơn đỏ.

Nói đến đây, Tưởng Bá Linh rưng rưng, ​​nghẹn ngào không thành tiếng. Sau khi lau nước mắt trên khóe mắt, ông tiếp tục kể: Tôi bước ra khỏi văn phòng bệnh viện và đến ngay Núi Bí. Trước mắt tôi là một biển rộng xanh tươi, dây bí leo khắp nơi tươi tốt với những bông hoa vàng khoe sắc và vô số quả bí ngô. Ở lối vào có một số gò có độ cao thấp khác nhau, nhưng vẫn có những đống đất được vun thành gò, thật khó có thể gọi nó là nghĩa trang được. Biết rằng nhiệm vụ khó khăn là vậy nhưng việc “tạm nhập hộ khẩu” Núi Bí này quả thực không dễ làm!

Tôi liên hệ ngay với nhân viên Lưu, người phụ trách việc chôn cất cái xác trong đội tạp vụ. Anh ta tìm đông tìm tây, cuối cùng cũng có thông tin. Có vẻ như thông tin ban đầu vẫn bình thường. Có những ô hình chữ nhật được vẽ có trật tự và họ tên được điền vào các ô: Dần dần không phải là mỗi ô một người nữa mà là mấy người một ô, sau đó cũng không còn ô nữa, chỉ là một đống tên chen chúc nhau.

Nhân viên Lưu lẩm bẩm giải thích:“Theo thời gian, ngày càng có nhiều người chết, cộng với việc thể lực của các thành viên trong đội sa sút, không còn quan tài cho mỗi người nữa (mặc dù nó được làm bằng vài tấm gỗ), và không thể một ngôi mộ cho mỗi người. Khi bận rộn quá thì mấy người một hố, thậm chí cũng bỏ không dùng quan tài nữa, cố gắng lấp đất lên che đậy là được. Chuyện này thực sự như vậy, nói thật đấy".

Tôi lấy cuốn sổ và một số trang rời, và bắt đầu làm việc "theo hình tìm ngựa". Núi Bí sản xuất rất nhiều bí, kỳ thực không phải bí ẩn, cũng không phải do phương thức cày cuốc, mà chính là bởi vì có rất nhiều xác chết phủ lên đất mỏng, theo quy luật vật chất bất diệt, những nhân viên và học viên chết trong Trại lao động chết chóc này, lại một lần nữa cống hiến cho các bạn trong trại. Thảo nào đồ ăn ở bệnh viện phong phú hơn ở trên đội. Nhưng sau khi trải qua những điều này, tôi sinh ra tâm lý từ chối món bí, nhất là bí trên Núi Bí không thể nuốt được.

Tôi mang theo một tuýp sơn đỏ, tay cầm “bảng danh sách", cố gắng hết sức để đặt vị trí một cách chính xác và rưng rưng viết họ tên của nhiều nạn nhân. Mặc dù về thư pháp bút lông, tôi thiếu các kỹ năng cơ bản, nhưng tôi đã sử dụng trái tim và năng lượng của mình để đạt được sự chăm chú tỉ mỉ. Không thể xây mộ được, chỉ di chuyển những viên đá đã hình thành và sử dụng chúng làm "tọa độ"! Vào thời điểm đó, tôi đã cố gắng hết sức để tìm kiếm những người quen trong số những người đã chết, và phát hiện ra rằng có người bạn thân cùng làng, cũng là bạn cùng lớp và đồng nghiệp của tôi là Lưu Chúc Hoán đang ở Núi Bí. Tôi nhớ rằng sau khi trở thành một 'phần tử hữu khuynh', tôi đã có một cuộc gặp mặt vội vã với Lưu trước khi tôi đến Tỉnh ủy Thành Đô để nộp đơn khiếu nại kêu oan. Lưu mới kết hôn, và anh ấy đã tính sẵn số phận của mình. Lúc đó, tổ chức đang truy lùng anh ta và vận động anh tấn công tôi để lấy công chuộc tội. Tôi ngay lập tức bày tỏ, dù sao thì sự việc đã đến mức này rồi, để bảo vệ mình, anh cứ tố cáo. Mười tội trạng hay 8 tội trạng thì cũng không quan trọng. Quá bất ngờ, anh ta nói một câu nặng chịch: Làm người sao có thể bán rẻ lương tâm!

Mặc dù chúng tôi không có sự cấu kết chống Đảng và chống Xã hội chủ nghĩa với nhau, nhưng rõ ràng tôi dùng bút hiệu "Tề Thiên" để tự xưng là Tề Thiên Đại Thánh, anh cũng không xác nhận, nói rằng "Tôi không phải là con giun trong bụng Tưởng Bá Linh, ai mà biết anh ta nghĩ gì?". Mặc dù Lưu Chúc Hoán trở thành một người hữu khuynh là thuộc về định số. Lẽ ra anh không nên từ bỏ cơ hội lợi dụng tôi để không bị cải tạo lao động. Về điều này, tôi rất biết ơn và hối hận, cuối cùng tôi đã giúp vợ anh ấy là Chu Quang Tú gây quỹ được 500 tệ, tìm được một nơi để kiếm sống ở công ty dệt len để báo đáp. Những người biết đều khen ngợi tôi có nghĩa khí.

Người chết đói vì hạn hán trong năm 1942, tại Hà Nam, Trung Quốc.
Người chết đói vì hạn hán trong năm 1942, tại Hà Nam, Trung Quốc. (Ảnh qua tinhhoa.net)

Tôi đang ngồi trên đầu ngôi mộ của Lưu Chúc Hoán. Để biến nó thành một điểm đến tiêu chuẩn, tôi đã cố gắng hết sức để tạo ra một số rào ngăn, hầu như không giống như một nấm mồ nhỏ. Nghĩ lại chuyện xưa, tôi không thể kìm được nước mắt. Nghe nói, Lưu chết vì không kiềm chế được, ăn một bữa no do Chu Quang Tú gửi đến, không may bị từ “chết đói" biến thành "chết no". Có rất nhiều người đã chết như anh ấy. Ai chịu trách nhiệm về cái chết của anh ấy? Mỗi người nói một kiểu.

Tưởng Bá Linh nói tiếp: Một số lượng lớn người chết vì đói, một số người trong số họ có nguyên nhân chết khác, nhưng bản chất vẫn là không đổi: dương gian mê muội, âm gian chết oan. Một đồng nghiệp khác của tôi, một giáo viên trường công an, Phó Cảnh Đức, quê gốc ở Hà Nam, vốn chỉ là quen biết nhau, vận mệnh chung nên chúng tôi có qua lại. Anh là một người đẹp trai, cương trực, vì bất đồng tư tưởng về việc 'chống hữu khuynh' bằng cải tạo lao động nên anh ta đã bị quy chụp. Khi cùng tôi ở đội Nhất Trung của Đại Bảo, tôi đã cố gắng hết sức để đưa anh ấy vào bếp lớn, nhưng cũng chẳng được bao lâu. Sau này, không biết làm thế nào mà anh trở thành một điển hình chống cải tạo. Theo lời kể của nhân chứng Trương Bồi Hậu, Phó đã bị cùm chân để suy ngẫm kiểm điểm. Một hôm trời mù sương và yêu cầu họ đi làm. Vì lý do nào đó, Phó một mình loạng choạng chạy về phía trước, thần trí không tự chủ, bất chấp lời cảnh cáo của cảnh vệ và cán bộ dẫn đội hô đứng lại. Các lính canh xả súng lên trời nhưng anh vẫn không đứng lại. Cảnh vệ hỏi Giám đốc Lý (Lý từng là giám đốc khu vực Đại Bảo, sau đó bị giáng xuống chức vụ bình thường) phải giải quyết như thế nào thì ông ta trả lời: “Bắn". Ngay lập tức, một phát súng được bắn ra, thi thể nằm ngang mặt đất. Mặc dù sau này truy cứu "lệnh bắn" không thích hợp, có thể kéo anh ta trở lại. Còn giám đốc Lý đã bị giáng chức là xong chuyện, ở đây coi mạng người như cỏ rác thế này cũng đủ để suy ngẫm. Cái chết oan uổng của Phó không thể nào kết luận được, có thông báo cho người thân hay không thì vẫn là ẩn số.

Ông Tưởng nói rằng ông có một số danh sách lớn trong tay, và ước tính có thể đếm được từ hai đến ba nghìn người. Ôi, Núi Bí ơi Núi Bí, ở đây chôn vùi bao nhiêu người thành gò thành hố, ai không phải là tấm thân ruột thịt do cha mẹ sinh thành nuôi nấng, thế mà chỉ vì vài lời nói, mấy hàng chữ mà đã bị hạ thành tiện dân chính trị rồi bị sát hại như vậy. Ôi, dưới Núi Bí linh hồn của những người bạn 'cánh hữu', những người vẫn mộng mơ "Mùa Xuân Trở Về", ai bảo chân trời có cỏ thơm? Bao nhiêu cô hồn dã quỷ vẫn còn đang lởn vởn vùng đất Trung Nguyên.

Trung Hòa
Tác giả: Thiết Lưu, đăng trên Epoch Times tiếng Trung

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Một sĩ quan công an khóc nói: Núi Bí người chết đói vùi thây đầy núi