Luận Phong Thần diễn nghĩa: Trụ vương dâng hương đền Nữ Oa (phần 3)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trụ vương đang xem cung điện, bỗng đâu cuồng phong thổi tới, màn trướng cuộn lên, tượng Nữ Oa lộ ra, dung mạo đoan trang, ánh lành tỏa rạng, quốc sắc thiên tư, sống động như thật; như tiên nữ giáng phàm, Nguyệt điện Hằng Nga hạ thế.

Hồi thứ nhất : Thiên tượng sắp xếp là như vậy, chỉ do anh hùng không hiểu nên bất bình mà thôi

Lời tựa: “Phong Thần diễn nghĩa”, thường gọi “Bảng Phong Thần” có 100 hồi.
Câu chuyện về Thương Trụ Vương đề thơ trêu chọc Nữ Oa, Tô Đát Kỷ tiến cung mê hoặc Trụ Vương, lấy bối cảnh lịch sử Trung Quốc lúc đó Khương Tử Nha phò tá Chu Vũ Vương phạt Trụ, miêu tả cuộc chiến của hai triều đại Thương, Chu, cho đến các câu chuyện về Chư Tiên đấu trí, đấu Pháp, phá trận phong Thần, cuối cùng lấy việc Khương Tử Nha phong Thần, Chu Vũ Vương phong hầu làm hồi kết.

Thạch Đào: Vào thời kỳ Văn hóa Phục Hưng phương Tây, và “Tứ đại danh tác” của Trung Quốc thời nhà Minh, nội hàm đằng sau câu chuyện “Phong Thần diễn nghĩa” có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức về sinh mệnh của người thời nay, tôi muốn cùng mọi người chia sẻ những kiến giải của mình đối với “Phong Thần diễn nghĩa”.

Thiên tượng sắp xếp là như vậy, chỉ do anh hùng không hiểu nên bất bình mà thôi

Xa giá theo cửa nam Triều Ca mà đi, nhà nhà thắp hương đốt lửa, hộ hộ chăng đèn kết hoa. Ba nghìn thiết kỵ, tám vạn ngự lâm quân, Vũ Thành Vương Hoàng Phi Hổ hộ giá, khắp triều văn võ đi theo.

Tới cung Nữ Oa, thiên tử rời xa giá, lên đại điện, hương trầm tỏa khói trong lư; văn võ bái lễ xong. Trụ vương ngắm nhìn cung điện hoa lệ, chỉ thấy:

“Trước điện hoa lệ, ngũ sắc ánh vàng
Kim đồng từng cặp cầm cờ phướn
Ngọc nữ song song mang ngọc bội
Rèm nghiêng treo ngọc, trăng non lưng Trời
Trướng ngọc thướt tha, vạn đôi loan phượng chụm đầu.
Ngai thờ trầm nghi ngút, Rồng Phượng quấn xung quanh.
Phiêu nhiên cảnh sắc chẳng tầm thường, lư vàng khói tỏa.
Khí lành mây tím bay trên, đuốc vàng tỏa sáng.
Quân vương chính khán hành cung cảnh, nhất trận cuồng phong thấu đảm hàn.”

Nói quốc vương (chỉ Trụ vương) đang xem cảnh cung điện, thì một trận cuồng phong lạnh thấu tâm can thổi tới (chỉ yêu quái tới).

Kỳ thực, nhìn ở góc độ khác, cái kết của Trụ vương là có liên hệ với sự bất chính của thượng giới. Ông ta đã chiêu mời quỷ đến nhập thân! Đối với con người, ma quỷ có thể có lực chế ước nào đó.

Trụ vương đang xem cung điện, bỗng đâu cuồng phong thổi tới, màn trướng cuộn lên, tượng Nữ Oa lộ ra, dung mạo đoan trang, ánh lành tỏa rạng, quốc sắc thiên tư, sống động như thật; như tiên nữ giáng phàm, Nguyệt điện Hằng Nga hạ thế.

yêu quái đát kỷ
Minh họa Phong thần diễn nghĩa. Trái:Tỷ Can và Văn Trọng; Phải: Trụ Vương và Đát Kỷ. (Ảnh: Wikipedia)

Cổ ngữ viết: “Quốc chi tướng hưng, tất hữu trinh tường; Quốc chi tướng vong, tất hữu yêu nghiệt.” tạm dịch: "Quốc gia hưng vượng, tất có điềm lành, quốc gia diệt vong, tất có yêu nghiệt."

Yêu nghiệt là hình dung từ mà con người dùng. Trận cuồng phong lạnh buốt đến từ đâu, Trụ vương là người thường, chỉ là thứ chịu chi phối của Thiên ý, ông ta là vương trong cõi người, vậy sao cuồng phong lại thổi tới? Chính do tâm tà dâm của Trụ vương chiêu mời.

Trụ vương vừa thấy, thần hồn phiêu đãng, bỗng khởi dâm tâm. Thầm nghĩ: “Trẫm danh Thiên tử, giàu có ức vạn, khắp tam cung lục viện, không có ai đẹp như thế này.”

Vương gọi: “Mang văn phòng tứ bảo lại đây.” ( bút, mực,giấy, nghiên), quan hầu cận vội vàng đem đến. Trụ vương nhúng đẫm bút lông, đề thơ lên tường.

Bạn thấy không, Trụ vương thuận bút đề thơ, là kẻ có văn hóa, có tri thức, vậy mà không biết Nữ Oa là ai, ở đây hàm ý gì? Đó là sự kiêu ngạo, tự đại, ông ta không cần biết Nữ Oa là ai, không có quan hệ gì, phải vậy không?

Thơ đề :

“Phượng loan trướng ngọc cảnh phi thường,
Vàng son trang trí thật xảo diệu
Rặng núi phía xa màu xanh biếc
Phất phơ tay áo ánh mây chiều
Hoa Lê đọng nước thua kiều diễm
Thược Dược sắc hương cũng che mờ
Nếu như thân ấy năng cử động
Đem về hoan lạc với quân vương.”

Thiên tử đề xong, tể tướng Thương Dung khởi tấu: “Nữ Oa là chính Thần từ thượng cổ, là chủ phúc của Triều Ca, lão thần thỉnh giá dâng hương, mong cầu phúc đức, làm vạn dân lạc nghiệp, mưa thuận gió hòa, dập yên binh lửa.

Nay bệ hạ đề thơ khinh nhờn Thánh Minh, không một chút lòng thành kính, là đắc tội với Thánh Thần, đó không phải là lễ nghi của Thiên tử. Xin chúa công dùng nước rửa ngay cho. Sợ người trong thiên hạ nhìn thấy, lại truyền tai thánh thượng vô đức.”

Thánh thượng vô đức, chỉ cần xem biểu hiện ở dục vọng, dục vọng bao giờ cũng đi ngược với đạo đức. Dâm đãng cùng dục vọng… đều là thứ để thỏa mãn nhục thể, thỏa mãn nhục thể thì chính là khuyết đức vậy.

Vương trả lời: “Trẫm thấy Nữ Oa tuyệt thế giai nhân, nên đề thơ tán thưởng, chứ có ý gì khác? Khanh chớ nói nhiều. Huống chi ta là ngôi vị chí tôn nước lớn, lưu lại cho trăm họ thấy sắc đẹp tuyệt thế của nương nương, cũng là lưu lại bút tích của ta.”

Hồi triều, không ai dám nói năng gì.

Đoạn này cho thấy sự cuồng vọng của Trụ vương, văn võ bách quan đều câm lặng cúi đầu, không dám lên tiếng.

Vậy có thơ làm chứng:

“Xa giá xuất kinh đô, dâng hương kính lễ nữ Thần.
Chỉ cầu dân chúng an vui, ai ngờ đọc thơ thấy sợ.
Trong mắt hồ ly là thái hậu, trước mặt hổ sói là trâm anh.
Thượng thiên sắp đặt là như vậy, anh hùng không hiểu thán bất bình.”

Lại nói, Nữ Oa nương nương giáng sinh ngày 15 tháng 3, vừa đi Hỏa Vân cung gặp tam Thánh Phục Hy, Viêm Đế, Hiên Viên trở về, ngọc nữ, kim đồng lễ bái xong, nương nương ngẩng đầu lên thì thấy thơ đề trên tường, cả giận mắng rằng: “Thật là hôn quân vô đạo, không chịu tu thân lập đức bảo vệ thiên hạ, nay lại còn không sợ Thượng Thiên, dám mạo phạm ta, thật đáng ghét! Ta cho Thành Thang phạt Kiệt làm vương Thiên hạ, hưởng quốc 600 năm, khí số hắn đã tận, nếu không để hắn chịu báo ứng , thì ta không còn linh nữa!”

Liền gọi Bích Hà đồng tử thắng hạc xanh hướng Triều Ca mà đi.

Là cũng nói: Nếu ta không giáo huấn Trụ vương, thì Trụ vương không biết được uy đức của ta. Ở đây, kỳ thực đã thấy rõ vấn đề: Nữ Oa là Thần, đã là Thần, sao còn bị việc của người thường tác động? Tâm đã bị động rồi.

Thực ra, tôi muốn cùng mọi người phân tích đoạn này trước, để đoạn sau dễ thấy những hiện tượng trong xã hội Trung Quốc chúng ta, Thiên tượng biến hóa thì ở dưới biến hóa theo, nó đối ứng qua trục thời gian.

Nhìn từ góc độ Thiên ý, Thương triều khí số tận, không phải do Nữ Oa làm cho tận, quyết định khí số của Thương triều là Thần cao hơn Nữ Oa.

Lúc này, hai vị Ân Giao, Ân Hồng tham yết phụ vương - sau này ở Bảng Phong Thần Ân Giao là Niên Thái Tuế, Ân Hồng là Ngũ Cốc Thần, đều là Thần tướng.

Năm 2019 là phạm Thái Tuế, cả năm bất lợi, xuất hiện đại tai đại nạn, sao Thái Tuế ảnh hưởng lớn đến vận mệnh, còn gọi là Mộc tinh, là Ân Giao Thần.

Ân Hồng (Ngũ cốc Thần) - Dân dĩ thực vi Thiên, nên hết sức quan trọng.

Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,Thổ 5 hành tinh cùng Trái đất cộng sinh, thêm mặt trời, tổng cộng 7 hành tinh, trong vài nghìn năm nay, đều nói như vậy. Tra trong các tôn giáo truyền thống của Hy Lạp, Ai Cập, Tây phương đều nói đến Kim, Mộc, Thủy ,Hỏa, Thổ.

Tại sao lại gọi Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ? Không biết xuất xứ. Kỳ thực chúng có xuất xứ cực cao, thậm chí con người không biết.

Ân Hồng và Ân Giao không trụ vững nổi trước lời dụ dỗ của Thân Công Báo, đã động tình cha con, vi phạm lời thề và quay ra giúp Thương Trụ Vương.
Ân Hồng và Ân Giao không trụ vững nổi trước lời dụ dỗ của Thân Công Báo, đã động tình cha con, vi phạm lời thề và quay ra giúp Thương Trụ Vương. (Internet)

Trái đất vừa vặn ở trung tâm của 7 hành tinh, đây là “Địa tâm học thuyết” lúc ban đầu.

Địa tâm học thuyết, lấy người (Địa cầu) làm trung tâm, còn “Nhật tâm học thuyết” của Copernic vật chất hóa - lấy Mặt trời làm trung tâm, học thuyết này ra đời làm lu mờ đi con người và bản chất của sinh mệnh. Copernic bị treo cổ, hỏa thiêu, do lúc đó bị tôn giáo cho là ma. Nhật tâm học thuyết xuất hiện làm con người quên đi sự tồn tại chân thực của linh hồn, mất đi năng lực nhận thức linh hồn.

Học thuyết Nhật tâm của Copernic và tuyên truyền của TQ ngày nay về “Sống ngày hôm nay” là như nhau.

Nữ Oa đang cưỡi hạc bay, thì bị hai đạo hồng quang từ đất xung lên chặn lại (Hai vị Ân Giao, Ân Hồng đang hành lễ Trụ Vương), nhìn xuống thì thấy Trụ vương vẫn còn 28 năm vận khí, không thể thay đổi, nên tạm hồi cung, trong lòng không vui.

Chính là do Ân Giao , Ân Hồng là ở cõi trên phái xuống nhân gian. Ai phái xuống? Thần phái họ xuống cao hơn cả Nữ Oa. Nữ Oa căn bản không nghĩ tới, không biết Ân Giao, Ân Hồng đến từ đâu. Do vậy mà có hai đạo hồng quang này xuất hiện.

Do đó Nữ Oa không dám phạm Luật Trời, Nữ Oa nếu muốn hủy Trụ vương thì dễ như trở bàn tay, nhưng Bà phải tuân theo Luật Trời, mà Luật Trời là: Khi Thương triều kết thúc, thì trong phạm vi nhất định của Trời Đất phải làm lại mới. Cả 365 vị Thần cũng phải sắp xếp lại mới, phải vậy không.

Bèn bảo Thái Vân đồng nhi mang hồ lô vàng từ sau cung ra, đặt trước thềm, chỉ tay mở nắp, một đạo bạch quang nhỏ như tơ, cao bốn, năm trượng bay ra, trên đó có treo một lá phướn nhỏ, 5 màu óng ánh, tỏa quang rạng ngời, gọi là Chiêu yêu phướn.

Lúc sau, bi thương gió thổi, thê thảm sương rơi, mây đen tụ hợp, nổi vài trận gió, thiên hạ quần yêu đều tới trước thềm nghe chỉ.

Nữ Oa dặn dò Thái Vân: Cho các xứ yêu ma lui, chỉ giữ lại 3 yêu trong mộ Hiên Viên ở lại hầu.

Ba yêu quái tiến cung yết kiến, đồng thanh hô: “Nương Nương Thánh thọ vô cương!”

Một trong ba yêu quái là Hồ ly tinh ngàn năm, một yêu quái nữa là Gà Lôi tinh 9 đầu, một là Ngọc thạch tỳ bà tinh (Tinh đàn đá), cả ba phủ phục trước thềm. Nương Nương nói: “Cả ba nghe mật chỉ của ta: Thành Thang vận khí u ám, sẽ mất thiên hạ; Phượng kêu núi Kỳ, Tây Chu đã sinh Thánh chủ. Thiên ý đã định, số khí là vậy. Ba ngươi thay hình đổi dạng, ẩn thân cung viện mà mê hoặc quân vương, đợi Vũ vương phạt Trụ thì trợ lực thành công, tránh tàn hại chúng sinh. Sau khi sự thành, sẽ thưởng công các ngươi.”

Ở đây, có thể thấy định số không phải là thứ mà chúng ta có thể tùy tiện nói, đó là thứ vô cùng huyền vi.

Nương Nương dặn dò xong, ba yêu dập đầu tạ ơn, hóa thành làn gió bay đi.

Thật là: Hồ ly nghe chỉ thi yêu thuật, tống tiễn Thành Thang 600 năm.

Có thơ làm chứng, thơ viết:

“Trung tuần tháng ba đến dâng hương,
Thơ ngâm một khúc khởi tai ương.
Chỉ ham vung bút khoe tài học
Không biết lần này xã tắc vong.”

Trụ vương trong 28 năm này, đã diễn một vở kịch lớn về văn hóa, có liên quan chặt chẽ với Thiên, Địa, Nhân.

Với giới tu hành, Triệt Giáo, Thông Thiên giáo chủ bị tiêu hủy, tiếp sau đó, Quảng Thành Tử (Đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn), tu hành 1500 năm, có đến một vạn đệ tử (Nguyên Thủy Thiên Tôn chỉ có vài chục đệ tử, Lão Tử không có đệ tử).

Những thứ chân chính của con người đã bị Thông thiên giáo chủ hủy mất, họ dạy cả động vật, với lý là : Người và cầm thú sinh ra cùng một giờ, do vậy người và cầm thú là ngang hàng.

Tôi tin đây chính là nguyên nhân căn bản dẫn đến hủy diệt của tà giáo.

Nó dẫn đến văn hóa ngày nay của chúng ta: Yêu ma quỷ quái hoành hành, rắn, hồ ly bám lên thân. Kỳ thực là từ xa xưa lúc đó đã truyền những thứ này. Do vậy, “Phong Thần Diễn Nghĩa” có nội hàm hết sức sâu sắc.

Đó cũng dẫn đến Ân Giao, Ân Hồng hạ thế, mà sau lại bội tín, khinh sư diệt tổ, phản bội thệ ước. Quảng Thành Tử, Xích Tinh Tử là Sư phụ của họ, khi phái hai người xuống trợ giúp Tây Kỳ đánh trận đã nghĩ: Thật không phải hối tiếc gì khi chọn hai người! (Chú thích: Ân Giao, Ân Hồng, được cử xuống giúp Khương Tử Nha Đông chinh, bị Thân Công Báo du thuyết mà phản Chu trợ Trụ.)

Ân Giao, Ân Hồng vô luận đã chịu sự bức hại của Trụ vương như thế nào, nhưng đã góp mặt ở một trong mười đại tội của Trụ vương: Sát thê tru tử (Sát vợ,con).

(Chú thích: Khi Đát Kỷ thay thế Khương Hoàng hậu - là mẫu thân của Ân Giao, Ân Hồng, đã hại chết Hoàng hậu. Hai anh em phẫn hận định giết Đát Kỷ, nên bị n Trụ vương nổi giận truy sát).

Ân Giao, Ân Hồng được định là Thái tuế, là Ngũ Cốc Thần, vậy làm sao đây?

Thần cao hơn phái họ xuống nhân gian để tạo dựng văn hóa. Bội tín là đại nghịch vô đạo, mà đại nghịch vô đạo tất sẽ dẫn đến họa sát thân - Ân Hồng bị hủy bởi Thái Cực đồ, còn Ân Giao thề: Nếu bội tín sẽ bị lưỡi cày chôn vùi trong núi, sau đúng như vậy.

Ân Giao mang theo rất nhiều bảo bối của Quảng Thành Tử, Ân Hồng mang bảo bối của Xích Tinh Tử, mà Quảng Thành Tử là đại đệ tử của Nguyên Thủy Thiên Tôn, có vô hạn bản sự. Khi Quảng Thành Tử đem tất cả bản sự cấp cho Ân Giao, Ân Giao không thể chối từ. Đây là cách mà Thần tạo tựu văn hóa, cho nên: Lời hứa đáng ngàn vàng.

Hôm nay, Trung cộng dùng lời hứa (bề mặt là như vậy) làm thủ đoạn lừa bịp. Xem chiến tranh mậu dịch: Lấy những cam kết giả dối để làm thủ đoạn giao thương, chứa đầy sự giảo hoạt. Dùng thuyết duy vật biện chứng của Mác, ngoa ngôn chỉ trích, tự hủy đi lời hứa của mình. Những thủ thuật gian tà được dùng vượt xa cả Ân Giao, Ân Hồng.

Cho nên Ân Giao, Ân Hồng được phái đến làm Thái Tuế, Ngũ Cốc Thần, cuối cùng đã lưu lại cho thế nhân một Pháp căn bản “Lời hứa ngàn vàng” - Sinh mệnh nhất định phải tuân theo đạo lý này.

Ngày nay, đạo lý này đã bị hủy hoại, đó chính là thời điểm Trời Đất cần đổi thay.

Lại nói, Trụ vương sau khi dâng hương cung Nữ Oa, ngày đêm tơ tưởng, ăn ngủ không yên. Không màng tam cung lục viện, ngơ ngẩn không biết làm sao. Một ngày, đi thăm điện Hiển Khánh, hai bên tùy tùng theo hầu, đột nhiên nhớ đến một đại phu tên Phí Trọng.

Phí Trọng được gọi là Hạnh thần (Kỳ thực đây là Ác thần).

Biết Thái sư không có mặt, Phí Trọng, Vưu Hồn hai kẻ ngày ngày mê hoặc quân vương, sàm ngôn nịnh nọt, Trụ vương nhất nhất nghe theo.

Sàm ngôn nịnh nọt, không chút chừng mực tán dương người khác, ngày nay trong giới tinh anh của xã hội, không đâu không có, cá nhân tôi thấy rất nhiều, gặp rất nhiều.

Lúc sau, Phí Trọng triều kiến.

Trụ vương nói: “Trẫm do dâng hương cung Nữ Oa, nhìn thấy diện mục tuyệt thế vô song, ta không biết làm thế nào, ngươi xem có cách gì không?”

Phí Trọng là kẻ xấu, hắn nói: “Đại vương quả thật vĩ đại, ngài có đức hạnh của Nghiêu, Thuấn, cả thiên hạ là của ngài, không có gì là khó cả.

Ngài muốn tìm một mỹ nhân ư, ngày mai hạ chỉ cho 4 đại chư hầu, mỗi đại chư hầu lại lệnh cho 200 tiểu chư hầu, mỗi tiểu chư hầu tuyển 100 mỹ nữ, vậy là có 8 vạn mỹ nữ tiến triều (Triều Ca có đủ chỗ?), đến lúc đó thì bệ hạ còn lo gì không tìm ra người đẹp!

Đại vương! Việc này quá nhỏ.”

Trụ vương vui mừng: “Khanh tấu quả hợp ý trẫm. Ngày mai thiết triều sớm hạ chiếu chỉ, cho khanh lui.”

Không biết việc này cuối cùng ra sao, hồi sau phân giải. Hết chương thứ nhất.

“Phong Thần diễn nghĩa” rất kín kẽ, mỗi một chương hồi đều có những câu chuyện, mà bên trong chứa đựng nội hàm sinh mệnh, chỉ là chúng ta có lĩnh hội được hay không?

Thái Bình
Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Luận Phong Thần diễn nghĩa: Trụ vương dâng hương đền Nữ Oa (phần 3)