Là Thiên ý hay trùng hợp? Trong lịch sử phát sinh những sự kiện này báo trước điều gì

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong những ghi chép văn hóa, lịch sử, phong tục, thiên văn, địa lý xưa, trong lúc vô tình tiết lộ thiên ý.

Võ Tắc Thiên soạn bia văn, trong lúc vô tình nói ra "long cơ" (sau này Lý Long Cơ lên ngôi, hiệu Đường Huyền Tông); Đường Tuyên Tông soạn ca từ "Biên thùy khúc" có "hàm thông" (sau ngày Lý Thôi lên ngôi, hiệu Đường Ý Tông, lấy niên hiệu Hàm Thông); Thơ ngũ ngôn của Tống Huy Tông ẩn hàm "cối" và "cấu" (Sau này Triệu Cấu lên ngôi, hiệu Tống Cao Tông, trọng dụng gian thần Tần Cối, hại chết trung thần Nhạc Phi, xưng thần cắt đất cho nước Kim)...

Võ Tắc Thiên soạn bia văn có "long cơ"

Vào năm Thiên Thụ đầu tiên (năm 690), Võ Tắc Thiên soán ngôi nhà Đường, đổi quốc hiệu Đại Đường thành nhà Chu. Vào tháng 4 năm Vạn Tuế Thông Thiên đầu tiên (năm 696), đúc xong cửu đỉnh, chuyển đặt ở Thông Thiên Cung. Đỉnh Dự Châu cao 1 trượng 8 thước, chứa 1800 thạch. Các đỉnh còn lại cao 1 trượng 4 thước, chứa 1200 thạch, dùng hết hơn 56 vạn cân đồng. Trên đỉnh có các hình tượng của châu đó như sông núi, sản vật.. Võ Tắc Thiên còn lệnh cho hơn 10 vạn vệ sĩ nam bắc mang nghi trượng dắt trâu lớn và voi trắng tiến vào từ Huyền Vũ môn, cổng phía bắc của thành Tử Vi.

Trên đỉnh có khắc bài minh "Dự Châu đỉnh minh" do Võ Tắc Thiên Tự mình sáng tác. Cuối bài minh có khắc: "Hi nông thủ xuất, hiên hạo ưng kỳ. Đường ngu kế chủng, thang vũ thừa thì. Thiên hạ quang trạch, hải nội ung hi. Thượng huyền hàng giám, phương kiến long cơ". Nghĩa là: “Phục Hi và Thần Nông đầu tiên xuất thế, sau đó Hiên Viên và Thiếu Hạo thuận thiên ứng vận. Tiếp đến Đường Ngu kế thừa, Thang Vũ thuận thiên thừa vận. Thiên hạ tươi sáng, bốn biển vui tươi an bình. Thượng Thiên soi sáng, mới thấy Long Cơ (nghĩa là: cơ nghiệp lớn - đế nghiệp).

Đại ý là nói, Thượng Thiên giáng điềm lành, để bà thành lập đế nghiệp Đại Chu hưng thịnh. Đỉnh là biểu tượng quyền lực của quốc gia. Nữ Hoàng Võ Tắc Thiên đúc lại cửu đỉnh, cho thấy chính quyền đã được củng cố. Lúc này, bà chính thức thống trị thiên hạ được 7 năm. Trước đó, bà tạo Minh đường (thờ Chu Văn Vương), xây Thiên khu, tổ chức đại lễ Phong thiện, quyền lực cường thịnh, bởi vậy đúc cửu đỉnh lại càng hiển lộ uy quyền đế vương.

Vào năm Thần Long thứ nhất (năm 705), Võ Tắc Thiên qua đời, Đường Trung Tông Lý Hiển lên ngôi. Năm Cảnh Long thứ 4 (năm 710), Lý Hiển qua đời. Hai năm sau, tức năm Diên Hòa thứ nhất (năm 712), Lý Đán nhường ngôi, Lý Long Cơ đăng cơ, ứng với lời của Võ Hậu được khắc trên Dự Châu đỉnh minh: "Thượng huyền giáng giám, phương kiến Long Cơ".

Hai chữ này là tên ngự của Huyền Tông, được coi là biểu tượng của thụ mệnh, tể tướng Diêu Sùng... dâng biểu chúc mừng. Võ Tắc Thiên soạn bia văn, trong lúc vô tình viết xuống Long Cơ, tiên đoán Đường Huyền Tông Lý Long Cơ lên ngôi.

Đường Huyền Tông Lý Long Cơ (Ảnh: Wiki)
Đường Huyền Tông Lý Long Cơ (Ảnh: Wiki)

Tuyên Tông viết ca từ "Biên thùy khúc" có "hàm thông"

Đường Tuyên Tông Lý Thầm (810 - 859), là hoàng đế thứ 19 của triều Đường, tại vị tổng cộng 13 năm, dưới thời ông trị vì Đại Đường thái bình, đương thời gọi ông là Tiểu Thái Tông. Trong thời gian tại vị, Tuyên Tông đã từng viết một bài "Biên thùy khúc", trong ca từ có một câu là: "Hải nhạc Hàm Thông".

Không lâu sau, con trai của Lý Thầm là Lý Thôi lên ngôi, là Đường Ý Tông. Ý Tông lấy niên hiệu là Hàm Thông. Sự kiện này trùng hợp với lời trong bài thơ của Lý Thầm khiến mọi người đều cảm thấy vô cùng kinh ngạc.

Thơ ngũ ngôn của Tống Huy Tông có "cối" và "cấu"

Tống Huy Tông thích kỳ hoa dị thạch, vào năm Chính Hòa thứ 7 (năm 1117) đã cho xây dựng một khu vườn lớn gọi là Vạn Tuế Sơn. Tống Huy Tông rất thích hai cây cối (một loại thông) mọc bên cạnh tảng đá huyền diệu (quái thạch) ở Cấn Nhạc, hơn nữa còn phủ lên ngọc bài chữ vàng, phía trên viết lên một bài thơ ngũ ngôn, thơ viết rằng:

"Bạt thúy kỳ thụ lâm, song cối thực linh hữu.
Thượng sao bàn mộc chi, hạ phất long nhiêm mậu.
Xanh nã thiên bán phân, liên quyển hồng nam phụ.
Vi đống phục vi lương, giáp phụ ngã hoàng cấu".

Tạm dịch

Nhổ rừng cây ngọc ngà, song cối trồng ngự uyển
Trên ngọn cây cuộn cành, dưới phất râu rồng rậm
Chống đỡ nửa bầu trời, cuốn cầu vồng gánh vác
Làm đống lại làm lương, trợ giúp ta hoàng cấu

Trong sự kiện Loạn Tĩnh Khang, toàn bộ hoàng thân tôn thất Bắc Tống gặp nạn, Triệu Cấu may mắn trốn thoát. Triệu Cấu đăng cơ xưng đế tại phủ Ứng Thiên ở Nam Kinh (nay Thương Khâu, Hà Nam), đổi niên hiệu là Kiến Viêm, chính thức lập ra vương triều Nam Tống. Năm sau, Triệu Cấu vượt sông Trường Giang về phía nam, an phận ở Hàng Châu. Trong thời gian cầm quyền, Triệu Cấu trọng dụng Tần Cối, để ông ta đảm nhiệm chức Tể tướng.

Thơ của Tống Huy Tông viết cây cối "xanh nã thiên bán phân, liên quyển hồng nam phụ", gian thần Tần Cối mưu hại trung thần, chủ trương nghị hòa với nước Kim, cho nên lầm nước. Bài thơ ngũ ngôn này của Tống Huy Tông, ẩn hàm "cối, cấu", trong lúc vô tình lại tiết lộ thiên ý: Triệu Cấu an phận, Tần Cối loạn Tống.

Vương Dương Minh ghi công bi văn có "Gia Tĩnh"

Vào năm Chính Đức thứ 14 của triều Minh (năm 1519), Ninh Vương Chu Thần Hào dấy binh phản loạn tại Giang Tây. Vương Dương Minh đương nhiệm Tuần phủ Nam Cống, Đô Sát viện Thiêm Đô Ngự Sử, sau khi nhận được tin tức, đã tiến về bình loạn. Trước sau tổng cộng 43 ngày, Vương Dương Minh đã bình định được loạn Ninh Vương.

Sau khi dẹp yên Ninh Vương phản loạn, Vương Dương Minh viết một đạo bi văn, khắc trên đá ở Lư Sơn, trong đó có một câu: "Gia tĩnh ngã bang quốc" (Làm cho nước ta tươi đẹp an định). Hai chữ Gia Tĩnh có nguồn gốc từ câu "Gia Tĩnh Ân bang" (Làm cho nước Ân tươi đẹp an định) trong sách "Thượng thư - Vô dật".

Hai năm sau, tức năm 1521, Chu Hậu Thông đăng cơ xưng đế, tức là Minh Thế Tông. Lúc đầu, các đại thần đề xuất ba niên hiệu, theo thứ tự là: Minh Lương, Gia Tĩnh, Thiệu Trị. Minh Thế Tông chọn Gia Tĩnh. Người đời cũng gọi ông là Gia Tĩnh Đế. Mọi người lúc bấy giờ đều cảm thấy sự trùng hợp này rất kỳ diệu. Có người nói Vương Dương Minh vốn là kỳ nhân ở thế gian, có thể biết trước sự việc, trước đó ông đã viết xuống niên hiệu "Gia Tĩnh", cũng không phải là ngẫu nhiên.

Minh Thế Tông (Ảnh: Tranh thời nhà Minh, do Bảo tàng Cung điện Quốc gia sưu tầm)
Minh Thế Tông (Ảnh: Tranh thời nhà Minh, do Bảo tàng Cung điện Quốc gia sưu tầm)

Võ Tắc Thiên, Đường Tuyên Tông, Tống Huy Tông... cũng không phải là các nhà tiên tri, nhưng trong lúc vô tình lại viết xuống những văn từ từ, có thể nói rằng: Sự việc đã được an bài từ trước, chẳng phải đạo quân có thể tiên tri, mà vô tình trùng khớp với Thiên ý.

Lý Tuệ
Theo Tuệ Minh - Sound of Hope



BÀI CHỌN LỌC

Là Thiên ý hay trùng hợp? Trong lịch sử phát sinh những sự kiện này báo trước điều gì