Luận Phong Thần diễn nghĩa: Trụ vương dâng hương đền Nữ Oa (Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tôi cảm thấy “Phong Thần diễn nghĩa” hay ở chỗ này, mạch truyện triển khai có đầu có cuối. Như trong điện ảnh, các nhân vật đầu phim đều có chuyển tiếp cho nhân vật cuối phim, nếu không có sự chuyển tiếp thì không trọn bộ được.

(Xem lại: Phần 1;)

Hồi thứ nhất: Thiên tượng sắp xếp là như vậy, chỉ do anh hùng không hiểu nên bất bình mà thôi

Lời tựa: “Phong Thần diễn nghĩa”, thường gọi “Bảng Phong Thần” có 100 hồi.

Câu chuyện về Thương Trụ Vương đề thơ trêu chọc Nữ Oa, Tô Đát Kỷ tiến cung mê hoặc Trụ Vương, lấy bối cảnh lịch sử Trung Quốc lúc đó Khương Tử Nha phò tá Chu Vũ Vương phạt Trụ, miêu tả cuộc chiến của hai triều đại Thương, Chu, cho đến các câu chuyện về Chư Tiên đấu trí, đấu Pháp, phá trận phong Thần, cuối cùng lấy việc Khương Tử Nha phong Thần, Chu Vũ Vương phong hầu làm hồi kết.

Thạch Đào: Thời kỳ văn hóa phục hưng phương Tây, và “Tứ đại danh tác” của Trung Quốc thời nhà Minh, nội hàm đằng sau câu chuyện “Phong Thần diễn nghĩa” có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức về sinh mệnh của người thời nay, tôi muốn cùng mọi người chia sẻ những kiến giải của mình đối với “Phong Thần diễn nghĩa”.

Thiên tượng sắp xếp là như vậy, chỉ do anh hùng không hiểu nên bất bình mà thôi

“Phong Thần diễn nghĩa” nói về sự chuyển giao của các Thần Tiên. Sự chuyển giao này không bắt đầu từ triều Hạ, mà là từ triều Thương. “Hạ, Thương, Chu” hưng khởi, suy bại, chỉ là bước đệm.

Trong sự chuyển giao các triều đại ở Trung Quốc, cá nhân tôi cảm nhận rằng có hàm chứa khái niệm “Thiên, Địa, Nhân”. Đại Vũ trị thủy - có thể nói là thời điểm chia cắt quan hệ giữa người và Thần, là một giai đoạn quá độ.

Trong đó chứa đựng rất nhiều Thần tích. Đại Vũ trị thủy, có ai biết Đại Vũ lúc đó như thế nào?

Chúng ta học ở trên lớp là “Đại Vũ trị thủy tam quá gia môn nhi bất nhập” - Đại Vũ trị thủy đi qua cửa nhà ba lần mà không vào (ý nói ông rất lao khổ). Toàn là thứ Đảng cộng sản TQ tẩy não, nay xem lại thì không phải vậy. Đại Vũ trị thủy, nhất định phải có yếu tố Thần tích ở đó. Nhưng ngày nay, rất nhiều chân tướng của lịch sử đã không còn.

Khi Thương triều kéo dài đến Trụ vương, tiếp diễn ra sao?

Trụ vương có hai người anh, một người tên Vi Tử Khải, người kia tên Vi Tử Diễn. Vi Tử Khải là anh cả, Thọ vương là em út. Khi đó, sao có thể tiếp ngôi? Số là, có một lần đi cùng phụ thân, đại thần du ngoạn hoa viên, xà ngang của đại điện rơi xuống (Kỳ thực tôi thấy ở đây có vấn đề). Có viết thế này: Phi Vân các rơi xuống thanh dầm, sau đó Thọ vương ra đỡ, sức mạnh kinh người.

Do Đế Ất cao hứng ngự hoa viên, dẫn quần thần thưởng lãm hoa Mẫu Đơn, Phi Vân các rơi xuống thanh dầm, Thọ vương dùng thân trụ đỡ, sức không ai bì; nhân thủ tướng Thương Dung, thượng đại phu Mai Bá, Triệu Khải muốn lập Đông cung, nên muốn lập Thọ vương làm thái tử. Đế Ất tại vị 30 năm rồi băng hà, ủy thác cho Thái sư Văn Trọng, tùy lập Thọ vương làm Thiên tử, danh viết Trụ vương, kinh đô là Triều Ca.

Thọ vương đỡ dầm rơi, coi như cứu phụ vương. Các đại thần nhân đó mà tâu lập Thọ vương làm Thái tử. Hai người anh không có vị trí, xem như đây là đại thần can dự chuyện nội bộ gia đình.

Con út vẫn là con út, các đại thần tại sao lại để con út làm Thái tử, thế còn anh cả, anh thứ , thì phải làm sao?

Ở đây là có chuyện, nó như thế nào?

Ý nói là: khi đó thanh dầm rơi xuống, dầm lớn rơi gãy, mang hàm ý triều Thương đổ rồi. Đổ trong tay ai? Đổ trong tay Thọ vương, Thọ vương cứu cha, cũng như là hủy triều đại của cha, kỳ thực bên trong chứa đạo lý tương sinh tương khắc.

Câu chuyện “Phong Thần diễn nghĩa” bên trong bao hàm nhiều hàm ý. Bạn xem hiểu, hay không hiểu? Đó là chuyện khác.

Thương Trụ vương bị Ðát Kỷ mê hoặc, không phân biệt được phải trái. (Ảnh: Internet)
Thương Trụ vương bị Ðát Kỷ mê hoặc, không phân biệt được phải trái. (Ảnh: Internet)

Tôi cảm thấy “Phong Thần diễn nghĩa” hay ở chỗ này, mạch truyện triển khai có đầu có cuối. Như trong điện ảnh, các nhân vật đầu phim đều có chuyển tiếp cho nhân vật cuối phim, nếu không có sự chuyển tiếp thì không trọn bộ được.

Kỳ thực, nói mãi cũng là lý này thôi: Thọ vương đỡ dầm rơi, sức mạnh khó bì, Thương Dung, Mai Bá cùng Triệu Khải suy tôn làm Thái tử, từ đó xuất hiện Trụ vương.

Sau khi “Lão vương” băng hà, ủy thác cho Văn Thái sư làm Nhiếp chính vương, phò tá Thọ vương làm Thái tử, trở thành Trụ vương, định đô tại Triều Ca.

Ta nên biết, Thương Dung bị đâm chết, Mai Bá cùng Triệu Khải đều chết trên đường chạy, cả ba người đều bị Trụ vương hại chết. Họ tiến cử Trụ vương thành thái tử, tiếp ngôi vị, kết quả lại chết trong tay Trụ vương, thư tịch đều viết vậy. Bộ truyện này lưu lại cho hậu thế là có nguyên do của nó.

Bên văn có Thái sư Văn Bá, bên võ có Trấn quốc Vũ Thành Vương Hoàng Phi Hổ; Văn để an bang, võ để định quốc. Trung cung Nguyên Phi Hoàng Hậu Khương thị, tây cung phi Hoàng thị, Hinh Khánh cung phi Dương thị; tam cung hậu phi, đều có đức hạnh, nhu hòa hiền thục. Trụ vương tọa hưởng thái bình, vạn dân lạc nghiệp, mưa gió thuận hòa, quốc thái dân an, tám trăm trấn chư hầu quy thuộc triều Thương.

Có 4 đại chư hầu, suất lĩnh tám trăm tiểu chư hầu, Đông Bá Hầu Khương Hoàn Sở, ở Đông Lỗ, Nam Bá Hầu Ngạc Sùng Vũ, Tây Bá Hầu Cơ Xương, Bắc Bá Hầu Sùng Hầu Hổ, mỗi trấn chư hầu lĩnh 200 tiểu chư hầu, tổng cộng là 800. Lập nên triều Thương.

Thực ra, mỗi tiểu chư hầu được xem như một nước phụ thuộc. Nhưng cũng tương đối độc lập, có quan hệ dòng tộc. Tôi cho đây là giai đoạn về khái niệm phân chia hành chính.

Có thể so sánh thế này, nếu nhìn về thời kỳ Văn hóa Phục Hưng phương Tây, khi đó Italy là nước chư hầu, tên là Thành Bang quốc, một thành là một quốc gia, trong Thành Bang có chiến loạn. Gồm cả dịch bệnh cái chết đen cũng phát sinh trong thời kỳ này. Do đó, khái niệm thành bang của phương Tây lúc đó và “Tám trăm chư hầu” là có thể so sánh.
Trụ vương năm thứ 7, tháng hai mùa xuân nhận tin báo về Triều Ca, có phản loạn! 72 lộ chư hầu ở Bắc Hải. Văn Thái sư phụng chỉ dẹp loạn. Cho nên con số 7 là một định số. Sự tình phát sinh ở năm thứ 7 của Trụ vương.

Một ngày, Trụ vương thiết triều sớm cùng văn võ bá quan. Nhìn thấy: Mây lành che phủ phía trên điện Kim Loan, tường quang vấn vít, văn võ tề tựu trước thềm. Trầm hương lư vàng tỏa ngát, rèm ngọc cuộn cao… nói lên cảnh hưng thịnh lúc đó, đó đều là văn ngôn, nhưng chúng ta đang theo dòng truyện, không xét những biểu hiện bên ngoài đó.

Thiên tử truyền: “Có việc thì tấu lên, không có thì bãi triều.”

Lời vừa dứt, bên phải có một vị đi ra, phủ phục trước thềm, tay giơ cao hốt, bẩm báo: “Hạ thần Thương Dung đắc tội, có việc không thể không tấu. Ngày mai 15 tháng 3, là ngày sinh Nữ Oa nương nương, mời bệ hạ giá lâm cung Nữ Oa dâng hương.”
(Xưng là “đắc tội” là cách xưng hô khiêm tốn của người xưa, chứ không phải có tội thật)

Mọi người đã biết, Hoàng lịch 15 tháng 3, khi Khương Tử Nha phong Soái, cũng là 15 tháng 3, xuất chinh cũng 15 tháng 3, lúc thảo phạt triều Thương cũng 15 tháng 3. Như vậy, ngày giờ là đều có định số, cho nên trung tâm của câu chuyện này là Nữ Oa. Nữ Oa gọi Hồ ly cũng vào 15 tháng 3, cho nên sự việc phát sinh vào ngày đó.

Sau khi nghe bẩm báo, Trụ vương nói một câu: “Nữ Oa có công đức gì, trẫm vua nước lớn mà phải dâng hương?”

Câu này là có chuyện rồi. Là người nối ngôi, mà ông ta không biết Nữ Oa là ai, quên gốc, quên tổ tông! Thật là… kỳ thực đây đang ám chỉ Trụ vương vô đạo, cũng hàm ẩn những chuyện về sau. Quên tổ tông gốc tích, chính là đã không biết đến sự vận chuyển của sinh mệnh.

Có bạn nói, ông ta không có tri thức, có tri thức? có văn hóa, không có văn hóa?

Đây là bối cảnh của câu chuyện, bề mặt có rất nhiều nguyên nhân, kỳ thực bên trong đã định sẵn vận mệnh của ông ta. Ngay khi Trụ vương hỏi Nữ Oa có công đức gì, thì đã chứa đựng bước đệm cho hồi kết của triều Thương, là sẽ diệt vong trong tay ông ta. Kỳ thực, so sánh với Tập Cận Bình ngày nay, không phải ông ta muốn hay không, mà trong mệnh đã định sẵn như vậy.

Thương Dung tấu viết: “Nữ Oa nương nương là Thần Nữ từ thượng cổ, mang Thánh Đức. Khi ấy Cộng Công chiến đấu với Chu Sơn, Thiên nghiêng Tây Bắc, Địa hãm Đông Nam; Nữ Oa bèn lấy đá ngũ sắc, luyện để vá Trời, nhằm cứu trăm họ. Nên lê dân làm lễ cúng tế báo ân. Nay Triều Ca tôn thờ làm Phúc Thần, mà được bốn mùa an khang, vận nước dài lâu, mưa gió thuận hòa, tránh nhiều tai họa. Là chính Thần che chở cho quốc gia, bệ hạ cần đến dâng hương.”

Trụ vương nói: “Chuẩn tấu.” Trụ vương về cung. Hôm sau Thiên tử ngồi xe, mang theo bá quan văn võ, tới cung Nữ Oa dâng hương.

Giá mà Trụ vương không đến thì còn tốt, chỉ vì đến dâng hương mà bốn biển dậy sóng, dân chúng lầm than. Thật là: “Sông cạn mà lại buông câu, từ đây câu được những là thị phi.”

Câu này rất có ý nghĩa. Nó đối ứng với sau này Khương Thái Công câu cá, chúng ta ngày nay nói “Nguyện giả thượng câu” (ý là cam tâm tình nguyện) là hồ đồ, là dùng tâm lợi ích mà suy luận.

Khương Thái Công câu cá, “Ninh tại trực trung thủ, bất tại khúc trung cầu” (Thà nhận thẳng, không cầu cong, ông câu cá dùng lưỡi câu bẻ thẳng ra) với câu “Mạn giang triệt hạ câu hòa tuyến, tòng thử điếu xuất thị phi lai.” Thành một cặp âm dương đối chiếu, hai câu đều nói về câu cá, nhưng tâm thái khác biệt hoàn toàn.

Sau này Chu Vũ Vương cùng Khương Tử Nha qua sông Hoàng Hà, cá chép nhảy lên thuyền, lúc đó Khương Tử Nha bắt cá nấu canh ăn. Làm cho Vũ Vương lo lắng, bồn chồn… sau đó Khương Tử Nha giải thích rằng: Đó là cá tự nhảy lên, chứ không phải cố tình ra tay sát hại.

Khương Tử Nha câu cá bên bờ sông Vị (Nguồn ảnh: bức "Phi Hùng bên dòng sông Vị" do Lưu Tông Niên thời nhà Tống vẽ)
Khương Tử Nha câu cá bên bờ sông Vị (Nguồn ảnh: bức "Phi Hùng bên dòng sông Vị" do Lưu Tông Niên thời nhà Tống vẽ)

Vấn đề mấu chốt ở đây lại chính là Thương Dung, ông là người ra tay, tất cả đều đúng, lý lẽ chu toàn, nhưng ông lại sai! Sai ở đâu! ở chỗ đã dẫn đến Trụ Vương sinh chuyện.

Nếu đúng ra, muốn nói hợp đạo lý thì nên là như thế này: Lúc Trụ Vương nói Nữ Oa là ai, Thương Dung nên hiểu rằng, vậy là hỏng rồi! đại vương không biết Nữ Oa là ai, đã quên tổ tông rồi! con người này đã không còn thành ý, không nên đến dâng hương!

Sau đó, Trụ vương đến thăm đền, vừa thấy hình Nữ Oa, sắc tâm liền động, tặc nhãn đảo quanh, tiến tới đề thơ!

Do Trụ vương không biết Nữ Oa là ai, lên mới dám vô lễ đề thơ. Ngay Thương Dung cũng không biết rõ Trụ vương không tôn trọng Nữ Oa, nếu biết thì đã không đưa Trụ vương đi dâng hương.

Nhưng thôi, âu cũng là ý Trời, Thương Dung cũng chỉ là hành theo Thiên ý, cũng là lưu lại cho người đời sau một bài học.

Trụ vương xuất thành dâng hương, khí thế vô cùng rầm rộ, vậy có thơ rằng:

Xe loan Thiên tử xuất Phụng thành
Cờ phướn sắc màu dáng tung bay
Ánh rồng bóng kiếm gió mây
Màu sắc sáng rực soi ngang Đất Trời
Thần Tiên cành liễu rải cam lộ
Nên cây hoa cỏ thật tốt tươi
Vạn quốc áo mũ chỉnh tề bái
Rầm rộ phô trương khí thế này.

Nếu nói về khí thế của nghi thức, có thể các bạn chưa hình dung ra được nó là gì?
Nó chính là muốn nói: Vương chủ đã xuất lai, giống như đại lễ 70 năm của Tập Cận Bình, cái này nó được gọi là khái niệm “Hình tượng quốc gia”…
(Còn tiếp)

Thái Bình
Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Luận Phong Thần diễn nghĩa: Trụ vương dâng hương đền Nữ Oa (Phần 2)