Lưu An Thế: Trung thần hiếu tử được Trời xanh bảo hộ, đại nạn không chết

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Nếu tôi vì suy nghĩ cho con cháu đời sau thì tôi đã không ở trong hoàn cảnh này ngày hôm nay, tôi hy vọng có thể làm một thần dân hữu thủy hữu chung, sau này chết đi mới có mặt mũi gặp Tư Mã Quang”.

Lưu An Thế khi còn trẻ đã từng đi theo Tư Mã Quang để học hỏi, ông xin Tư Mã Quang chỉ dạy cách tu thân. Tư Mã Quang không ngần ngại mà ân cần giúp đỡ. Lưu An Thế đã đặt ra yêu cầu nghiêm khắc với bản thân mình, đầu tiên là làm được việc không nói dối, bình thường khi ở nhà cũng không lười biếng, ngồi lâu cũng giữ tư thế không nghiêng đổ, viết chữ cũng không được nguệch ngoạc sơ sài, không dùng lời lẽ ngon ngọt dẫn dụ lòng người làm lợi cho mình. Lòng trọng hiếu và sự chính trực của ông được rèn giũa giống như Tư Mã Quang.

Khi Lưu An Thế vừa được bổ nhiệm làm quan ngự sử, ông không vội vã lên triều nhận chức mà trước tiên ông về thông báo cho mẫu thân của mình. Lưu An Thế nói với mẹ rằng: “Triều đình đã không nghi ngờ An Thế con bất tài, đã bổ nhiệm làm người quan ngự sử, nếu như tiếp nhận chức vụ này, con phải mở to đôi mắt của mình, phải buông bỏ được tính khí ngang ngạnh, phải biết chịu trách nhiệm. Mỗi khi bực dọc và ngỗ ngược, có lẽ sẽ dẫn đến tai họa. Hoàng Đế dùng đức nhân hiếu để trị vì thiên hạ, nếu như con khước từ chức quan này vì lý do con phải phụng dưỡng cha mẹ thì có thể tránh được việc cả nhà phải nhận tội trong tương lai”.

Mẹ ông nghe xong liền chậm rãi khuyên bảo: “Con không nên khước từ sự bổ nhiệm này, mẫu thân có nghe nói trách nhiệm của quan ngự sử chính là thiên tử tranh thần (quân thần khuyên can vua), phụ thân của con cả một đời hy vọng được làm quan ngự sử nhưng lại không có cơ hội, hôm nay con có phúc trở thành quan ngự sử, con nên hy sinh bản thân mà báo ân cho đất nước. Nếu trong tương lai con thực sự bị kết tội và bị lưu đày, bất luận xa gần, mẹ sẽ đi cùng con”.

Nếu trong tương lai con thực sự bị kết tội và bị lưu đày, bất luận xa gần, mẹ sẽ đi cùng con. (Ảnh: miền công cộng)
Nếu trong tương lai con thực sự bị kết tội và bị lưu đày, bất luận xa gần, mẹ sẽ đi cùng con. (Ảnh qua History.creaders.net)

Lưu An Thế như trút bỏ được nỗi lo trong lòng, tiếp nhận việc bổ nhiệm của triều đình. Sau khi nhậm chức, Lưu An Thế quả nhiên có thể giữ nghiêm nghị luật lệ triều đình, hỗ trợ công lý. Có lúc ông ấy còn đứng giữa triều đường, trước mặt các công khanh đại thần thẳng thừng khuyên can vua, lời nói có phần quyết liệt làm cho hoàng thượng nổi giận, khi này Lưu An Thế lặng im một hồi, đợi khi cơn giận của hoàng thượng nguôi đi, ông lại bước tới để khuyên can, những người bên cạnh vì ông ta mà vã hết cả mồ hôi. Lưu An Thế dáng người lại cao to, vạm vỡ, giọng nói như chuông lớn, vậy nên mọi người thường ví ông như mãnh hổ trên điện đường, không ai là không kính uy ông.

Lưu An thế sau đó quả nhiên vì nói thẳng, nói thật mà đã đắc tội với các quyền thần, bị đày xuống Mai Châu. Quyền thần Chương Đôn và Thái Biện không can tâm, muốn ép Lưu An Thế đi vào đường chết, vậy nên bọn họ đã bổ nhiệm một tên thổ hào (bạo chúa ở một địa phương) làm phán quan vận chuyển, phái đến Mai Châu để giết Lưu An Thế. Khi phán quan gần đến Mai Châu, quan coi giữ Mai Châu hay tin xấu, vội cử người đi báo cho Lưu An Thế, người báo tin đã khuyên Lưu An Thế tìm cách chạy trốn, nhưng vẻ mặt An Thế vẫn không hề biến sắc, ông thản nhiên uống rượu và cười nói trò chuyện cùng những người khác. Sau đó Lưu An Thế ung dung viết một bức thư và giao cho người hầu của mình, nói: “Sau khi ta chết, hãy làm tất cả mọi việc mà ta đã viết trong đây”. Lưu An Thế lại quay lại nói với người báo tin rằng: “Chết thì có là gì?”. Người báo tin xem được nội dung của bức thư từ người hầu của Lưu An Thế, thì ra ông muốn người hầu của mình giúp đỡ lo liệu chuyện gia đình của những người cùng bị giáng chức lúc đó với ông.

Người báo tin xem được nội dung của bức thư từ người hầu của Lưu An Thế, thì ra ông muốn người hầu của mình giúp đỡ lo liệu chuyện gia đình của những người cùng bị giáng chức lúc đó với ông.
Người báo tin xem được nội dung của bức thư từ người hầu của Lưu An Thế, thì ra ông muốn người hầu của mình giúp đỡ lo liệu chuyện gia đình của những người cùng bị giáng chức lúc đó với ông. (Ảnh qua Secretchina.com)

Sau đó phán quan mà Chương Đôn và Thái Biện cử đến để giết Lưu An Thế đã bị thổ huyết và chết khi còn cách Mai Châu 20 dặm. Lưu An Thế vì vậy mà đã thoát khỏi đại nạn. Thiết nghĩ, Lưu An Thế khi ở trên chiến tuyến của sự sinh tử đã bất chấp cả sự an nguy của bản thân, một lòng nghĩ cách để giúp đỡ người khác, chính vì vậy đã được ông Trời phù hộ, gặp đại nạn mà không chết.

Vào những năm cuối đời, những bậc hiền nhân quân tử cùng thời đại với Lưu An Thế đã không còn tại thế, chỉ còn lại một mình ông, mà danh tiếng lại càng ngày càng vang xa. Thời về sau có một tên hoạn quan là Lương Sư Thành được coi là một trong sáu tên cướp lừng danh nắm giữ trong tay quyền sinh quyền sát. Lương Sư Thành kính phục đức hạnh của Lưu An Thế, muốn làm lay chuyển tinh thần của ông, vậy nên liền cử người đến gặp Lưu An thế, ngỏ ý muốn trọng dụng ông, còn dụ hoặc Lưu An Thế hãy suy nghĩ kỹ đến tiền đồ của con cháu đời sau, dự tính kế hoạch lâu dài. Lưu An Thế cười và khước từ ý muốn của Lương Sư Thành, ông nói: “Nếu tôi vì suy nghĩ cho con cháu đời sau thì tôi đã không ở trong hoàn cảnh này ngày hôm nay, tôi hy vọng có thể làm một thần dân hữu thủy hữu chung, sau này chết đi mới có mặt mũi gặp Tư Mã Quang”.

Hai năm sau Lưu An Thế qua đời, Bắc Tống bị người Kim tiêu diệt. Người Kim đã đào mộ của Lưu An Thế, thấy diện mạo của ông vẫn như thể đang sống, người Kim kinh ngạc và cho rằng Lưu An Thế hoàn toàn không phải là một người bình phàm, vậy nên họ đã đóng lại kỹ lưỡng quan tài của Lưu An Thế rồi mới rời đi.

Anh Kỳ

Theo: Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Lưu An Thế: Trung thần hiếu tử được Trời xanh bảo hộ, đại nạn không chết