Lịch sử hư hại và sửa chữa lâu dài của Nhà thờ Đức Bà

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong tất cả các tòa nhà kiến trúc Gothic của Pháp, có lẽ Nhà thờ Đức Bà Paris, với cuốn tiểu thuyết cùng tên của Victor Hugo, đã thu hút hầu hết trí tưởng tượng của chúng ta. 

Tượng đài 8 thế kỷ này là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất của nhà thờ Gothic, và chứng minh cho sự phát minh ra những chiếc trụ bay.

Một trong những ví dụ đầu tiên về kiến ​​trúc Gothic của Pháp, phong cách này đã biến các tòa nhà bằng đá thành thế giới của ánh sáng, màu sắc và những tầm cao vun vút, đó là Vương cung thánh đường Saint-Denis. Tu viện trưởng Suger, một trong những người bảo trợ nổi bật nhất của kiến ​​trúc Gothic, người đã chỉ đạo thiết kế và xây dựng Vương cung thánh đường vào thế kỷ 12. Các nhà thờ lớn ở Reims, Amiens và Chartres cũng theo sau. Với sự kỳ công của kỹ thuật, họ đã sử dụng những mái vòm nhọn và những chiếc trụ bay để mang đến cho giáo dân cái nhìn về cõi vĩnh hằng.

Nhà thờ Đức Bà
Người qua đường ngắm nhìn những gì còn lại của khách sạn Hotel de Ville sau khi những người cộng sản đốt nó trong Công xã Paris năm 1871. (Phạm vi công cộng )

Tại trung tâm của Paris

Một số người tin rằng nhà thờ nằm ​​trên vùng đất linh thiêng. Trước khi có nhà thờ Đức Bà, trước Thiên chúa giáo, địa điểm này là nơi có đền thờ thần Jupiter, điển tích lưu lại là một cây cột cổ được phát hiện trên nền đất. Trong vài thế kỷ tiếp theo, một số tòa nhà linh thiêng đã thay thế, nối tiếp nhau. Ngày nay, một ngôi sao nhỏ bằng đồng trên mặt đất phía trước nhà thờ đánh dấu “Paris Point Zero” (tạm dịch: km 0 của Paris), được cho là trung tâm của thành phố, từ đó tất cả các khoảng cách đến các thành phố khác của Pháp được tính từ nơi này.

Paris Point Zero (Ảnh: flickr)

Năm 1160, Maurice de Sully được bổ nhiệm làm giám mục Paris. Công trình kiến ​​trúc theo phong cách Romanesque vào thời điểm đó quá nhỏ so với dân số ngày càng tăng của thành phố, và Giám mục Sully đã cho phá bỏ Vương cung thánh đường để xây dựng một nhà thờ dành riêng cho Đức Mẹ Đồng Trinh.

Ba năm sau, Giáo hoàng Alexander III đặt viên đá đầu tiên trước sự chứng kiến ​​của Vua Louis VII, nhưng phải gần hai thế kỷ sau Nhà thờ Đức Bà mới được hoàn thành vào năm 1345.

Nhà thờ được xây dựng theo phong cách Gothic, theo bước chân của Tu viện trưởng Suger. Những mái vòm nhọn vươn lên trên và những chiếc trụ bay trải ra như những đường ren cho phép tòa nhà cao hơn, tạo cảm giác thông thoáng rộng mở. Hệ thống hỗ trợ của các cấu trúc này cho phép đá nặng được thiết kế mỏng hơn thành các mảnh, cũng có thể lắp thêm nhiều kính hơn, nhẹ hơn và ánh sáng nhiều hơn.

Việc xây dựng Nhà thờ Đức Bà bắt đầu với dàn hợp xướng và hành lang của Thánh đường (khu vực sau cùng của nhà thờ), và đến cuối thế kỷ này, các mặt tiền phía Tây đã được xây dựng gần hết. Năm 1225, cửa sổ hoa hồng đầu tiên ở mặt tiền phía Tây được hoàn thành. Nó là cửa sổ nhỏ nhất trong số các cửa sổ hoa hồng, một đặc điểm nổi tiếng nhất của Nhà thờ Đức Bà.

Vào giữa thế kỷ 13, việc phát minh ra các trụ bay đã cho phép các cửa sổ hoa hồng ở phía Bắc và phía Nam có kích thước lớn hơn nhiều. Cửa sổ hoa hồng phía Nam, được tặng bởi Vua Louis IX, đường kính trải dài hơn 12 mét, với các chi tiết bổ sung xung quanh dài hơn 18 mét.

Vào năm 1323, nhà Thần học người Pháp John of Jandun đã viết: “Thực tế, tôi cho rằng nhà thờ này đem đến sự nhận thức cẩn thận đáng ngưỡng mộ đến mức khó có thể thỏa mãn được linh hồn qua việc kiểm tra nó.”

Trùng tu và sửa chữa

Trong nhiều thế kỷ tiếp theo, cũng như nhiều nhà thờ lớn khác, tòa nhà đã được sửa đổi để phù hợp hơn với phong cách thời đại, và cũng có nhiều chỗ bị hao mòn mà không thể sửa chữa.

Sau đó, trong cuộc Cách mạng Pháp năm 1793, Nhà thờ Đức Bà đã bị thiệt hại nặng nề khi những người cách mạng nấu chảy những chiếc chuông lớn để đúc đại bác, thay thế một bức tượng của Đức Mẹ Đồng Trinh bằng một trong những biểu tượng của họ (tự do), và chặt đầu các hình tượng của các vị vua trong Kinh thánh, do nhầm họ với các nhân vật của chế độ quân chủ Pháp.

Khi Napoléon Bonaparte lên nắm quyền, ông đã trao lại nhà thờ chính cho Giáo hội Công giáo. Năm 1804, ông tự đăng quang ngôi vị hoàng đế của nước Pháp tại đó, với sự làm lễ của Giáo hoàng Pius VII.

Đến thời điểm này, nhà thờ vẫn được sử dụng nhưng trong tình trạng rất xuống cấp và hỏng hóc. Năm 1831, Victor Hugo xuất bản cuốn tiểu thuyết “Notre-Dame de Paris” (Thằng gù nhà thờ Đức Bà), và thành công to lớn của nó đã chiếu sáng tượng đài bị vùi dập.

Hugo viết: “Bên cạnh mỗi nếp nhăn trên khuôn mặt của nữ vương lâu đời nơi thánh đường của chúng ta, bạn sẽ tìm thấy một vết sẹo”.

Người dân kêu gọi tu sửa nhà thờ, và thành phố đã sắp xếp một ủy ban để chọn những kiến ​​trúc sư nào sẽ làm việc trong dự án. Hugo cuối cùng trở thành một thành viên của ủy ban, và đã chọn các kiến ​​trúc sư Jean-Baptiste-Antoine Lassus và Eugène Viollet-le-Duc thực hiện công việc này.

Các kiến ​​trúc sư đã làm việc để khôi phục những bức tượng đã bị đập phá sau cuộc Cách mạng Pháp. Họ đã xây dựng lại ngọn tháp thời trung cổ ban đầu và thay thế chuông, thiết kế cửa sổ kính màu mới, và làm mới nhiều chi tiết khác. Chính sự cải tạo kéo dài 25 năm này đã bổ sung thêm các tượng đài nổi tiếng của Nhà thờ Đức Bà, cùng với các mãnh thú thần thoại khác, làm biểu tượng để xua đuổi ma quỷ đồng thời đóng vai trò như những cái vòi để chuyển hướng nước mưa thành những dòng chảy nhỏ ra khỏi tòa nhà.

Chóp nhọn của nhà thờ gần đây đã bị hư hỏng do hỏa hoạn. Cái cũ đã bị dỡ bỏ vào năm 1786 vì nó không thể chịu được gió, và kiến ​​trúc sư Viollet-le-Duc đã tạo ra một một cái cao hơn, khoảng 91 mét, mạnh hơn và được trang trí bằng tượng của các sứ đồ.

Tàn tích của Cung điện Tuileries, bị những người cộng sản đốt ở Công xã Paris năm 1871. (Phạm vi công cộng)

Thời gian gần đây

Các dự án cải tạo mới thực sự cần thiết kể từ giữa thế kỷ 19, bởi sự ô nhiễm không khí bao phủ nhà thờ trong bồ hóng và bụi bẩn, các chi tiết trang trí bị bong tróc, và các cửa sổ kính màu một lần nữa bị hư hại.

Một số cửa sổ thời Trung cổ đã bị phá vỡ trong cuộc giải phóng thành phố năm 1944 trong Thế chiến thứ hai và sau đó được thay thế bằng các thiết kế hiện đại. Vào năm 1963, mặt tiền cuối cùng đã được làm sạch, kịp cho lễ kỷ niệm 800 năm thành lập nhà thờ. Trong dịp kỷ niệm 850 năm thành lập vào năm 2013, bốn chiếc chuông đã được nấu chảy và đúc lại để có âm thanh giống như những chiếc chuông ban đầu.

Lần cải tạo mới nhất là một dự án khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn. Chính phủ đã chi ngân sách 2 triệu euro (tương đương 2,2 triệu đô Mỹ) hàng năm để bảo trì nhà thờ. Nhưng Tổng giáo phận Công giáo Paris nhận thấy rằng số tiền này chỉ bao gồm việc sửa chữa cơ bản và cần thêm kinh phí để khắc phục các vấn đề lớn hơn về cấu trúc.

Tính đến năm 2017, mục tiêu là huy động được hơn 100 triệu euro (tương đương 114 triệu đô Mỹ) trong vòng 5 đến 10 năm sau đó. Tuy nhiên, hậu quả của vụ hỏa hoạn trong tháng 4 năm 2019, các cá nhân và tổ chức đã cùng nhau cam kết khoảng 1 tỷ USD.

Tuy nhiên, ngoài việc bảo trì, có một cuộc nói chuyện về việc thiết kế lại.

Vụ hỏa hoạn đã dẫn đến sự sụp đổ của ngọn tháp cao 91 mét của nhà thờ. Hai ngày sau, các quan chức Pháp công bố một cuộc thi kiến ​​trúc quốc tế để thiết kế một ngọn tháp mới.

Khói cuồn cuộn khi ngọn lửa bùng cháy qua mái nhà thờ Đức Bà ở thủ đô Paris vào ngày 15 tháng 4 năm 2019. Ảnh: (FABIEN BARRAU/ AFP/ Getty Images)

Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cho biết trong một tweet rằng điều này sẽ cho phép kiểm tra xem liệu ngọn tháp có nên được xây dựng lại hoặc điều chỉnh cho phù hợp với thời đại hay không.

Tổng thống Emmanuel Macron nói với báo chí: “Chúng tôi sẽ xây dựng lại Nhà thờ Đức Bà đẹp hơn nữa, và tôi muốn nó được hoàn thành trong 5 năm”.

Thiên Hòa
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Lịch sử hư hại và sửa chữa lâu dài của Nhà thờ Đức Bà