Làm người sống trung hậu ắt được trời cao tương trợ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đời người là vòng tuần hoàn kỳ diệu, giúp đỡ người khác kỳ thực lại là giúp chính mình. Vậy nên hành thiện là tiêu chuẩn cơ bản nhất để làm người, chỉ có con đường thiện lương mới giúp chúng ta có được sự an lạc và thành tựu vững vàng nhất. 

Đạo Đức Kinh viết: “Thiên chi đạo, lợi nhi bất hại, thánh nhân chi đạo, vị nhi bất tranh”. Ý tứ là đạo của Trời có lợi cho vạn vật chứ không có hại cho ai, đạo của bậc thánh nhân không có chỗ cho sự tranh giành.

Lão Tử giảng về Thiên đạo, nói về tự nhiên, mục đích không gì khác ngoài dạy con người hướng về tự nhiên, học nhân cách và tâm linh thuần khiết của bậc thánh nhân.

Đối nhân xử thế duy chỉ có hậu đạo mới là phương pháp dài lâu. Làm một người hậu đạo, thật thà lương thiện ắt sẽ được Trời cao chiếu cố.

Người lập nghiệp cần lấy đạo làm gốc.

Người xưa có câu: “Hậu đức tải vật", ý nói rằng đức dày nâng đỡ vạn vật; cũng chính là muốn nói rằng: làm người phải có đức hạnh tốt thì mới có thể gánh đỡ được vạn sự. Cho nên, một người để làm được việc lớn thì phải có đức dày, người mà không có đức lớn thì không thể thành tựu được đại sự. Trong văn hóa truyền thống, người xưa thường giảng về thiên đạo, lòng trung hiếu, sự bao dung, dạy cho con người thế nào là làm người. Bậc quân tử lấy đức lập thân, sống giản dị, thuần hậu, không trọng vinh hoa, sống một đời đều nghĩ cho cái lợi của người khác trước cái lợi bản thân, nghĩ cho người trước khi nghĩ cho mình.

Chuyện cũ kể rằng: Nhậm Địch Giản là phán quan nhà Đường, một lần tham gia yến tiệc trong cung, do đến muộn nên theo lệ phải chịu phạt rượu. Thị vệ nhất thời sơ sót, thay vì lấy bình rượu dâng lên, lại nhầm thành bình dấm. Kết quả Nhậm Địch Giản vừa uống một ngụm đã chua không chịu được, đang định nhắc nhở thị vệ nhưng ông lại thôi. Nghĩ đến nhắc nhở lúc này, thị vệ khó tránh khỏi cái hoạ sát thân. Vậy là ông cố gắng nghiến chặt răng uống hết. Tương truyền khi ấy ông đã nhẫn chịu khôn cùng để uống cạn chỗ dấm đó. Sự việc sau được truyền ra, người người đều thán phục phẩm đức của ông, quả là khí độ hơn người.

Nghĩ đến nhắc nhở lúc này, thị vệ khó tránh khỏi cái hoạ sát thân. Vậy là ông cố gắng nghiến chặt răng uống hết.
Nghĩ đến nhắc nhở lúc này, thị vệ khó tránh khỏi cái hoạ sát thân. Vậy là ông cố gắng nghiến chặt răng uống hết. (Ảnh qua Secretchina.com)

Vì người mà thiện chính là gốc để lập mệnh

Lão Tử từng giảng: “Vật hoặc tổn chi nhi ích, hoặc ích chi nhi tổn”. Ý tứ là: vật một là tổn hại vì lợi ích, hoặc vì lợi ích mà tổn hại.

Lão Tử cho rằng vật cực tất phản, khí mãn tất khuynh, không thể làm việc vượt quá hạn độ của mình. Cũng đừng cho rằng phó xuất vì người khác sẽ tổn hại tới bản thân. Khi chúng ta thành tựu cho người khác, kỳ thực cũng chính là thành tựu cho mình, điều chúng ta nhận được là không thể nghĩ bàn. Cái đức của người quân tử chính là đối nhân xử thế, vạn sự tuỳ duyên, không vì truy cầu cái lợi cho mình mà đi giúp người khác.

Fleming là một nông dân nghèo khổ ở Scotland. Một hôm ông đang làm việc trên đồng thì đột nhiên nghe thấy tiếng kêu cứu từ đằng xa vọng lại.

Ông lập tức dừng tay, chạy qua xem thì phát hiện có một chú nhóc bị rơi xuống đầm lầy, đang mỗi lúc một lún sâu xuống. Fleming vội vàng đến cứu cậu thoát khỏi vòng tay tử thần.

Fleming vội vàng đến cứu cậu thoát khỏi vòng tay tử thần.
Fleming vội vàng đến cứu cậu thoát khỏi vòng tay tử thần. (Ảnh: Shutterstock)

Ngày hôm sau, có một chiếc xe ngựa mới toanh dừng trước cửa nhà Fleming. Từ trong xe ngựa bước ra một người đàn ông ăn mặc vô cùng lịch lãm. Người đàn ông đó chính là cha của đứa trẻ được Fleming cứu sống, ông ta đến để cảm ơn Fleming.

Vị khách kính cẩn cúi chào và nói:

– Anh chính là ân nhân đã cứu mạng con trai tôi, tôi muốn trả ơn anh!

Fleming cười đáp:

– Cứu người là việc nên làm, tôi không thể nhận thù lao vì một việc mình nên làm!

Đúng lúc hai người đang bàn luận với nhau thì một cậu nhóc đi chân đất, ống quần xắn cao chạy từ bên ngoài vào, tò mò nhìn người đàn ông ăn mặc lịch sự nọ. Người đàn ông liền hỏi Fleming:

– Đây là con trai của anh à?

– Đúng thế.

– Thế này đi, chúng ta hãy thỏa thuận với nhau, để tôi dẫn thằng bé theo, tôi sẽ cung cấp đầy đủ các điều kiện giáo dục cho thằng bé. Giả sử thằng bé cũng lương thiện như cha, thì những thành tựu nó đạt được trong tương lai nhất định sẽ khiến anh cảm thấy tự hào!

Fleming nhìn lại căn nhà đã rách nát của mình, ngẫm nghĩ một lát rồi gật đầu đồng ý.

Về sau, con trai Fleming tốt nghiệp Học viện Y học Saint Mary, trở thành Alexander Fleming - vị bác sĩ, nhà sinh học, dược lý học nổi tiếng thế giới. Ông đã phát minh ra thuốc Penicillin và giành được giải thưởng Nobel. Mấy năm sau, con trai người đàn ông giàu có năm nào bị nhiễm bệnh viêm phổi, chính Penicilin đã cứu sống cậu ta. Như thế có nghĩa là Fleming đã cứu cậu bé đó đến hai lần.

Ông đã phát hiện ra thuốc Penicillin và giành được giải thưởng Nobel.
Ông đã phát minh ra thuốc Penicillin và giành được giải thưởng Nobel. (Ảnh: Wikipedia)

Người đàn ông giàu có ấy chính là Churchill, nghị viên của nghị viện Anh quốc, còn con trai ông ấy chính là nhà chính trị vĩ đại đã thống lĩnh quân đội Anh trong chiến tranh thế giới thứ hai là Winston Churchill.

Đời người là vòng tuần hoàn kỳ diệu, giúp đỡ người khác kỳ thực lại là giúp chính mình. Vậy nên hành thiện là tiêu chuẩn cơ bản nhất để làm người, chỉ có con đường thiện lương mới giúp chúng ta có được sự an lạc và thành tựu vững vàng nhất.

Khiêm cung hậu đạo chính là nguồn gốc của thành công

Thời Xuân Thu, Khổng Ngữ người nước Vệ sống khiêm cung hiếu học, chuyên cần thực tế. Sau khi chết được quốc vương nước Vệ phong cho chữ “Văn", mọi người tôn kính gọi là “Khổng Văn Tử".

Khi ấy, Khổng Tử có một học trò tên là Tử Cống, cũng là người nước Vệ, cho rằng Khổng Ngữ không được như những gì người khác tôn xưng, phong cho danh hiệu “Khổng Văn Tử" thì quả là đề cao quá, thật không tương xứng. Tử Cống không thể lý giải được nguyên do nên đã đi tìm Khổng Tử xin chỉ giáo.

Tử Cống hỏi: “Khổng Văn Tử có gì đáng để khâm phục, dựa vào điều gì mà ban cho danh hiệu “Văn"?

Khổng Tử đáp: “Khổng Ngữ thông minh hiếu học, sẵn sàng xin nghe lời chỉ giáo của những người có địa vị và học thức thấp hơn mình, hơn nữa lại không hề cảm thấy mất mặt cho nên tôn xưng ông ấy chữ “Văn".

Tử Cống nghe thầy mình giải đáp như vậy liền cảm thấy tâm phục khẩu phục, ngộ ra được đạo lý làm người.

Từ xưa tới nay, làm người đối nhân xử thể, điều quan trọng chính là lấy trung hậu thật thà làm gốc không thay đổi. Làm người mà trung hậu ắt sẽ được trời cao tương trợ, người người tôn trọng.

Minh Vũ

Theo: mo666.blog



BÀI CHỌN LỌC

Làm người sống trung hậu ắt được trời cao tương trợ