Luận Phong Thần Diễn Nghĩa: Trụ Vương dâng hương đền Nữ Oa (Phần 1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thời kỳ văn hóa Phục Hưng phương Tây và Tứ đại danh tác của Trung Quốc thời nhà Minh, nội hàm đằng sau câu chuyện “Phong Thần diễn nghĩa” có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức về sinh mệnh của người thời nay, tôi muốn cùng mọi người chia sẻ những kiến giải của mình đối với “Phong Thần diễn nghĩa”.

Lời tựa: “Phong Thần diễn nghĩa”, thường gọi “Bảng Phong Thần” có 100 hồi.

Câu chuyện về Thương Trụ Vương đề thơ trêu chọc Nữ Oa, Tô Đát Kỷ tiến cung mê hoặc Trụ Vương, lấy bối cảnh lịch sử Trung Quốc lúc đó Khương Tử Nha phò tá Chu Vũ Vương phạt Trụ, miêu tả cuộc chiến của hai triều đại Thương, Chu, cho đến các câu chuyện về Chư Tiên đấu trí, đấu Pháp, phá trận phong Thần, cuối cùng lấy việc Khương Tử Nha phong Thần, Chu Vũ Vương phong chư hầu làm hồi kết.

Thạch Đào: Thời kỳ văn hóa Phục Hưng phương Tây cùng thời ký với Tứ đại danh tác của Trung Quốc thời nhà Minh, nội hàm đằng sau câu chuyện “Phong Thần diễn nghĩa” có ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức về sinh mệnh của người thời nay, tôi muốn cùng mọi người chia sẻ những kiến giải của mình đối với “Phong Thần diễn nghĩa”.

“Phong Thần diễn nghĩa” vừa vào đầu dùng ”Cổ phong nhất thủ”. “Cổ phong” là một thể thơ từ. Đoạn thơ này bắt đầu từ thời Bàn Cổ khai thiên, dùng câu truyện hết sức giản đơn để triển hiện nhận thức của người Trung Quốc truyền thống: Thiên Địa mở ra như thế nào, con người được tạo ra sao.

Hỗn độn sơ phân Bàn Cổ tiên, Thái cực Lưỡng nghi Tứ tượng huyền.
Tý Thiên sửu Địa Nhân dần xuất, tị trừ thú hoạn hữu sào hiền.
Toại nhân thủ hỏa miễn tiên thực, Phục Hy họa quẻ âm dương tiền.
Thần Nông trị thế thường bách thảo, Hiên Viên lễ nhạc hôn nhân liên.
Thiểu Hạo ngũ đế dân vật phụ, Vũ Vương trị thủy hồng ba quyên.
Thừa Bình hưởng quốc chí tứ bách, Kiệt Vương vô đạo càn khôn điên.
Nhật túng muội hy hoang tửu sắc, Thành Thang tạo Bạc tẩy tinh đàn.
Phóng Kiệt Nam giao chửng bạo ngược, vân nghê như nguyện hậu Tô Toàn.
Tam thập nhất thế truyền Ân Trụ, Thương gia mạch lạc như đoạn huyền.

Tạm dịch:

Hỗn độn mới chia Bàn Cổ sinh, Thái cực Lưỡng nghi Tứ tượng treo.
Tý Trời Sửu Đất người Dần xuất, trừ nạn thú dữ có Hữu Sào
Toại Nhân lấy lửa ăn đồ chín, Phục Hy bát quái định âm dương.
Thần Nông trị thế nếm bách thảo, Hiên Viên lễ nhạc định hôn nhân.
Thiếu Hạo Ngũ Đế dân đông đúc, Vũ Vương trị thủy lũ lụt hết.
Thái bình vui hưởng bốn trăm năm, Kiệt Vương vô Đạo trời điên đảo.
Phóng túng Muội Hỷ sau tửu sắc, Thành Thang đất Bạc tẩy hôi tanh.
Đày Kiệt Nam Sào trừ bạo ngược, giang sơn một mối lại vẹn toàn.
Ba mươi mốt đời truyền Ân Trụ, lộc nước nhà Thương đứt dây đàn.

Cá nhân tôi lý giải: Trước tiên là Bàn Cổ, sau đó là ban sơ hỗn độn. Có Bàn Cổ trước thì mới có ban đầu hỗn độn, đây là khái niệm đầu tiên về khai thiên tịch địa.

Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng. Dùng một chữ “Huyền” (nghĩa là treo lơ lửng), hết sức huyền diệu. Vô cực sinh thái cực, là câu của Đạo gia, Đạo gia giảng “Vô”, Phật gia giảng “Không”. “Vô”, ở một khía cạnh nào đó, dùng ngôn ngữ, dùng lời mà nói, là cảnh giới “Không có”. Là cảnh giới của “Cực thuần”.

Vô cực - Đại Đạo vô cực, tiểu cũng đến vô cực. Tôi cho rằng khái niệm “Vô cực sinh Thái cực”, người ta có thể lý giải được, tư tưởng có thể đến được, nhỏ nhất mà có thể tiếp xúc được là “Điểm”, là chỉ khái niệm sơ thủy, nguyên thủy.

Bàn Cổ khai thiên tịch địa
Bàn Cổ khai thiên tịch địa, sáng tạo ra vũ trụ (Hình NTDVN)

Lấy ví dụ hình tượng, giống như các miếu đường ở La Mã - Ý, kiến trúc ở giữa là không, tựa như chúng ta vừa nói về “Thái cực”. Nó là một điểm, nhưng lại không phải một điểm, đối với con người mà nói, thì chỉ là một lóe sáng mà con người có thể tiếp xúc được, thấy được cực điểm mà thôi. Nó lấy khái niệm lóe sáng xuất hiện, như chúng ta hình dung nhìn thấy mặt trời.

Lưỡng nghi, đối ứng với Âm Dương. Âm Dương ở trước. Nếu bạn có thể hình dung sự đối ứng này, thì giống như là lòng bàn tay lớn bao nhiêu, thì mu bàn tay cũng lớn như vậy. Có trước, thì có sau. Mà hiện tại, chính là giai đoạn tương lai của quá khứ. Chúng ta chỉ là đang sống trong “Hiện tại” của một giai kỳ trong thế giới “Hư huyễn”.

Trong toàn bộ quá trình của một sinh mệnh, căn bản là không tồn tại điểm trung gian cố định. Như khi ta uống xong một ngụm trà, thời điểm đó là không tồn tại, đã thành quá khứ. Mà quá khứ, đối với chúng ta mà nói thì là vĩnh hằng, không thể cải biến được - Trà đã uống xong, không thể thay đổi.

Nếu lý giải được tầng ý nghĩa này, khi chúng ta đối đãi các vấn đề, đối đãi với tất cả hoàn cảnh xung quanh, như thất tình lục dục, hỉ nộ ai lạc, con cái vợ chồng… tất cả các sự tình, đều có thể giải thoát khỏi phiền não.

Bạn sẽ không vì “Được” mà vui mừng, không vì “Mất” mà sầu khổ. Được, mất với bạn chỉ là một quá trình đã qua (Trung gian quá độ) - Hiện tại đã không tồn tại. Vậy, Được là gì? Mất là gì?

Cho nên “Thái cực lưỡng nghi tứ tượng huyền.” dùng một chữ “Huyền” này, vô cùng độc đáo.

Cách nói “Tứ tượng”, là thời không lúc sáng tạo ra con người - có tương sinh tương khắc, xuất hiện sau Lưỡng nghi.

Điện ảnh Hàn Quốc có bộ phim “Đồng hành cùng Thần” hai tập, tập đầu nói rằng tại cùng một thời điểm, tồn tại không gian song song; tập hai là con người cố định với một tầng không gian bên dưới - Âm Tào Địa Phủ, câu chuyện ngược dòng thời gian một nghìn năm trước (Điện ảnh chiếu như vậy).

Một đời của chúng ta, hôm nay gia đình, hoàn cảnh, tất cả đều lấy “Không gian” này làm bối cảnh, chúng ta sống qua một đời, là cố định trong không gian này. Nhưng “Câu chuyện sinh mệnh” của chúng ta là gì?

Không phải là người một nhà mà không vào cửa, không phải oan gia tránh mặt, mà là tu nghìn năm, nay mới nên chồng vợ, đây là một quá trình của “Thời gian”, là mối quan hệ của chúng ta trong quá khứ mới tạo nên câu chuyện của chúng ta hôm nay.

Do sự tích lũy của thời gian, trong không gian cố định mà chúng ta đi đến hôm nay.

Lưỡng nghi tứ tượng huyền, tại sao lại “Huyền”, nó đặt trong không trung sao? Đông, Tây, Nam, Bắc đặt ở đâu? Không có chỗ; Xuân, Hạ, Thu, Đông cũng không chỗ đặt, cho nên chúng lơ lửng huyền không trong vũ trụ, huyền không trong hoàn cảnh Thái cực, Lưỡng nghi, tương sinh tương khắc; Địa cầu lơ lửng, chẳng dây thừng buộc treo, nó ở đó, lơ lửng, phiêu đãng (chỉ có thể dùng từ như vậy),

Người trên đó giống như con trẻ nhảy, nhảy được cao bao nhiêu - đến Boeing 777 có thể bay cao bao nhiêu?

Ở đây nói Tứ tượng huyền, tôi cảm thấy đang nói về sự sinh ra của thời không. Có thời không rồi sau đó mới khai Thiên, tịch Địa, tạo Nhân.

“Tý Thiên sửu Địa Nhân dần xuất, tị trừ thú hoạn Hữu Sào hiền.” Thiên, sinh vào giờ Tý; Địa mở vào giờ Sửu; Nhân, cầm thú ra giờ Dần. Tý, Sửu, Dần, Mão…12 số, gọi là Địa chi, mà 12 số này bản thân nó là nhất thể - 12 cung Hoàng đạo.

Năm có 12 tháng, 12 con giáp. Mà 12 con giáp này hàm chứa ẩn tính chí tôn của con người - Sự vĩ đại của mỗi người đều vượt quá cả mặt trời.

Hữu Sào Thị, là Thần Tiên sớm nhất dạy con người làm nhà. Do đã tạo ra Nhân, cầm, thú, thú có thể ăn người, cho nên ban đầu phải làm nhà. Cứ thuận dòng thời gian.

“Toại Nhân thủ hỏa miễn tiên thực, Phục Hy họa quẻ âm dương tiền.” Độc giả cần rõ, “Cổ phong nhất thủ”, là tiêu điểm đặc biệt, “Thái cực Lưỡng nghi tứ tượng huyền.” là câu hiệu; “Tý Thiên Sửu Địa Nhân Dần xuất, tịch trừ thú hoạn Hữu Sào hiền.” là câu hiệu. Cho nên cảnh giới sinh mệnh của Hữu Sào Thị là tương đồng với đương sơ khai Thiên tịch Địa tạo Nhân, Hữu Sào Thần cùng Toại Nhân thị.

Mà Toại Nhân và Phục Hy là đồng đẳng trong cùng một khái niệm. Toại Nhân thị cho con người lửa, chăm sóc thân thể con người, ăn đồ chín. Trong các Thần thoại khác nhau của phương Tây cũng nói lửa do Thần truyền đến.

“Phục Hy vẽ quẻ”, vẽ ra bát quái, bát quái giảng ra bộ phận sinh mệnh vô hình.

Toại Nhân thị cung cấp thức ăn cho con người, làm cho thân thể người có thể sống được, có phương hướng, có thể duy trì dài lâu.

Phục Hy vẽ quẻ, làm chỗ trú cho linh hồn, nguyên thần của con người. Phục Hy vẽ quẻ trước, âm dương sau.

Phục Hy thị. (Ảnh: Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Loan)

“Thần Nông trị thế thường bách thảo, Hiên Viên lễ nhạc hôn nhân liên.” Thần Nông, Hiên Viên là một khái niệm, Thần Nông trước tiên nếm trăm loại cây cỏ, Hiên Viên Đế chủ trì việc kết hợp lứa đôi, tạo ra niềm hoan lạc trên Địa cầu. Chúng ta gọi người Trung Quốc là con cháu Viêm Hoàng, Viêm Đế có trước, Viêm Đế là Thần Nông thị. Thần Nông thị nếm bách thảo trước khi con người sinh sôi đông đúc.

Sự kết hợp nam nữ, nhìn từ bản nguyên của sinh mệnh thì là một quá trình sa đọa (rơi xuống). Chỗ khó nhất của con người là chiến thắng dục vọng của mình. Trong khái niệm của Đông y, trước khi Thần tạo con người, thì đã sáng tạo ra những thứ khổ nạn để giải độc dục (Thần Nông thị nếm bách thảo), Thiên, Địa, Nhân là cùng trong một thể.

Đồng thời, chúng ta đã biết, Phục Hy, Thần Nông, Hiên Viên, được gọi là “Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng”. Các sự việc đều từ đây mà ra.

“Thiếu Hạo Ngũ Đế dân vật phụ.” Do Thiếu Hạo khai mở Ngũ Đế - theo cá nhân tôi giải thích đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

“Vũ Vương trị thủy hồng ba quyên.” Nghiêu, Thuấn là hai vị trong Ngũ Đế. Thời không đến “Vũ Vương trị thủy”, mà Thủy hoạn là đã bắt đầu từ thời vua Nghiêu.

Đại Vũ trị thủy và Kinh Thánh Tây phương con tàu Nô-ê là cùng thời điểm, cùng sự kiện và niên đại.

Tượng Đại Vũ trị thuỷ ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. (Ảnh: Wikipedia)

Quan điểm của tôi: Đại Vũ trị thủy đồng thời sáng tạo nhà Hạ. Hạ, Thương, Chu là ba triều đại đầu tiên xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc. Lúc đó tại sao lại xuất hiện hồng thủy?

Hồng thủy phá hủy giai đoạn người và Thần cùng sinh tồn. Tất cả văn hóa trước khi hồng thủy, là Thần và người cùng sinh hoạt, không có văn tự, chỉ có truyền thuyết, giống như tình huống trước lúc con tàu Nô ê, Trong Thần thoại Hy Lạp Nhân, Thần có thể kết hợp.

Sau Đại Vũ, xuất hiện triều đại - Nhà Hạ - nhân loại bắt đầu xuất hiện triều đại. Các Vua duy trì cha truyền con nối qua các thời kỳ.

Con tàu Nô-ê đem theo các cặp Trống - Mái, Trai - Gái đều là sự kết hợp của nhục thể mà truyền thừa.

Tôi cho là, việc xuất hiện hồng thủy là để phân tách các giai đoạn, sau hồng thủy, chính xác đã xuất hiện triều Hạ ở Trung Quốc, con người bắt đầu chú trọng đến nhục thân mà ngày càng xa rời việc ngược dòng tìm về với linh tính tự ngã, đó là giới tuyến giữa người và Thần.

“Thừa bình hưởng quốc chí tứ bách”, triều Hạ 400 năm.

“Kiệt vương vô Đạo càn khôn điên”, Kiệt là vị vua cuối cùng của nhà Hạ.

“Nhật túng Muội Hy hoang tửu sắc, Thành Thang tạo Bạc tẩy tinh đàn.” Triều Hạ suy tàn trong tay đàn bà, triều Thương cũng vậy, triều Chu cũng thế. Kết cục của Hạ, Thương, Chu đều như nhau. Vừa rồi đã đề cập: Sau triều Hạ, con người đã chú trọng việc kết hợp nam, nữ.

Trước thời gian này, ngược dòng thời gian, tổ tiên triều nhà Thương, người vợ thứ hai của con trai Hiên Viên đế nhìn thấy Huyền điểu mà thụ thai. Lúc đó, người không phải là nam, nữ kết hợp mà sinh. Nam, nữ có thể kết hợp, nhưng khái niệm kết hợp này hết sức Thần Thánh, giống như mô tả ở Nữ Nhi quốc trong “Tây Du Ký”. Chính là như vậy.

Ban đầu A-dam và Ê-va một nam, một nữ ở trong vườn Địa Đàng, trước khi Ê-va ăn trái cấm thì không có khái niệm về lòng tham, không có bất kỳ suy nghĩ dâm sắc, tuy có phân biệt nam, nữ nhưng chỉ là sự khác biệt về hình thể. Nhưng khi con người rơi xuống (bại hoại), thì chú trọng đến nhục thân bề ngoài, ngày càng xa rời cái gốc của sinh mệnh.

Xã hội ngày nay là xã hội phóng túng dục vọng, chẳng kể hình đầu rắn, hay cáo chồn, thời trang toàn những thứ gợi dục, nữ nhân thì õng ẹo, đàn ông thì không rời được phần nửa dưới thân (ý nói chỉ chú trọng sắc dục), đã bại hoại hết rồi.

Nếu hiểu rõ được lý niệm của sinh mệnh thì biết rõ rằng: Vậy là đã đến lúc kết thúc.

Ở đây miêu tả lại cảnh diệt vong triều Hạ, tiếp sau là triều Thương, do Thương xuất hiện và tạo ra Thương triều. Tiếp ngay sau “Ba mốt đời truyền Ân Trụ”, truyền đến Trụ vương, “Thương gia mạch lạc như đoạn huyền - Nhà Thương chấm dứt như đàn đứt dây”.

Sau đó nói về toàn bộ câu truyện của Trụ vương, cũng là toàn bộ câu chuyện “Phong Thần diễn nghĩa”.

Dưới đây là thi ca mô tả sự diệt vong của triều Hạ, triều Thương từ kiến lập đến lúc diệt vong, Trụ Vương mười trọng tội, Khương Tử Nha câu cá, Phi Hùng xuất hiện, Văn Vương ở Dữu Lý 7 năm, sáng tạo ra Chu Dịch, và Vũ vương đánh chiếm thiên hạ.

Chúng tôi bàn thêm một chút, lấy đoạn đầu của triều Thương cùng mọi người phân tích, nó đến từ đâu?

Thành Thang là hậu đại của Hoàng Đế, họ là Tử.

Đế Khốc là Tam Hoàng, đứng thứ 3 trong “Ngũ Đế”. Thứ phi của ông gặp huyền điểu (chim màu đen) sinh ra Tiết, là ông tổ nhà Thương sau này.

Đến thời Thành Thang, ông nghe nói có người tên Y Doãn, là một nô lệ, rất giỏi làm cơm. Ông là người đại hiền, có hoài bão, có đức ví như vua Nghiêu, vua Thuấn. Thành Thang ba lần mời ông. Văn Vương tìm Khương Tử Nha cũng ba lần, Lưu Bị mời Gia Cát Lượng cũng ba lần, lý giải của tôi là “Thiên, Địa, Nhân”, phải là 3 lần, không thể thiếu một.

Hạ Kiệt vô Đạo, nghe sàm ngôn, sát trung thần, cuối cùng hoang dâm vô độ, sủng ái Muội Hỷ. Có người nói Muội Hỷ còn nhỏ, Kiệt thiết triều mang Muội Hỷ đặt lên đùi; Muội Hỷ thích nghe tiếng xé lụa, Kiệt liền cho xé lụa; còn thích đội mũ của nam giới - thật âm dương đảo chiều.

Có người nói Muội Hỷ là do Y Doãn sắp đặt để chôn vùi Hạ Kiệt, là nữ nhân cướp được khi Hạ Triều đi chiếm nước khác.

Sau này Kiệt sát hại trung thần Quan Long Bàng, lúc đó trong triều không ai dám nói. Thành Thang nghe thấy Quan Long Bàng bị sát hại, cử người đến khóc thương. Ra ngoài thành, thấy người ta chăng lưới bốn phía, nói: “các loài từ Trời xuống, các giống từ Đất lên, đến từ bốn phía, đều mắc lưới này!”.

Kiệt giam Thương lại khoảng 7 năm, mới phóng thích cho về nước, trên đường về nước, nhìn thấy một người chăng lưới bốn mặt, người này nói: “các loài từ Trời xuống, các giống từ Đất lên, đến từ bốn phía, đều mắc lưới này. Một mẻ vét sạch!”.

Thang nghe thấy câu này liền đi đến mở 3 mặt lưới, chỉ để lại một mặt nói: “con sang trái thì sang trái, con sang phải thì sang phải, con bay cao thì cứ bay cao, con bay xuống thì xuống; con nào hết mệnh rồi thì hãy bay vào lưới ta!”.

Câu “Võng khai nhất diện” có tích từ đây. Thực ra câu “Tự đầu la võng” và “Võng khai nhất diện” là tương tự.

Hán Nam nghe thấy viết: “Thang thật là bậc chí đức! 14 nước quy theo. Kiệt ác bạo ngược, dân chúng khốn cùng. Y Doãn lấy Thang thay Kiệt, đuổi Kiệt về Nam Sào. Chư hầu đại hội, Thang nhường, nhưng chư hầu vẫn suy tôn làm Thiên tử. Vậy là Thang lên ngôi, chẳng nhọc công. Hết năm thứ nhất , cuối năm thứ hai, Thang tại vị, trừ diệt Kiệt bạo ngược,

Thuận lòng dân chúng, xa gần đều theo. Do Kiệt vô đạo, Trời hạn 7 năm, Thành Thang làm lễ cầu mưa, Trời ban mưa lớn. Lại lấy kim loại núi Trang đúc tiền, cứu giúp dân. Lại có hiền nhân Đại Hoạch phò tá, khuyên Thang lấy Đức, Nhân mà cứu dân sinh. Tại vị ba mươi năm thì băng hà, thọ trăm tuổi, triều đại duy trì 640 năm, truyền đến Thương thì dừng:…"

Tiếp theo là nói về những công lao của vua Thang, cho đến sự khai sáng triều Thương, từ đó dẫn đến Trụ vương 30 năm, triều Hạ truyền 640 năm một mạch đến Trụ vương.

(Còn tiếp)

Thái Bình
Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Luận Phong Thần Diễn Nghĩa: Trụ Vương dâng hương đền Nữ Oa (Phần 1)