Lắm điều cũng bị hạ địa ngục? Rốt cuộc 18 tầng địa ngục là thế nào? (P1)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong kinh Phật "Thập bát Nê Lê Kinh" do tăng nhân An Thế Cao thời Đông Hán dịch, còn được gọi là "Phật thuyết thập bát Nê Lê Kinh", từ “Nê Lê” này là tiếng Phạn nghĩa là “địa ngục". Nội dung cuốn sách này mô tả chính là tình hình của 18 tầng địa ngục.

Theo cuốn sách, 18 tầng địa ngục do Diêm La Vương phụ trách, và mỗi tầng địa ngục có một phán quan. Các "tầng" của 18 tầng địa ngục không phải chỉ không gian tầng trên và tầng dưới, mà mỗi tầng địa ngục chịu những thời gian phạt và các hình phạt khác nhau. Thời gian chịu phạt dài hay ngắn chủ yếu quyết định bởi mức độ phạm tội nặng hay nhẹ mà người đó đã gây ra trong đời. Mỗi tầng địa ngục so với tầng địa ngục trước nó tăng mức độ khổ gấp 20 lần và tuổi thọ tăng gấp đôi. Khi từ tầng thứ nhất đến tầng thứ 18, nỗi khổ không thể hình dung được, không thể tính được ngày được thả ra.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu rốt cuộc tại 18 tầng địa ngục tình huống là như thế nào?

Tầng thứ nhất, địa ngục rút lưỡi

Đặc điểm phạm tội: Ác khẩu, khắc bạc, bịa đặt, xúi giục.

Tình trạng phạm tội: gây xích mích quan hệ với người khác, xuyên tạc sự thật, nói xấu người khác một cách thâm độc, gây hại cho người khác, xảo ngôn ngụy biện, điên đảo trắng đen, mang ý đồ xấu nói dối và lừa gạt người, miệng lưỡi xảo hoạt.

Mức độ hình phạt: phán quán tại địa ngục cắt lưỡi yêu cầu các lính quỷ cấu xé miệng kẻ ác khẩu, dùng kìm kẹp lưỡi người đó và rút nó ra, không phải rút ra một lúc, mà sẽ từ từ kéo dài ra...

Tầng thứ hai, địa ngục dao kéo

Đặc điểm phạm tội: Quan hệ bất chính

Tình trạng phạm tội: nhân duyên vợ chồng là do thiên định, khi kết hôn cần sống với nhau cho tốt. Nếu ra ngoài tìm tình nhân, hoặc phá hoại gia đình người khác, khiến người khác bị hành hạ về thể xác và tinh thần. Người phạm tội này sau khi chết đi sẽ bị vào địa ngục dao kéo.

Mức độ trừng phạt: Một số lính quỷ ở địa ngục sẽ bẻ tay của kẻ phạm tội và để lộ các ngón tay, trong khi một tiểu quỷ khác sẽ cầm kéo và cắt từng ngón tay một.

          Địa ngục trong tranh cổ (Ảnh: Wiki)
Địa ngục trong tranh cổ (Ảnh: Wiki)

Tầng thứ ba, địa ngục cây sắt

Đặc điểm phạm tội: gây xích mích mối quan hệ gia đình người khác

Tình trạng phạm tội: Kẻ nào xúi giục bất hòa giữa cha con, anh chị em, vợ chồng, xúi giục người thân trở mặt thành thù, sau khi chết sẽ xuống địa ngục cây sắt .

Mức độ hình phạt: Sau khi xét xử, phán quan sẽ căn cứ theo trách nhiệm tội của phạm nhân thế nào để làm một cây sắt, lá và cành cây đều làm bằng sắt đen, sau đó các lính quỷ bắt rồi cuộn tội nhân, ném lên cây sắt và đâm cho đến chết. Sau đó, còn bị đi vào địa ngục cắt lưỡi, địa ngục lồng hấp.

Tầng 4, địa ngục nghiệt kính

Đặc điểm phạm tội: phạm tội ở dương gian nhưng chưa bị trừng phạt

Tình trạng phạm tội: từng phạm tội ở dương gian, nhưng che giấu hoặc hối lộ đi cửa sau, thu xếp trên dưới để thoát tội, hoặc chạy trốn. Chạy trốn cả đời rồi cũng tới ngày phải chết. Tới địa phủ sẽ bị tống vào địa ngục nghiệt kính.

Mức độ trừng phạt: phán quan tại địa ngục nghiệt kính để lính quỷ lấy chiếc gương kỳ lạ chiếu lên để xem tội ác của phạm nhân trong suốt cuộc đời. Tầng này của địa ngục là đặc biệt nhất, không phải để trừng phạt, mà để bắt không sót kẻ phạm tội. Sau khi chiếu ra tội, phán quan của địa ngục nghiệt kính sẽ chuyển phạm nhân tới tầng địa ngục tương ứng với tội ác của người đó.

Tầng thứ năm, địa ngục lồng hấp

Đặc điểm tội phạm: kiểu người nhiều chuyện, bịa đặt tung tin gièm pha.

Tình trạng phạm tội: Tung tin sai sự thật, hãm hại, gièm pha nói xấu người khác. Họ là những người nhiều chuyện.

Mức độ hình phạt: đầu tiên phải trải qua 10.000 năm trong lồng hấp, sau đó dùng gió lạnh thổi qua để định hình lại thân thể. Chưa xong, vẫn còn bị tống vào địa ngục cắt lưỡi để lính quỷ kéo lưỡi.

Tầng thứ sáu, địa ngục cột đồng

Đặc điểm phạm tội: phóng hỏa

Tình trạng phạm tội: ác ý phóng hỏa, hoặc đốt phá giết người.

Mức độ hình phạt: phán quan yêu cầu tiểu quỷ lột sạch quần áo của tội nhân và người trần như nhộng ôm một cột đồng đường kính một mét. Cột rỗng và đốt bằng lửa than, cháy đỏ rực. Tiểu quỷ sẽ liên tục quạt gió để tăng độ cháy.

Tầng thứ bảy, địa ngục núi dao

Đặc điểm phạm tội: khinh nhờn Thần linh

Tình trạng phạm tội: khinh nhờn Thần linh, có các hành vi bất kính với Thần.

Mức độ hình phạt: lột sạch quần áo của tội phạm, bắt trèo lên núi dao, trèo lên rồi phải lăn xuống, bị trừng phạt da thịt xé nát, thương tích đầy mình, cứ lặp đi lặp lại như thế. Sau đó đi đến các tầng địa ngục khác và tiếp tục chịu đựng thống khổ. Nếu tình huống nghiêm trọng, có thể bị đọa vào địa ngục vô gián, và sau đó vào cửa vô sinh, bị tiêu hủy hoàn toàn.

Kết cục của những kẻ làm bại hoại Phật Pháp là gì? 1
Những người này "sau khi chết vong linh bị đọa vào địa ngục...(Ảnh miền công cộng)

Tầng thứ tám, địa ngục núi băng

Đặc điểm phạm tội: ác phụ sát nhân.

Tình trạng phạm tội: Bất kỳ kẻ nào mưu sát chồng, ngoại tình, ác ý phá thai, cưỡng bức phá thai, v.v.

Mức độ hình phạt: lột quần áo phạm nhân và bắt trèo lên núi băng.

Tầng thứ chín, địa ngục vạc dầu

Đặc điểm phạm tội: nhiều loại

Tình trạng phạm tội: mại dâm, khách mãi dâm, trộm cướp, ức hiếp, bắt cóc lừa gạt buôn bán phụ nữ và trẻ em, vu cáo và phỉ báng người khác nhằm chiếm đoạt tài sản và vợ của người khác.

Mức độ hình phạt: Sau khi phán quan kết thúc xét xử, lính quỷ lột trần phạm nhân, ném vào chảo dầu nóng và rán lên cho đến khi có tiếng "lốp đốp"! Tội nặng sẽ bị phạt như thế nhiều lần, tội nhẹ thì bị một lần. Đôi khi những người có tội nghiệp nặng nề, vừa ra khỏi núi băng đã bị tiểu quỷ áp giải xuống địa ngục vạc dầu.

Đây là tình trạng chung của 9 tầng địa ngục đầu tiên trong số 18 tầng địa ngục được ghi lại trong “Thập bát Nê Lê Kinh”. Đây hẳn là nói về tình trạng của người phương Đông vào thời kỳ cuốn kinh sách này xuất hiện. Các chủng tộc người khác nhau có các địa ngục khác nhau, như địa ngục được nhà thơ Dante mô tả trong "Thần Khúc" là tương ứng với địa ngục của người phương Tây da trắng.

Bởi vì ảnh hưởng của thuyết tiến hóa và thuyết vô Thần, và hiện nay ngày càng nhiều người không tin có Thiên đường và địa ngục tồn tại. Một số người cho rằng hành thiện tích đức cũng không được lên Thiên đường, làm việc xấu sẽ không bị đày xuống địa ngục, do đó vô pháp vô thiên, việc xấu nào cũng dám làm.

Tuy nhiên, dù con người có tin hay không, sau khi chết đều phải phải qua thẩm phán, kẻ có tội sẽ bị hạ địa ngục. Vì vậy, người tin không bị thiệt, chẳng những được báo trước để tránh được, còn có thể hành thiện tích đức lên Thiên đường. Người không tin thì sẽ bị hại.

Có một ví dụ điển hình: Vào thời Nam triều Lương Vũ Đế, một người theo chủ nghĩa vô Thần là Phạm Chẩn đã cổ vũ mạnh mẽ chủ nghĩa vô Thần. Ông ta đã viết một cuốn sách "Thần diệt luận", dùng những từ ngụy biện để phủ nhận sự tồn tại của Thần và Phật. Một cao tăng nhìn thấy ông ta sau khi chết đã bị hạ địa ngục, phải chịu các loại tra tấn tàn khốc, đến giờ vẫn chưa thoát. Dưới mắt Thần, không có tội nào đáng sợ hơn là bất kính với Thần, Phật, thậm chí phủ nhận sự tồn tại của Thần Phật, khiến con người mất sự ước thúc, không biết thức tỉnh và sám hối, và vì thế khiến con người sa đọa.

(Xem tiếp phần 2)

Minh An
Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Lắm điều cũng bị hạ địa ngục? Rốt cuộc 18 tầng địa ngục là thế nào? (P1)