Một lời tốt đẹp ấm tựa ba đông: Đoán tuổi người nói trẻ, đoán giá vật nói cao

Giúp NTDVN sửa lỗi

Văn hoá truyền thống Á Đông bác đại tinh thâm, truyền thừa hàng ngàn năm đã lưu giữ cho con cháu thế hệ đời sau chúng ta những trí huệ trân quý như bảo ngọc, tục ngữ chính là một trong số ấy. Trong nền văn hoá Á Đông cổ đại, tục ngữ luôn giữ được một vị trí vô cùng trọng yếu cho đến tận ngày hôm nay.

Tuy nhiên tục ngữ đại đa số đều do trăm họ sáng tạo ra trong đời sống dân gian thường ngày, nhưng lại chứa đựng rất nhiều những ý nghĩa, đạo lý nhân sinh của con người, đối với cuộc sống của những người thế hệ sau đều có ý nghĩa chỉ đạo, khiến ngôn hành chúng ta được lấp đầy bởi sự chân thành, thiện lương, dung nhẫn, v.v. cùng những tinh hoa truyền thống tốt đẹp.

Bởi lẽ tục ngữ là văn hoá sống, vậy nên có những lúc nghe thấy dường như rất thông tục, không ưu nhã như những vần thơ câu ca, nhưng đây chính là điểm đặc biệt của tục ngữ, thông tục nhưng không mị tục (uốn éo, nịnh bợ), dùng những ngôn từ đơn giản thích hợp với dân gian mà giảng được đạo lý nhân sinh, có những lúc ngược lại những ngôn từ văn học đơn giản như vậy lại khiến con người dễ dàng lý giải và tiếp thụ.

Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu cho các bạn độc giả một câu tục ngữ, phải chăng bạn đã nghe qua? Đó chính là “Đoán tuổi người nói trẻ, đoán giá vật nói cao”. Câu tục ngữ này rốt cuộc có ý nghĩa gì?

Bởi lẽ tục ngữ là văn hoá sống, vậy nên có những lúc nghe thấy dường như rất thông tục, không ưu nhã như những vần thơ câu ca, nhưng đây chính là điểm đặc biệt của tục ngữ, thông tục nhưng không mị tục
Bởi lẽ tục ngữ là văn hoá sống, vậy nên có những lúc nghe thấy dường như rất thông tục, không ưu nhã như những vần thơ câu ca, nhưng đây chính là điểm đặc biệt của tục ngữ, thông tục nhưng không mị tục. (Ảnh: Shutterstock)

Đoán tuổi người nói trẻ

Con người ai cũng sợ già, đó là bản năng tự nhiên của quy luật sinh lão bệnh tử. Cho nên đối với tuổi tác mà nói thì cảm giác tuổi trẻ bao giờ cũng gắn với niềm vui nhiều hơn. Vì thế người xưa cũng dạy, khi chúng ta tương tác với người khác, nếu bên kia muốn bạn đoán tuổi của anh hay cô ấy, chúng ta nên cố gắng đoán theo hướng trẻ tuổi, và không nên đoán theo hướng già tuổi.

Điều này đặc biệt áp dụng cho phụ nữ, bởi vì tất cả mọi phụ nữ đều thích được nói trẻ hơn so với tuổi thực tế. Một số người có thể cảm thấy rằng hành vi này là không trung thực, nhưng điều này phản ánh sự khéo léo của người xưa. Nó rất hài hòa trong việc thực hiện các mối quan hệ giữa các cá nhân trong khi mâu thuẫn hay nhún nhường, và cách tiếp cận này cũng có thể đưa họ đến gần chúng ta hơn.

Tình huống này phổ biến hơn ở nơi làm việc. Một đồng nghiệp lớn tuổi hơn chúng ta, nên được gọi là "chị", như vậy thường sẽ làm cho đối phương hạnh phúc hơn gọi là “cô". Mặc dù vậy, thuật ngữ này không nên sử dụng một cách thái quá và chẳng nên coi ai cũng như ai, tất cả đều có tiêu chuẩn và chừng mực, nếu không nó sẽ trở thành cái gọi là đạo đức giả hay kẻ xu nịnh.

Thực tế là dù bạn đoán họ già hay trẻ thì số tuổi thực của họ không thay đổi, nhưng niềm vui cũng khiến người ta trẻ hơn mà chẳng phải mất chi công sức.

khi chúng ta tương tác với người khác, nếu bên kia muốn bạn đoán tuổi của anh hay cô ấy, chúng ta nên cố gắng đoán theo hướng trẻ tuổi
Khi chúng ta tương tác với người khác, nếu bên kia muốn bạn đoán tuổi của anh hay cô ấy, chúng ta nên cố gắng đoán theo hướng trẻ tuổi. (Ảnh: Pixabay)

Đoán giá vật nói cao

Đôi khi giao dịch với người khác, nếu thấy rằng đối phương có một món đồ quý giá, và chúng ta cần phải đoán được trị giá của nó, thì chúng ta cũng nên đoán với giá đắt nhất có thể.

Làm như vậy là bởi vì nếu đó là một món đồ được đối phương trân trọng, họ thường không muốn bán nó cho bất kỳ ai, mà chỉ muốn trưng bày để chia sẻ niềm vui ngạo nghễ khi là chủ sở hữu với người khác. Vậy nên trong mắt họ, giá trị của đồ vật đó phải cao hơn giá thị trường. Hơn nữa, khi chúng ta đoán theo hướng giá cao, ngoài việc khẳng định tầm nhìn của bên kia, họ còn nhận ra giá trị của mặt hàng, điều này sẽ khiến họ cảm thấy vui vẻ khi được sở hữu một đồ vật đáng giá.

Có một câu nói nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh: “người phá giá hàng hóa chính là người mua!” Thông thường người xưa có cuộc sống không no đủ như ngày nay. Khi họ phải mang đồ đạc của chính họ đến hiệu cầm đồ, thông thường đều cảm thấy rất ngại ngùng. Chẳng hạn, ngay cả khi chúng ta phải cầm một chiếc áo khoác lông chồn quý phái, người cầm đồ thường nói một cách chua chát như: "Côn trùng cắn chuột nhai, rơi nát hết lông chồn, hỏng cả bộ y phục!" Khi này bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và buồn tẻ, đó là lý do tại sao dân gian thường nói: “đoán giá vật nói cao", đó cũng là thể hiện sự tôn trọng với người khác.

"Một lời tốt đẹp ấm tựa ba đông, một lời ác ý nửa tháng hè giá buốt". Người xưa có đạo đức cao, biết quan tâm đồng cảm, nghĩ cho người khác, bởi lẽ họ vô cùng coi trọng khẩu đức và lời nói ra thường sẽ làm cho người khác thấy ấm áp. Tuy nhiên xã hội hiện tại, nói dối, lừa gạt đã trở nên quá phổ biến, những lời nói ra thường cay nghiệt và làm tổn thương đối phương, hoặc nếu không thì cũng là những lời nói rỗng tuếch nịnh bợ giả tạo, khiến cho người khác đánh mất niềm tin vào chính họ.

Trúc Lâm

Theo: Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Một lời tốt đẹp ấm tựa ba đông: Đoán tuổi người nói trẻ, đoán giá vật nói cao