Lễ nhạc - một trong những nhân tố làm nên sự thành công của Đài Loan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đài Loan, một hòn đảo nghèo nàn nhỏ bé trở thành một trong 4 'con rồng châu Á', xã hội văn minh hiện đại và phát triển khá cao mà vẫn giữ được những nét tinh hoa của văn hóa truyền thống Á Đông; người dân đôn hậu thuần phác; môi trường văn minh trong sạch và an toàn... có lẽ cũng nhờ chú trọng giáo dục Lễ - Nhạc...

Sau khi chính phủ chuyển dời ra đảo Đài Loan không lâu, tổng thống Tưởng Giới Thạch đi thăm Philippines. Khi dự tiệc Baguio với Thủ tướng Philippines - Girino, Tưởng Giới Thạch nói, sở thích của ông là "âm nhạc" và "sơn thủy".

Nhạc sĩ, giáo sư Hà Minh Trung trong tác phẩm "Văn hóa Trung Hoa và nhạc giáo" của mình đã đề cập đến một số điều mắt thấy tai nghe xung quanh Tưởng Giới Thạch:

Từ khi khôi phục chức vụ ở Đài Loan, Tưởng Công lần lượt đón tiếp các nguyên thủ quốc gia đến thăm như Tổng thống Đại Hàn Dân quốc Lý Thừa Vãn (Li Cheong-wan), Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm, Tổng thống Philippines Garcia, Tổng thống Mỹ Eisenhower... mỗi lần quốc yến kết thúc đều mời đoàn nhạc truyền thống diễn tấu, không cần các tiết mục khác. Trước và sau khi đoàn nhạc biểu diễn, Tưởng Công giải thích sự cao nhã ưu mỹ của âm nhạc Trung Quốc cho các nguyên thủ quốc gia nghe, khiến mọi người đều yêu thích. Sau buổi biểu diễn, Tưởng Công còn dẫn các quý khách đến hậu trường thưởng thức các loại nhạc cụ sử dụng trong âm nhạc truyền thống. Những điều này có thể thấy Tưởng Công yêu thích và coi trọng âm nhạc truyền thống như thế nào.

Để hoằng dương văn hóa nhạc giáo truyền thống Trung Quốc, Tưởng Công đích thân hiệu đính tài liệu: "Hai chương bổ sung giáo dục âm nhạc Chủ nghĩa Dân sinh". Ông chủ trương đưa giáo hóa bằng âm nhạc vào vị trí quan trọng trong giáo dục quốc dân, lập kế hoạch thành lập khoa âm nhạc trong các trường đại học, trung học và tiểu học. Tưởng Công cũng nhiều lần tham quan các sự kiện điển lễ nhã nhạc tế Khổng Tử, và chụp ảnh lưu niệm cùng với các nhạc công và vũ công.

Chân dung Tưởng Giới Thạch.
Chân dung Tưởng Giới Thạch. (Ảnh: Wikipedia)

Đại đa số người lầm tưởng cho rằng Tưởng Giới Thạch là một nhà quân sự cứng rắn, nhưng từ rất nhiều tài liệu lịch sử, nhật ký lại phát hiện ra rằng ông là người am tường nghệ thuật và có những kiến giải rất độc đáo về âm nhạc:

Tưởng Giới Thạch nhớ lại, khi lên 10 thì mẫu thân đã dạy ông lễ tiết thờ tế. Bất kỳ động tác nào trong điển lễ đều phải hòa hợp tương ứng với tiết tấu âm nhạc:

Vương Thái phu nhân bắt đầu giáo dục bằng lễ, thường đưa ông đến các sự kiện tế lễ, và dạy bảo rằng: "Mỗi động tác lên xuống quỳ bái đều phải hòa hợp tương ứng với tiết tấu âm nhạc, con không được quên". (Sách Tưởng Giới Thạch tiên sinh trước năm Dân Quốc thứ 15 do Mao Tư Thành biên soạn).

Năm 1968, Tưởng Giới Thạch đến Khổng Miếu Đài Bắc thưởng thức nhã nhạc tế Khổng, Sau khi điển lễ kết thúc, ông chụp ảnh chung với các vũ công, nhạc công, và nói: "Sau khi xem điển lễ tế Khổng Tử, càng cảm nhận được sự sâu sắc cảm động lòng người của lễ nhạc: 'Lễ nhạc không chỉ có thể tu dưỡng bản thân, cải thiện xã hội, mọi người cùng cung kính, cùng phương hướng, hơn nữa còn thấy được những động tác hài hòa, nghe được những âm tiết điển nhã, đủ để cổ vũ phấn chấn tinh thần, thưởng thức mà trở nên thiện hơn, do đó các trường học các cấp sau này cần phải đặc biệt coi trọng giáo dục thấm nhuần của lễ nhạc đối với học sinh, sinh viên' ".

Nếu xem những ngôn luận, phép tắc mà Tưởng Giới Thạch phát biểu trong nhiều năm, có thể biết tư tưởng lớn về âm nhạc của ông. Tưởng Giới Thạch đã chỉ ra 4 công dụng chủ yếu và tác hại của việc lơ là âm nhạc như sau:

Đại đa số người lầm tưởng cho rằng Tưởng Giới Thạch là một nhà quân sự cứng rắn, nhưng từ rất nhiều tài liệu lịch sử, nhật ký lại phát hiện ra rằng ông là người am tường nghệ thuật và có những kiến giải rất độc đáo về âm nhạc
Nhiều người cho rằng Tưởng Giới Thạch là nhà quân sự cứng rắn, nhưng các tài liệu lịch sử, nhật ký phát hiện ông là người am tường nghệ thuật và có những kiến giải rất độc đáo về âm nhạc. (Ảnh: Shutterstock)
  1. Tác dụng của âm nhạc đối với chính trị và xã hội quốc gia

"Âm nhạc thuần chính cao thượng có thể tu dưỡng khí chất, giáo hóa phong khí đôn hậu, an ủi giảm thiểu ai oán, truyền cảm hứng, khiến tinh thần con người bình thường được điều dưỡng, có chỗ quy về, từ đó tiêu trừ các loại hoạn loạn một cách vô hình, khiến toàn bộ xã hội tưng bừng sức sống, dần dần vươn lên. Âm nhạc có lợi cho việc thực thi giáo dục chính trị và thúc đẩy cải cách, hiệu quả rất rõ rệt. Cổ nhân bất kể là trị quốc hay giáo dục người dân thì lễ và nhạc là hai việc quan trọng nhất". - Trích "Nhân viên hành chính hiện đại cần biết"

  1. Tác dụng giáo dục của âm nhạc

"Đặc biệt là những người gánh vác trách nhiệm quản lý giáo dục, cần đặc biệt chú ý giáo dục âm nhạc. Khổng Tử định ra "Nhạc" là một trong "Lục nghệ" - Lễ, nhạc, xạ (bắn cung), ngự (cưỡi ngựa), thư (viết chữ đẹp) và số (toán pháp). Triết học phương Tây cũng có câu danh ngôn: "Không âm nhạc không thành trường học". Chúng ta nhất định phải dựa theo ý này để đề xướng phổ biến âm nhạc" - Trích "Nhân viên hành chính hiện đại cần biết"

"Âm nhạc tốt có thể tu dưỡng khí chất, phấn chấn tinh thần, an ủi giảm thiểu lao khổ, điều hòa vui vẻ tâm chí, khiến cuộc sống con người hài hòa, thư thái, khiến khí chất, sở thích tốt đẹp, vô hình trung nuôi dưỡng nhân cách cá nhân cao thượng và phong tục xã hội thuần chính. Âm nhạc không chỉ liên quan đến tu dưỡng đức tính của cá nhân, mà còn ảnh hưởng đến sự thịnh suy, tồn vong của quốc gia, xã hội. Một cá nhân nếu không có tu dưỡng về âm nhạc thì cuộc sống rất khô khan, rất dễ quá khích và bất an, hỗn loạn cũng sẽ vì thế mà sinh ra.

Trái lại, nếu chúng ta có tu dưỡng về âm nhạc, khi phiền muộn thì có thể được an ủi, khi ồn ào nhiễu loạn thì có thể chuyển thành an định nghiêm trang, người bi ai có thể chuyển thành vui vẻ, người cuồng bạo có thể biến thành ôn hòa, người đờ đẫn có thể đột nhiên hưng phấn. Do đó có thể thấy tác dụng của âm nhạc là vô cùng to lớn.

Nếu một cá nhân không hiểu âm nhạc thì không biết tiết chế hỉ nộ ai lạc, không thể thực hiện nhân sinh hoàn mỹ. Nếu một trường học, quân đội hoặc xã hội, quốc gia không có âm nhạc, thì cũng không trở thành trường học, quân đội, xã hội, quốc gia hoàn thiện. Nhất là trong quân đội thì âm nhạc là quan trọng nhất. Lúc bình thường chúng ta cần quân đội đồng lòng hòa hợp, đội ngũ chỉnh tề, tinh thần đoàn kết. Khi chiến đấu cần an ủi động viên quân lúc mệt mỏi, khích lệ sĩ khí, phấn chấn uy nghi, đều cần nhờ vào quân nhạc.

Nhân loại chúng ta ai ai cũng có thiên phú âm nhạc, dù đứa bé 3 tuổi, chúng ta dạy bé hát thì bé biết hát, do đó người nào cũng biết hát biết nghe nhạc. Hiện nay xã hội chúng ta quá không chú trọng âm nhạc, trường học ngoài môn âm nhạc ra, các thầy cô và học sinh bình thường đều không chú ý. Hiện nay chúng ta đã hiểu rõ âm nhạc có quan hệ to lớn như vậy đối với nhân tâm, phong tục tập quán, đối với xã hội và quốc gia, từ nay về sau, không thể không dốc sức đề xướng". - Trích: "Cứu quốc ắt phải giáo dục văn võ hợp nhất, đức thuật kiêm tu"

Hiện nay chúng ta đã hiểu rõ âm nhạc có quan hệ to lớn như vậy đối với nhân tâm, phong tục tập quán, đối với xã hội và quốc gia, từ nay về sau, không thể không dốc sức đề xướng".
"Hiện nay chúng ta đã hiểu rõ âm nhạc có quan hệ to lớn như vậy đối với nhân tâm, phong tục tập quán, đối với xã hội và quốc gia, từ nay về sau, không thể không dốc sức đề xướng". (Ảnh: Shutterstock)

"Về phương diện nhạc nên giáo dục lễ tiết và sự hài hòa của nhạc, cùng kính trọng yêu thương nhau. Để phát dương âm nhạc ái quốc, thay thế âm nhạc ủy mị, đồng thời phải làm được nghe người khác hát là lập tức có thể hòa thanh hợp xướng được, bằng tinh thần thanh ứng khí cầu, đồng tâm nhất đức. (Người nước ngoài nói chúng ta không biết hòa thanh hợp xướng, thực ra "Khổng Tử cùng người khác hát, nếu hay thì ắt sẽ mời người ta hát lại, sau đó cùng hòa xướng". Đó chính là chúng ta vốn có giáo dục âm nhạc "giáo hóa người dân, hình thành thuần phong mỹ tục") ". - Trích: "Chỉ thị về giáo trình tiểu học "Cuộc sống và luân lý", và trung học "Công dân và đạo đức" đối với giáo dục quốc dân"

"Nhạc là gì? Nhạc chính là điều tiết, chỉ có tiết tấu hài hòa mới thành âm nhạc cao nhã ưu mỹ, mà tiết tấu của nhạc và tiết độ của lễ, đối với ý nghĩa và tác dụng của nhạc mà nói, thì thực sự là cùng một thứ. Do đó chúng ta phải biết lễ, thì nhất định phải biết nhạc, muốn chuộng lễ thì nhất định phải chú trọng nhạc". - Trích: "Phép tắc trung tâm của vận động cuộc sống"

"Lễ nhạc đứng đầu văn hóa nghệ thuật, cũng là cánh cửa vào với đạo đức của giáo dục, cũng chính là điều "Nhạc ký" đã viết: "khiến nhân tâm đồng nhất, từ đó khiến thiên hạ thái bình thịnh trị". Nhưng nội hàm chữ Lễ không chỉ là lễ tiết khom người cúi chào, tiến lui. Cực đỉnh của Lễ chính là khiến mỗi phần tử của gia đình và xã hội đều coi trọng trật tự, giữ bổn phận, nghiêm kỷ cương. Còn nội hàm chữ Nhạc cũng không chỉ là giải trí vui tai mắt. Cực đỉnh của Nhạc chính là khiến cho thân, tâm con người đều ngày một hài hòa, lạc quan, cân bằng. Do đó nói rằng: "Đạo của thanh âm, thông với đạo quản lý quốc gia". - Trích: "Diễn văn chào mừng các thầy giáo xuất sắc tiểu học, trung học và đại học"

Cực đỉnh của Nhạc chính là khiến cho thân, tâm con người đều ngày một hài hòa, lạc quan, cân bằng. Do đó nói rằng: "Đạo của thanh âm, thông với đạo quản lý quốc gia".
"Cực đỉnh của Nhạc chính là khiến cho thân, tâm con người đều ngày một hài hòa, lạc quan, cân bằng. Do đó nói rằng: "Đạo của thanh âm, thông với đạo quản lý quốc gia". (Ảnh: Shutterstock)
  1. Tác dụng của âm nhạc đối với quân đội

"Ở trên nói về tầm quan trọng của lễ. Ngoài lễ ra còn có nhạc, sau đó là bắn cung, cưỡi ngựa, thư pháp và thuật số, tất cả 6 môn, đều là những thứ mà ai ai cũng cần hiểu, cần biết. Đạo lý này lần trước tôi đã giảng rất tường tận cho các sĩ quan quân đội rồi, hôm nay chỉ đề cập một chút về Lục nghệ, hy vọng mỗi người chú ý, ai ai cũng có thể học được, để thâm nhập quần chúng thực tâm dạy bảo, để phục hồi trí năng đức tính vốn có của dân tộc chúng ta, đặt nền móng cho sự phục hưng dân tộc. Trước đây Đảng Cộng sản (Trung Quốc) dạy chúng ta không cần lễ, vì vậy mà hủy hoại tất cả đạo đức, âm nhạc thì càng không coi trọng, dạy chúng ta rằng Trung Quốc không cần tất cả những thứ đó, những thứ liên quan đến nghệ thuật, luân lý và văn hóa dân tộc, hoàn toàn phải hủy bỏ. Do đó người Nhật xâm lược 4 tỉnh phía đông của chúng ta, cố nhiên đó là kẻ địch lớn nhất của chúng ta, nhưng Đảng Cộng sản (Trung Quốc) phá hoại quốc gia, dân tộc chúng ta, hủy hoại đức tính và trí năng vốn có của chúng ta, cũng là kẻ địch lớn nhất và gần nhất của chúng ta". - Trích: "Trách nhiệm cách mạng của nhân viên hợp tác"

"Tầm quan trọng của lễ như thế, do đó tất cả các khoa mục đầu tiên của giáo dục chính là Lễ. Thứ hai là Nhạc. Nhạc là ca khúc, âm nhạc, trong các mục giáo dục thời cổ thì âm nhạc và vũ đạo hợp với nhau, mục đích là tu dưỡng tình cảm, thư thái khai mở tâm ý trong tiết tấu chỉnh tề, nhất là quân nhạc, quân đội hoàn toàn có thể dùng âm nhạc để phấn chấn tinh thần, khích lệ chí hướng, nuôi dưỡng dũng khí thượng võ nhất trí và sức sống đoàn kết vươn lên trong âm nhạc hài hòa và truyền cảm hứng". - Trích: "Giáo dục quân sự hóa"

Luận thuật của Tưởng Giới Thạch về âm nhạc chính thống khiến mọi người mở rộng tầm mắt. Xem những lời hoằng luận chính tín như trên của Tưởng Giới Thạch, khiến người ta kinh ngạc và khâm phục. Có lẽ đây cũng là một trong những nguyên nhân then chốt khiến Đài Loan, một hòn đảo nghèo nàn nhỏ bé trở thành một trong 4 con rồng châu Á, xã hội văn minh hiện đại và phát triển khá cao, mà vẫn giữ được những nét đậm đà truyền thống Á Đông, người dân đôn hậu thuần phác, môi trường văn minh trong sạch, và an toàn.

Trung Hòa (biên dịch)
Theo minghui.org



BÀI CHỌN LỌC

Lễ nhạc - một trong những nhân tố làm nên sự thành công của Đài Loan