Kỳ thư giải mã vị trí thực sự của xứ sở Phù Tang thần kỳ

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Sơn Hải Kinh" đã từng đề cập đến một đất nước kỳ diệu tên là Phù Tang. Hàng trăm ngàn năm qua, người ta vẫn đồn đoán xem xứ Phù Tang này thực ra ở đâu và có ai đã từng đặt chân tới đó chưa. Vào thế kỷ 19, một nhà Hán học người Pháp đã nghiên cứu kỹ văn học Trung Quốc và mạnh dạn đưa ra một quan điểm mới. Hoá ra Phù Tang là ở đây! Và sau đó là tiết lộ về sự luân hồi của một nền văn minh, hóa ra là một xã hội như vậy! Ngoài ra còn sở hữu công nghệ vượt trội đến thế.

Trong “Sơn Hải Kinh” có ghi chép về một nơi thần kỳ, gọi là Phù Tang. Một trong những phong cảnh đặc trưng ở xứ Phù Tang huyền ảo chính là cây phù tang (dâu tằm). Theo truyền thuyết, mặt trời mọc ra từ dưới cây phù tang, rồi dần đi lên nên “phù tang” được dùng để chỉ nơi mặt trời mọc. Vậy rốt cuộc xứ Phù Tang chính xác ở nơi đâu? Hầu hết mọi người đều nói Phù Tang chính là ở Nhật Bản. Nhưng cũng có người lại cho rằng nó ở Tây Vực (chỉ Trung Á). Lại có người nói là ở quê nhà của Khổng Tử, thành phố Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông. Hay có người đứng ra can ngăn mọi người không nên tranh luận bởi Phù Tang chỉ là một tưởng tượng trong cuốn “Sơn Hải Kinh” mà thôi, thực ra nó không tồn tại.

Columbus vô danh

Vào thế kỷ 19, một nhà nghiên cứu Hán học người Pháp tên là Vining (維寧) rất yêu thích “Sơn Hải Kinh”. Bởi vì trí tưởng tượng vô cùng huyền bí của cuốn sách, ông đã tỉ mỉ, chăm chú đọc nó, và còn tìm mở những cuốn sử thư của Trung Quốc để nghiên cứu. Ông tìm thấy những điều huyền diệu trong sách.

Trong cuốn “Lương Thư” - một trong 24 bộ sử của Trung Quốc có ghi chép về một vị cao tăng tên Tuệ Thâm, vốn chuyên tâm tu hành tại Thiên Thai Mẫn Tự, thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông. Không ngờ Bắc Ngụy Thái Vũ Đế (tức Thác Bạt Đảo) vốn tín ngưỡng Phật giáo, sau này chuyển sang tín Đạo giáo, nên từ năm 444, ông ta bắt đầu diệt Phật trên quy mô cả nước, huỷ hoại chùa viện, đuổi các tăng nhân đi. Hòa thượng Tuệ Thâm bất lực, không còn chùa viện để ở, chỉ còn cách rời đất nước lánh nạn. Ông đi qua rất nhiều quốc gia, và từng tới một nơi, chính là nước Phù Tang. Vậy vì sao Tuệ Thâm dám chắc gọi đất nước này là xứ Phù Tang được viết trong “Sơn Hải Kinh”? Nguyên nhân bởi vì nơi đây sản sinh một loại cây dâu tằm, nhưng không phải là cây dâu tằm mà ngày nay chúng ta nói tới. Thực ra nó giống cây gạo (bombax ceiba) của Mexico hơn. Trong bức tranh bằng gạch về cây phù tang của đền Vũ Hầu, ở Thành Đô, cũng là hình tượng như cây gạo này.

Cây dâu tằm được mô tả trong "Sơn Hải Kinh" trông giống cây gạo (bombax ceiba) của Mexico hơn (Ảnh chụp màn hình video)
Cây dâu tằm được mô tả trong "Sơn Hải Kinh" trông giống cây gạo (bombax ceiba) của Mexico hơn (Ảnh chụp màn hình video)

Hòa thượng Tuệ Thâm cứ đi qua các nước như thế hơn 50 năm rồi mới quay trở về Trung Quốc. Nhà Hán học Vining phân tích cẩn thận câu chuyện này thông qua các nghiên cứu về nhiều phương diện như văn hoá, địa lý, khảo cổ. Cuối cùng, ông rút ra một kết luận: xứ Phù Tang chính là Mexico. Tuy nhiên, đó không phải là nước cộng hoà Mexico ngày nay, mà còn bao gồm cả bang New Mexico, bang Arizona và bang California của nước Mỹ.

Ông Vining đem những thành quả nghiên cứu của mình viết thành một cuốn sách mang tựa đề “Columbus vô danh”. Ý nghĩa tên gọi này là nếu như cách nay khoảng 1.600 năm, hòa thượng Tuệ Thâm đã tới Mexico, thì chắc chắn phải có người đưa ông tới. Vậy người đưa ông đến đó chính là Columbus không được lịch sử lưu danh. Sau khi cuốn sách xuất hiện cũng không nhận được sự chú ý. Bởi vì thời đại đó, nhìn chung phương Tây không mấy quan tâm hay yêu thích văn hoá phương Đông. Vài thập kỷ trôi qua, cuốn sách đó vẫn mờ nhạt, không được để ý.

Mãi tới đầu thế kỷ 20, một nữ luật sư người Mỹ tên là Henriette Mertz rất tình cờ đọc được cuốn sách này. Cô càng đọc càng thấy hợp lý, càng thấy mê mẩn. Cuối cùng, cô quyết định nghỉ việc, đích thân đi nghiên cứu, đo lường. Cô dùng một phương pháp nguyên thuỷ nhất, đó là đi bộ để đo lường và cô đã đi từng dặm đường tới miền Trung Tây nước Mỹ. Chuyến đi của cô kéo dài mất gần 10 năm. Cuối cùng, cô Henriette Mertz kết luận rằng hẻm núi lớn của Mỹ chính là vùng đất mặt trời mọc hay còn gọi là Thang Cốc được viết tới trong “Sơn Hải Kinh”.

Nữ luật sư người Mỹ Henriette Mertz (Ảnh chụp màn hình video)
Nữ luật sư người Mỹ Henriette Mertz (Ảnh chụp màn hình video)

“Sơn Hải Kinh” là một cuốn sách cổ về địa lý, Thần thoại và các sinh vật huyền bí, lấy Trung Quốc làm trung tâm và mở rộng ra toàn thế giới.

Cô Mertz cũng đem những thành quả nghiên cứu của mình viết nên một cuốn sách “Ghi chép gần phai màu” (Pale Ink). Trong cuốn sách của mình, cô phân tích kỹ về việc hòa thượng Tuệ Thâm có khả năng đã từng đi qua Mỹ và Mexico, đồng thời nhận định rằng xứ sở Phù Tang thực sự là có thật. Nước Phù Tang chính là vùng phía Tây của Mỹ và Mexico ngày nay. Hơn nữa, không chỉ 1.600 năm trước có hoà thượng Tuệ Thâm, cô Mertz cho rằng từ 5.000 năm trước đã có người vùng Trung Nguyên từng viếng thăm nước Phù Tang.

Tại sao cô Mertz lại có nhận định như vậy?

Olmecs- Văn minh châu Mỹ bí ẩn

Vào thế kỷ 19, có một nông dân Mexico khi phát quang rừng rậm ở vùng ven biển Mexico, đã phát hiện một đầu tượng bằng đá khổng lồ, cao khoảng 3m, nặng khoảng 30 tấn. Sau đó các nhà khảo cổ còn tìm ra được văn mình từ 4.000-5.500 năm trước đây và họ gọi nơi đây là văn minh Olmecs và cho rằng đây là nơi bắt nguồn của nền văn minh châu Mỹ. Cũng ở nơi đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra có kim tự tháp, phía dưới chôn giấu các đồ bằng ngọc, những đồ khắc khảm lớn, gương bằng vàng, đồ trang sức tinh xảo. Các khảo cổ gia vô cùng kinh ngạc, hoá ra trong nơi rừng sâu này lại ẩn giấu cả một nền văn minh. Hơn nữa họ vô cùng bối rối bởi tất cả các loại tượng khắc có những khuôn mặt rất khác nhau. Điều đó có nghĩa là đây không chỉ là nền văn minh của một dân tộc, mà là nền văn minh quốc tế lớn: có người châu Âu, người da đen, người Trung Quốc. Người Olmecs còn có tập tục cúng bái cực kỳ đặc biệt. Trong danh sách Thần vật được họ sùng bái, bất ngờ đứng đầu danh sách chính là rồng, đứng thứ hai là rắn lông Quetzal của vùng châu Mỹ. Nhìn toàn thế giới, từ cổ tới kim, nơi chọn rồng làm thờ vật tổ thì chỉ có Trung Quốc.

Các loại tượng khắc có những khuôn mặt rất khác nhau. Điều đó có nghĩa là đây không chỉ là nền văn minh của một dân tộc, mà là nền văn minh quốc tế lớn: có người châu Âu, người da đen, người Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình video)
Các loại tượng khắc có những khuôn mặt rất khác nhau. Điều đó có nghĩa là đây không chỉ là nền văn minh của một dân tộc, mà là nền văn minh quốc tế lớn: có người châu Âu, người da đen, người Trung Quốc (Ảnh chụp màn hình video)

Khi xem xét các trang trí trên những đồ trang sức của văn minh Olmecs, người ta cũng thấy vô cùng đặc biệt, chúng trông rất giống với hoa văn mặt động vật thời kỳ Ân Thương của Trung Nguyên. Hơn nữa, họ còn có một điểm giống người Trung Quốc nhất - đó là yêu thích ngọc. Ngọc mà họ sử dụng là loại thanh ngọc địa phương, mặc dù kết cấu không tinh xảo như ngọc Hòa Điền (hay còn được gọi là Ngọc Bích Tân Cương), nhưng văn hoá ưa chuộng ngọc của họ rất tương đồng với người Trung Quốc. Trên thế giới, trước khi có phát hiện này tại châu Mỹ thì nền văn hoá ngọc của Trung Quốc có thể nói là độc nhất vô nhị.

Ngoài ra, có dấu hiệu cho thấy châu Mỹ bấy giờ không chỉ có liên hệ với Trung Quốc, mà còn có liên hệ chặt chẽ với tiểu lục địa Ấn Độ.

Tượng đá trong rừng - Văn hoá truyền thừa Ấn Độ

Tại Colombia ở Nam Mỹ có một công viên khảo cổ tên San Augustin, nằm ở nơi rất xa xôi. Cũng may mắn vì ở nơi hẻo lánh, xa xôi, nên nó đã không bị thực dân Tây Ban Nha phá huỷ. Trong công viên có hơn 500 bức tượng khắc bằng đá lớn. Các nhà khảo cổ nhận định rằng những bức tượng này đã có 6.000 năm lịch sử.

Các nhà khảo cổ nhận định rằng những bức tượng này đã có 6.000 năm lịch sử (Ảnh chụp màn hình video)
Các nhà khảo cổ nhận định rằng những bức tượng này đã có 6.000 năm lịch sử (Ảnh chụp màn hình video)

Nhà sử học người Ấn Độ Praveen Mohan cùng chuyên gia văn minh viễn cổ David Childress đã cùng nhau khảo sát công viên này. Họ phát hiện ra hầu hết hình tượng của các bức tượng ở đây rất giống với tượng khắc của người Olmecs. Nhưng các bức tượng khác trông không giống người châu Mỹ, trông như người nước ngoài. Xét về phong cách, họ giống như là người tới từ Ấn Độ hay Đông Nam Á hơn.

Trong các bức tượng Nam Mỹ, ông Mohan còn tìm ra bức tượng giống vớisùng bái sinh thực khí Linga, giống với Thần Shiva Ấn Độ, còn có hình tượng đại bàng Kim Sí Điểu bắt Naga. Naga là sinh vật hình rắn trong Ấn Độ giáo, có mũ trên đầu hình rắn hổ mang. Châu Mỹ không có rắn hổ mang, nhưng ở Ấn Độ thì có rất nhiều.

Có vẻ như trong những gì chúng ta nghĩ về thời tiền sử, Châu Á, nước Phù Tang, cũng chính là Mexico, đều từng tồn tại nền văn minh phát triển cao độ.

Về mặt văn hoá và mậu dịch, chúng có quan hệ mật thiết với nhau, mới có thể lưu lại những dấu ấn thâm sâu như vậy.

Thế nhưng, sau đó lại nảy sinh vấn đề. Để liên lạc, hay mậu dịch cần phải giải quyết vấn đề ‘giao thông’. Họ đã sử dụng phương thức giao thông thế nào?

Công cụ xuyên đại dương cổ đại

Chỉ có 3 cách giao thông:

  • Thứ nhất là đường bộ. Nhưng giao dịch mà đi đường quá dài thì giá thành sẽ rất cao, xem ra không hợp lý
  • Thứ hai là đường biển. Sử dụng cách này cần phải có bản đồ biển cực kỳ chính xác.

Từ câu chuyện của hoà thượng Tuệ Thâm ở trên có thể thấy, vào 1.600 năm trước, mặc dù chưa có bản đồ đường biển thế giới chính xác, cũng phải có một bản đồ đường biển để có thể vượt qua Thái Bình Dương. Nên nhà Hán học người Pháp Vinning phỏng đoán rằng hòa thượng Tuệ Thâm có thể đã đến Mexico trước khi nó được thành lập, hơn nữa Tuệ Thâm mới có thể bình yên quay về nước sau hơn 50 năm ra nước ngoài. Tuy nhiên, không dễ mà có được bản đồ đường biển chính xác. Bản đồ đường biển ngày nay đều phải thông qua khảo sát trên không để hiệu chỉnh độ chính xác, còn khảo sát bằng vệ tinh sẽ càng chuẩn xác hơn. Vào thời đại của Tuệ Thâm không thể nào có những phương pháp khảo sát và lập bản đồ như ngày nay. Nếu có bản đồ biển, thì nó chỉ có thể được lưu truyền từ các nền văn minh cổ xưa hơn nữa.

  • Thứ 3 là trực tiếp đi đường hàng không. Nghe thật giống như chuyện nghìn lẻ một đêm. Nhưng có một số phát hiện đã chứng minh cho giả thiết này.

Đầu thế kỷ 20, bên sông Magdalena ở Colombia, một kẻ trộm mộ đã đào lên một ngôi mộ cổ có tuổi đời khoảng 3.500 năm và vơ vét sạch mọi thứ bên trong mộ. Trong đó có 17 chiếc máy bay đồ chơi bằng vàng lớn nhỏ khác nhau. Lý do vì sao giờ chúng ta mới được biết câu chuyện này là vì những mô hình máy bay nhỏ đó đã được Bảo tàng vàng Museo del Oro ở Bogota sưu tập.

17 chiếc máy bay đồ chơi bằng vàng lớn nhỏ khác nhau (Ảnh chụp màn hình video)

Về việc liệu trong những vật phẩm tùy táng khác có điều gì kỳ lạ nữa hay không thì đáng tiếc là chúng ta chưa được biết. Nghe nói, những mô hình nhỏ đó giống hệt như những chiếc máy bay hiện nay. Người ta gọi những chiếc máy bay vàng đó là cổ vật Quimbaya.

Có người cho rằng có thể mô hình máy bay nhỏ đó chẳng qua chỉ là ý tưởng không thực tế của người cổ đại, chế tạo chút đồ trang trí mà thôi. Kỳ thực, nó không đơn giản như vậy.

Năm 1994, hai kỹ sư người Đức tên Peter Belting và Conrad Lubbers sau khi xem được những mô hình máy bay này ở Bogota đột nhiên có ý tưởng rằng nếu như đây không phải chỉ là món đồ chơi của người cổ đại, mà là mô hình máy bay thật thì sao? Vậy là họ chụp hình từng mô hình một và phóng to chúng lên. Và kỳ tích thực sự đã xuất hiện. Sau khi họ tạo ra một mô hình phóng to của tác phẩm điêu khắc máy bay, và gắn cánh quạt vào đầu trước máy bay. Kết quả, mô hình đó quả thực có thể bay lên.

Mốc thời gian của các nền văn minh

Nền văn minh Olmecs của Mexico và San Agustin của Colombia kể trên đã cách nay hơn 5.000 năm, chúng ta gọi đơn giản là thời đại Olmecs.

Nền văn minh Cumbaya ở Colombia và Sơn Hải Kinh của Trung Quốc cách nay 3.500 -5.000 năm. Chúng ta gọi đơn giản là thời đại Sơn Hải Kinh.

Tiếp tới là hòa thượng Tuệ Thâm của thời Bắc Ngụy, cách nay 1.600 năm, chúng ta gọi đơn giản là thời đại Tuệ Thâm.

Thời đại Olmecs là một thời đại văn minh tiền sử rất phát triển. Thời đó, Mexico là một xã hội đa nguyên chủng tộc, giống như thành phố lớn New York, Los Angeles ngày nay. Ngành nhân học hiện đại dùng phân tích DNA đã phát hiện phía Nam Ấn Độ, Úc châu, Bosnia, người Mỹ bản địa, họ thực sự có liên quan rất chặt chẽ về mặt di truyền. Chúng ta suy đoán đó là một thời đại nhân loại di cư toàn cầu, mạng lưới giao thông toàn cầu thuận tiện, bao gồm cả đường biển và đường hàng không.

Sau đó là bước vào thời đại Sơn Hải Kinh, xuất hiện sự đứt đoạn văn minh rất lớn. Bắc Mỹ ở phía bên kia đại dương, đối với người Trung Quốc cổ đại mà nói, trở thành ‘nước Phù Tang’ - một cái tên như Thần thoại. Cỗ máy bay xưa thoái hoá thành các mô hình đồ chơi lớn nhỏ nằm trong ngôi mộ cổ ở Colombia. Con người chỉ nhớ được bề ngoài của máy bay và đã thất truyền các kiến thức kỹ thuật để làm thế nào cho nó có thể bay lên được.

Thời đại Sơn Hải Kinh qua đi, tới thời đại hoà thượng Tuệ Thâm 1.600 năm trước, văn minh viễn cổ lại càng bị lãng quên. Nhưng các bản đồ hàng hải đi qua đại dương dường như đã được lưu truyền lại. Điều này giúp hoà thượng Tuệ Thâm vượt qua trùng trùng đại dương và đến được xứ Phù Tang của Mexico.
Sau thời đại của hòa thượng Tuệ Thâm, nước Phù Tang đã hoàn toàn bị mai một và chôn vùi mất trong các Thần thoại và truyền thuyết, không có bất kỳ ai đề cập rằng mình từng đặt chân tới xứ sở đó.

Tới thế kỷ 15, phát hiện địa lý lớn của Columbus, châu Mỹ lại được mọi người chú ý tới. Từ thời đại Olmecs trở về trước, phát hiện gần đây chứng minh rằng châu Mỹ có thể còn có nền văn minh cổ hơn chưa biết đến.

Người châu Mỹ cổ đại

Năm 2021, tạp chí “Science” (Khoa học) đăng một bài viết cho biết, có một mảnh đất mặn kiềm tại công viên White Sand bang New Mexico. Khoảng 20.000 năm trước mảnh đất này là một cái hồ, tên là Lake Otero. Phía trên mặt hồ, các nhà khảo cổ phát hiện ra dấu chân người 20.000 năm trước, có rất nhiều dấu chân, từ người trưởng thành tới trẻ em… Các dấu chân này có khoảng thời gian rất dài - khoảng hơn 2.000 năm. Có thể nói, 20.000 năm trước có một nhóm người sinh sống ở đây qua nhiều thế hệ, dài tới 2.000 năm, không phải là hành khách qua đường.

Điều này khiến các nhà nhân chủng học vô cùng bối rối. Theo quan điểm dòng chính của nhân chủng học hiện tại, người châu Mỹ bản địa đầu tiên đến từ Châu Á. Họ từ đại lục Âu Á (Eurasia) đi qua cầu đại lục Bering tới Alaska, không sớm hơn 17.000 năm trước và cũng không muộn hơn thời điểm cách đây 10.000. Bởi vì cách đây 10.000 năm về sau, cây cầu đại lục này đã bị nước biển nhấn chìm, biến thành eo biển Bering ngày nay.

Vậy hơn 20.000 năm trước, châu Bắc Mỹ có người ở đâu ra, hơn nữa lại sinh sống qua các thế hệ trong thời gian rất dài? Đây có lẽ là một phát hiện lật đổ những gì chúng ta từng biết. Có lẽ nào, muộn nhất từ 20.000 năm trước châu Mỹ đã tồn tại nền văn minh chưa được biết đến?

Trong Phật giáo giảng rằng con người có luân hồi chuyển sinh, văn minh cũng dường như có hiện tượng này. Văn minh Olmecs của 5.000 năm trước đã kiến lập một xã hội đa nguyên với sự cư ngụ của đa sắc nhân chủng và ngày nay nước Mỹ, Canada cũng như vậy. Có lẽ nào đó là sự luân hồi của nền văn minh?

Minh An
Theo Wen Zhao Studio



BÀI CHỌN LỌC

Kỳ thư giải mã vị trí thực sự của xứ sở Phù Tang thần kỳ