Len lén sai người đem đứa bé vứt đi, kết cục bi thảm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tật đố được dân gian gọi là "bệnh mắt đỏ, ghen tị". Tật đố thực chất là một hiện tượng tâm lý phổ biến trong xã hội, đến từ bất mãn, phẫn uất, hận thù, thậm chí có một số người còn chửi mắng vô cớ. Từ xưa đến nay, những chuyện như vậy không phải hiếm, không chỉ hại người khác mà còn hại chính mình.

Hạo Ca Tử ở Trường Bạch thời nhà Thanh đã ghi lại câu chuyện về một bà lão được một gia đình ông thuê để lo việc nhà ở chương "Đố Họa" trong cuốn "Huỳnh song dị thảo". Bà từng là người giúp việc trong một gia đình ở Kinh đô, bà làm việc rất khéo léo, được gia chủ rất yêu quý.

Chúng ta, bắt đầu kể những sự kiện bà (gọi là bà Giáp) từng trải qua trong ngôi nhà người chủ trước kia. Sự việc này, không chỉ tác động lớn đến tương lai của gia đình và bà.

Ông chủ rất giàu có, được thừa kế gia thế chính thống từ cha mẹ, chỉ có một điều khiến ông buồn lòng, đó là không có con, nên ông đã lấy thêm một tiểu thiếp để sinh con.

Một lần gia chủ có việc phải đi công tác, trước khi đi, ông vừa nhìn tiểu thiếp vừa chăm sóc vợ và nói: "Về việc sinh con hộ, mong nàng giúp đỡ nhiều hơn". Tuy nhiên, cơn ghen của vợ vô cùng mạnh mẽ chỉ giả vờ đồng ý. Nhưng ngay khi chồng đi, trong lòng nàng đã toan tính: “Còn chuyện trong cái bụng thì ta phải làm sao đây!” Vì vậy, bà tìm đủ mọi cách để tiểu thiếp đi phá thai, nhưng may mắn là cái thai không bị bỏ.

Khi tiểu thiếp sắp sinh, cô đã ngầm căn dặn bà Giáp: “Dù sinh con trai hay gái thì cũng phải vứt bỏ đứa bé đi ngay lập tức!”. Bà Giáp trước giờ làm việc gì đều vừa lòng gia chủ, nên lần này cũng liền đồng ý. Sau khi đứa bé trai được sinh ra, quản gia đã len lén bồng đứa bé đi mất, và giao cho người gác cổng đem đi vứt. Lúc đầu, người gác cổng có chút bất bình, nhưng anh không biết phải làm sao. Lúc này, một thợ than đang lái xe không, anh lén đưa bé lên xe, tài xế hoàn toàn không hay biết, đã cầm roi ngựa đánh xe đi.

Đến ngày sinh nở, quản gia thực sự len lén bồng đứa bé đi mất (Hình: Một phần bức tranh thời nhà Minh)

Sau khi nghe bà Giáp về bẩm báo, và bắt đầu vu oan cho những người hầu gái trong phòng tiểu thiếp, trách họ bất cẩn, làm mất đứa bé, còn khóc lóc chửi bới, nhưng thật ra bà không hề truy cứu, cũng thôi không nhắc đến vụ này. Về sau, bà lại nói tiểu thiếp là người xui xẻo khiến gia đình không may mắn, nên đã gả tiểu thiếp cho người khác ngay sau đầy tháng. Khi ông trở về, tiểu thiếp đã không còn, đứa con cũng không còn, tất cả mọi hy vọng đều mất hết, ông chóng mặt ngã xuống đất, bị một cục đờm kẹt, tắc thở mà qua đời.

Bà lúc đầu không cảm thấy gì. Sau đám tang, tất cả tài sản của chồng bà đều do con cháu họ hàng thừa kế. Người con nuôi rất tàn bạo, đối xử rất tệ bạc với bà. Anh ta thường nhắc đến việc nhờ người sinh hộ, sao bà không làm đi, tại sao lại trách móc tôi. Người thân trong nhà đều rất ghét tính đố kỵ của bà, và cùng nhau ức hiếp bà. Sau đó, bà hoàn toàn hiểu rằng mình đã làm sai điều gì đó ngay từ đầu, và lặng lẽ nói với những người hầu cũ của mình đi hỏi về đứa bé năm xưa, nhưng lại không tìm thấy gì. Khi ngoài sáu mươi, bà ngồi một mình trong phòng, tóc bạc trắng, cúi đầu nghĩ về những việc mình đã làm, vừa hối hận, vừa xấu hổ, vừa khóc, không lâu sau bà chết trong sự nuối tiếc và uất hận.

Về sau, nghe nói đứa bé bị bỏ rơi đã được một ông chủ mỏ than ở Tây Sơn nhận nuôi. Ông chủ mỏ than rất giàu, cũng đau khổ vì không sinh được con trai. Sau khi người công nhân bán than trở về nhà liền thấy đứa bé bị bỏ rơi trên xe, vừa nhổ bọt vừa chửi bới, kế đến anh nghĩ ra một cách hay. Thế là anh vội vàng chở đứa bé về, tặng cho ông chủ than, ông chủ rất vui và thưởng cho rất nhiều tiền, từ đó ông đã biến đứa bé bị bỏ rơi này trở thành con của mình. Khi lớn lên đứa trẻ vô cùng thông minh, học hành thi cử, đỗ đạt làm quan.

Người gác cửa năm đó bỏ rơi đứa bé đến nay đã già, một lần tình cờ gặp lại người thợ bán than hỏi về tình hình đứa bé nhưng đã quá muộn.

Bà Giáp sau đó đã sống đến tuổi 70 tại nhà của Hạo Ca Tử ở Trường Bạch. Bà bị bệnh nặng, cả hai đùi bị lở loét, như thể bị đánh đập nặng nề bằng một cây gậy, quần áo cũng không mặc được, cuối cùng bà đã chết trong đau đớn.

Hạo Ca Tử thở dài: Đây có lẽ cũng là một loại quả báo mà bà người hầu này phải nhận chịu, vì đã chặt đứt thế hệ đời sau của gia chủ?

Huy Hải
Theo Sound of Hope



BÀI CHỌN LỌC

Len lén sai người đem đứa bé vứt đi, kết cục bi thảm