Lai lịch Vương khí của Trung Quốc - Phần 1

Giúp NTDVN sửa lỗi

Con người hiện đại và khoa học hiện đại vẫn không thể nắm được việc tiếp thụ năng lượng của các Kim Tự Tháp hay các Cung Điện viễn cổ Trung Quốc. Nếu họ nắm được loại năng lượng này, Hoàng cung chính là một bộ cơ khí có thể nắm giữ thiên hạ.

Trong cuốn "Ngũ Tạng Sơn Kinh", ở trang cuối có đoạn làm người ta phải kinh ngạc. Vũ đế nói: “Thiên hạ danh sơn, xuất thuỷ chi sơn giả bát thiên lý, thụ thuỷ giả bát thiên lý, xuất đồng chi sơn tư bách lục thập thất, xuất thiết chi sơn tam thiên lục bách cửu thập. Thử thiên địa chi sở phân nhưỡng thụ cốc giả, qua mâu chi sở phát dã, đao sát chi sở khởi dã, năng dã hữu dư, chuyết dã bất tú. Phong vu thái sơn, thiền vu lương phu, thất thập nhĩ gia, đắc thất chi số, giai tại thử nội, thị vị quốc dụng”.

Ý nghĩa của đoạn này là, sau khi Vũ đế trị thuỷ, thì long mạch thiên hạ đã được an bài ổn thoả, ngày sau có đến bảy mươi hai nhà xưng bá thiên hạ, sức mạnh cường hay nhược, năng lực lớn hay nhỏ, thậm chí mệnh thọ trường hay đoản sớm đã được đặt định. Lịch sử của các triều Hạ, Thương, Chu và nền văn hoá truyền thống Trung Quốc, cơ bản đã được an bài tỉ mỉ vào thời Đại Vũ. Người đời sau này vì muốn phá giải những bí mật mà Vũ đế lưu lại trong sơn hồ, nên xuất hiện một nhà học vấn, gọi là kham dư, được nhân dân gọi với cái tên thầy phong thuỷ. Tuy nhiên, Vũ đế đã an bài rất nhiều điều, để thế hệ mai sau có thể thực hiện các điều chỉnh trong một phạm vi nhất định và tận dụng triệt để các nguồn lực mà Vũ Đế lưu lại. Mọi gia tộc đều có một cơ chế, để vận dụng bộ cơ chế đã được cài sẵn đó gọi là “Vương khí”.

Vương khí là gì?

Nói trắng ra, Vương khí là bộ cơ khí quốc gia, so với bộ máy nhà nước chính trị mà Marx Lenin nói là hai điều khác nhau, nó thực sự là một bộ cơ khí vận hành quốc gia. Đại Vũ đế đã đúc ra Cửu Đỉnh, chính là Vương khí. Vũ đế và vua đời sau nhà Hạ thông qua Cửu Đỉnh để kiểm soát tình hình Cửu Châu. Đỉnh này, có gì quan trọng đến nỗi Sở Trang Vương phải hỏi về trọng lượng của nó? Sĩ đại phu Vương Tôn quở trách ông, nói, "Đây có phải là việc ông nên hỏi không? đó không phải việc của ông!

Vào thời nhà Tần, Cửu đỉnh bị đánh mất, thực chất bị mất, mà việc thông qua Cửu Đỉnh khống chế thiên hạ đã kết thúc, Cửu Đỉnh đã thoái xuất khỏi vũ đài lịch sử. Tần Thủy Hoàng là vị Hoàng Đế đầu tiên, bắt đầu lập ra những quy định mới. Tần Thủy Hoàng muốn xây dựng một Vương khí hoàn thiện hơn nên đã chọn Hàm Dương để xây dựng Kinh Đô và Cung Điện. Tần Thủy Hoàng làm việc ở Hàm Dương cung để kiểm soát thiên hạ. Cung Điện Hàm Dương là trung tâm thiên hạ, và Cung Điện khổng lồ này cũng là Vương khí của nhà Tần.

Có người nói rằng, bạn đang đùa sao, một Cung Điện to lớn thế này có thể làm được gì. Hãy tưởng tượng, làm sao người Ai Cập cổ đại lại xây được Kim Tự Tháp? Một thứ to lớn như vậy không thể dùng làm nhà, các nhà khoa học hiện nay đã phát hiện ra rằng, bố cục của ba Kim Tự Tháp được sắp xếp theo eo của Orion (là một chòm sao sáng nhất, nó nằm ở bán xích đạo khắp nơi trên thế giới). Các tòa xung quanh dựa theo hình vũ trụ và dải Ngân hà trên trời để thiết kế. Hệ thống kiến trúc các tòa đối ứng, sẽ tiếp thụ được năng lượng vũ trụ. Ăng-ten hiện đại chỉ là một vài mảnh kim loại, khi hình dạng của Ăng-ten phù hợp với tần số của sóng điện từ, nó có thể nhận năng lượng dưới dạng sóng vô tuyến và chuyển thành video hoặc âm thanh. Con người hiện đại và khoa học hiện đại vẫn không thể nắm được việc tiếp thụ năng lượng của các Kim Tự Tháp hay các Cung Điện viễn cổ Trung Quốc. Nếu họ nắm được loại năng lượng này, Hoàng cung chính là một bộ cơ khí có thể nắm giữ thiên hạ.

Bộ cơ khí này có quan hệ mật thiết với long mạch và phong thuỷ nên vị trí đặt rất quan trọng. Cũng như anten phải được đặt ở vị trí thích hợp để thu sóng vô tuyến, cũng như thiết bị điện phải được đặt ở nơi có thể cắm dùng. Để nắm được thiên hạ, Cung Điện phải được xây ở nơi hội tụ năng lượng đất trời. Tùy thuộc vào từng thời điểm trong ngày, đường truyền năng lượng của Trái đất sẽ có sự thay đổi, tục ngữ có câu “phong thủy luân lưu xoay chuyển”. Vào thời nhà Đường, long mạch ở Đường Trường An, nếu xây Kinh Đô ở Bắc Kinh sẽ không có hiệu quả.

Đại địa Trung Quốc có ba đại long mạch, Bắc cán long thuộc Thủy, Trung can mạch thuộc Thổ, Nam cán long thuộc Hỏa, do đó, cần chọn nơi giao nhau của long mạch và hợp nó lại với nhau. Ví dụ, nhà Thanh chọn Bắc Kinh, nơi long mạch Đại Hưng An Đỉnh cũng là nơi giao nhau với Bắc cán long, nhà Nguyên là giao nhau giữa long mạch Âm Sơn và Bắc cán long. Như vậy, năng lượng của cán long và bản thân long mạch có thể tăng cường độ giao hoán, đồng thời thông qua mạch lạc của đại địa lan tỏa năng lượng khắp vùng đất Trung Hoa.

Nhưng chỉ có long mạch thôi thì chưa đủ. Không có quy tắc sẽ không có phạm vi cố định. Dòng năng lượng này phải được điều tiết bởi bộ cơ khí quốc gia. Vì vậy, cần phải xây dựng Kinh Đô, Cung Điện, đền đài, vườn tược v.v đại biểu cho kiến trúc. Vì vậy những tòa thành này không chỉ là nơi ở, đền thờ tổ tiên, vườn tược của Hoàng Đế mà còn là một bộ cơ khí không thể thiếu của quốc gia. Hoàng gia sử dụng bộ cơ khí này, để triều hội, cúng bái, khánh điển và các hình thức khác để nối liền với thiên địa lại với nhau, thông suốt thế sự.

Một khi những công trình kiến ​​trúc Hoàng gia này bị hư hại, đất nước đương thời sẽ gặp đại nạn, nếu nặng thì vong quốc bại gia. Tuy nhiên, khi triều đại bị thay đổi, những công trình kiến ​​trúc của triều đại trước vẫn còn bảo lưu, hoặc một phần của chúng vẫn còn tồn lưu, sẽ ảnh hưởng đến nguyên lý dòng chảy năng lượng trong thiên hạ, từ đó ảnh hưởng đến sự ổn định của triều đại mới. Vì vậy, triều đại mới trước khi lên ngôi, phải “sát Vương khí”. Trong tiếng Trung Quốc viễn cổ, từ "sát" cũng là chỉ phá hủy thứ gì đó mà con người tạo ra hoặc thiên tai.

Hạng Vũ đốt cung Hàm Dương

Hàm Dương có nghĩa là tất cả, vì nó nằm ở phía nam của núi Cửu Tôn và phía Bắc của sông Vị, theo Phong thủy thì cả phía nam và phía Bắc đều thuộc về Dương, nên được đặt tên là Hàm Dương, nghĩa là hy vọng quốc vận hưng thịnh như ánh nắng gay gắt. Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, ông tin vào thuyết thiên mệnh và phong thuỷ, cho rằng nơi ở của Hoàng Đế và phân chia các khu hành chính của đất nước phải thuận theo Thiên đạo thì đất nước mới trường tồn. Các Kinh Đô và khu hành chính của nhà Tần được quy hoạch dựa theo vị trí của các thiên thể và các vì sao. Sao Tử Vi (bắc cực tinh) là trung tâm của Thiên thể, là nơi Thiên Đế cư ngụ trong Cung, đối ứng với Hoàng Đế tại thế gian. Vì vậy, khi cung Hàm Dương được chọn, tức là đối ứng với ngôi sao Tử Vi; sông Vị chảy qua Thủ Đô là Dải Ngân hà; Cung A Phòng là một khu Cung Điện khổng lồ, đối ứng với các Cung Điện khác nhau trên bầu trời; các nơi trên toàn quốc được chia thành ba mươi sáu quận đối ứng với các vì sao; lịch được sửa thành tháng 10 là tháng Giêng. Bởi vì phương vị các thiên thể vận hành hợp hoàn toàn với cách bố trí của Kinh Đô.

Cung A Phòng
Bức họa cung A Phòng của họa sĩ Viên Diệu thời nhà Thanh. (Phạm vi công cộng)

Cung Điện Hàm Dương thời nhà Tần và các Cung Điện xung quanh

Lưu Bang, Hạng Vũ đã thề trước mặt vua Sở rằng, ai giành được thành Hàm Dương sẽ là vua nước Tần. Kết quả là Hạng Vũ vì chán nản chiến tranh, sơ ý để cho Lưu Bang tiến vào thành Hàm Dương. Như Lưu Bang sợ Hạng Vũ hung hãn nên không dám tiến vào Hàm Dương, bèn lùi quân về sông Bá, dự yến tiệc nổi tiếng Hồng Môn và nhường Hàm Dương cho Hạng Vũ. Hạng Vũ tiến vào thành Hàm Dương, trước tiên dùng lửa đốt cung Hàm Dương, sau đó tự xưng là vua Tây Sở.

Tới đoạn này, không ít người tức giận nguyền rủa Hạng Vũ thật là bạo ngược, giết người vô số ta không bàn đến, nhưng mà ông lại phá tan, thiêu rụi một Cung Điện quý giá như thế. Nếu bạn biết Vương khí là gì, bạn sẽ hiểu tại sao Hạng Vũ muốn làm điều này, vì ông muốn trở thành một vị Hoàng Đế!

Một người làm việc không có chừng mực như vậy, đương nhiên trị thiên hạ sẽ gặp phải nhiều vấn đề lớn, vì vậy Thần không truyền ngôi cho ông mà truyền cho Lưu Bang. Về sau, Hoàng Đế Chu đã trao Kỳ Sơn, nơi có long mạch của tổ tiên ông, cho nhà Tần. Trên thực tế, vào thời điểm đó, đã định sẵn nhà Tần sẽ làm cộng chủ thống định thiên hạ trong tương lai và là người thừa kế của nhà Chu.

Tục ngữ có câu, con người không đấu lại với Trời, làm Hoàng Đế thì phải tu thân dưỡng tính, rèn luyện Đức chính. Tần Thủy Hoàng không phục lý này, ông muốn làm Hoàng Đế mãi mãi, cố gắng dùng hết sức của mình để thay đổi vận mệnh, nghe lời ma xui quỷ khiến, đi khắp nơi đào long mạch, kết quả là nhà Tần trở thành triều đại tồn tại ngắn ngủi thứ hai trong lịch sử Trung Quốc. Cung điện Hàm Dương được xây dựng tỉ mỉ chỉ là cơ sở ở phần cứng, không có người tài đức điều khiển nó thì tương đương với việc không có người điều hành tốt.

Vương Mãng ở Cung Điện cũ

Mua nhà có mua nhà cũ ở thì cũng không sao, nhưng nếu ở Hoàng cung cũ thì phải tùy theo phúc đức của mình, nếu không sẽ rất phiền phức, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Nhà Tần đã xây dựng Hàm Dương bên kia sông Vị, và có nhiều sân đình ở bờ nam sông Vị. Sau khi Lưu Bang tiến vào triều Tần còn sót lại Cung Điện Hưng Lạc, sau đó ông ra lệnh cho Tiêu Hà xây lại Vị Ương cung, từ đó khởi công xây dựng kinh đô mới. Trường An nhà Hán khá đặc biệt trong các kinh đô của các triều đại trước đây ở Trung Quốc, bởi nó không tuân theo nguyên tắc quy hoạch truyền thống đối xứng, cũng không phân chia nội ngoại Vương thành và cung thành. Do sự sắp xếp của các nhóm Cung Điện chính đối với vị trí của Bắc Đẩu, Trường An vào thời nhà Hán còn được gọi là "Đẩu Thành".

Lưu Bang tuy không được học hành nhiều, nhưng con cháu của ông cũng rất có chí cầu tiến, nhất là thời Văn Cảnh, thích học hỏi Hoàng Lão, vô vi mà trị, thiên hạ được phúc lộc và thịnh vượng. Trong lịch sử, các Hoàng tử nhà Minh đều là người tu luyện, các Hoàng Đế nhà Hán rất ngưỡng mộ và học tập kinh điển Hoàng Lão và coi trọng kinh điển của Nho gia, rất phù hợp với Vương khí của Hoàng thành. Do đó xuất hiện một thời kỳ Hoàng kim. Thời gian trôi qua, con cháu cũng được thảnh thơi. Hán Thành Đế là một công tử, lại rất tin tưởng chị em nhà Triệu thị, điều này hiển nhiên khác xa với yêu cầu đạo đức của "Đẩu Thành", cho nên giang sơn nhà Hán mới xảy ra chuyện.

Thành Trường An nhà Hán

Trước khi Vương Mãng lên làm Hoàng Đế, nhiều người Trung Quốc đã nói rằng: “Vương Mãng là người tốt!” Đặc biệt so với Hán Thành Đế suốt ngày chỉ biết xem Triệu Phi Yến múa, Vương Mãng hiển nhiên là một thanh niên có chí tiến thủ. Năm 38 tuổi, Vương Mãng trở thành Đại Tư Mã, tương tư như là "Chủ tịch Quân ủy Quốc gia"! Một Vương Mãng uy quyền mà vẫn mặc áo vá, đi tất vá để cho nhân dân cả nước học hỏi. Vương Mãng không chỉ đi khắp nơi tiêu tai giải nạn, mà còn dùng của cải và quyền lực của mình để thiết lập hệ thống phúc lợi xã hội chăm sóc những nhóm người dễ bị tổn thương như góa phụ, những người cô đơn yếu thế. Đồng thời nỗ lực tuyên truyền thành thiện và đại công vô tư của bản thân.

Để tuyên dương danh tiếng tốt của mình, Vương Mãng biết rằng tốt nhất là phải trọng dụng các học giả, vì vậy ông đã xây nhà cho các học giả, phân bổ nhà cho các học giả ở những vị trí đắc địa nhất Trường An, và nuôi đội quân những kẻ giống như "Quách Mạt Nhược" và "Liễu Á Tử" sau này để viết các bài tâng bốc cho bản thân. Sau đó, Vương Mãng cũng đi tìm thầy bói khắp nơi, làm ra mấy ký hiệu ma quỷ gì đó, nói Hán triều nên nhường ngôi cho hắn. Sau khi bá quan nịnh bợ nhất thời lơ là, Vương Mãng lên ngôi Hoàng Đế và thành lập Tân Triều.

Trước khi lên ngôi Hoàng Đế, Vương Mãng tiêu tiền của nhà họ Lưu, ông ta không tiếc tiền tiêu xài. Sau khi trở thành Hoàng Đế, Vương Mãng không bao giờ hào phóng như vậy nữa. Chế độ phúc lợi xã hội giờ đã trở thành chỉ còn là lý thuyết, những điều đó chỉ là ảo tưởng viển vông. Vương Mãng đã dùng những hình phạt nghiêm khắc khắp nơi, dân chúng đều phẫn nộ. Tuy nhiên, Vương Mãng đã yêu thích Cung Điện nhà Hán từ lâu, ông ta liền chuyển đến cung Trường Lạc, và đổi tên Cung Điện thành thất Trường Lạc. Hãy xem cái tên này, thì biết ngay người này không có mệnh Hoàng Đế.

Khi bộ máy nhà họ Lưu thời nhà Hán giao cho một người như vậy, thiên hạ lập tức rối lên, đầu tiên là căng thẳng với các nước láng giềng và chiến tranh nổ ra. Ngoài ra, khắp nơi trên toàn quốc xuất hiện rất nhiều cướp, và những nông dân nổi dậy ở khắp mọi nơi, chẳng hạn như Lục lâm quân và Xích mi quân. Ông Trời sẽ không để cho Vương Mãng mặt mũi nào, giáng hạn hán, châu chấu, dịch hạch, sông Hoàng Hà vỡ đê. Nhất thời, Trời giận dân oán. Vương Mãng cử hành nghi lễ đứng trước đại điện khóc cũng vô dụng.

Kết quả là trong vòng hai năm, Vương Mãng bị quân khởi nghĩa phanh thay. Trước khi chết, Vương Mãng có thể hối lỗi vì không nên sống trong một Cung Điện cũ, nhưng xét cho cùng, ông ta không hề có mệnh Hoàng Đế hay phúc đức đó. Sau đó, nhiều vị Hoàng Đế làm việc trong Cung Điện của nhà Hán, Hoàng Đế Tây An của nhà Đông Hán, nhà Tây Tấn, nhà Triệu, nhà Tần, sau nhà Tần, nhà Tây Ngụy và nhà Bắc Chu đều làm việc ở đây. Nếu các triều đại không xuất hiện vị Hoàng Đế hôn quân ngu ngốc nào, thì làm sao xảy ra nội loạn được, và triều đại lại khá ngắn ngủi như vậy?

Có thể thấy, để điều khiển được Vương khí, phải là người tu luyện mới được, nếu không có đức hạnh to lớn như vậy, thì chẳng khác nào là một người công nhân bình thường không hiểu gì vận hành bộ máy phức tạp này. Một khi thao tác sai, không những làm cho nhân dân trên thiên hạ đau khổ, mà tự thân còn phải gánh đại hoạ.

Huy Hải

Theo Lý Thanh Thành - secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Lai lịch Vương khí của Trung Quốc - Phần 1