Kim Dung tiểu thuyết bình khảo: Giải mã những ẩn số chính trị về ĐCSTQ trong Tiếu Ngạo Giang Hồ (Kỳ 3 - Phần 2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cách giết người phổ biến nhất được biết đến trong thời kỳ cải cách ruộng đất là “đấu tố”...

Xem lại: Kỳ 1, Kỳ 2, Kỳ 3 - Phần 1

Kỳ 3 - Phần 2: Những màn đấu tố rùng rợn mang phong cách của Cách mạng Văn hóa trong Tiếu Ngạo Giang Hồ (tiếp theo và hết)

Lật lại những trang sử đẫm máu và những màn đấu tố rùng rợn của ĐCSTQ

Trước khi ĐCSTQ lên nắm quyền, Mao Trạch Đông đã viết: “Chúng ta tuyệt đối không áp dụng chính sách nhân từ đối với các phần tử phản động và đối với các hoạt động phản động của các giai cấp phản động.”

Mao Trạch Đông thậm chí còn đề xuất rằng “ở các khu vực nông thôn, để giết các phần tử phản động, nên giết hơn một phần nghìn tổng số dân… ở các thành phố, nên giết ít hơn một phần nghìn.”

Kể từ khi giành được chính quyền năm 1949 cho đến nay, ĐCSTQ đã đàn áp hơn một nửa nhân dân Trung Quốc. Ước tính khoảng từ 60 đến 80 triệu người đã bị chết bất thường. Con số này vượt trên cả tổng số người chết trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới cộng lại.

Kể từ khi giành được chính quyền năm 1949 cho đến nay, ĐCSTQ đã đàn áp hơn một nửa nhân dân Trung Quốc.
Kể từ khi giành được chính quyền năm 1949 cho đến nay, ĐCSTQ đã đàn áp hơn một nửa nhân dân Trung Quốc. (Epoch Times)

A. Đấu tố trong dân chúng

Cách giết người phổ biến nhất được biết đến trong thời kỳ cải cách ruộng đất là “đấu tố”. ĐCSTQ làm giả tội danh và đổ tội cho những người chủ sở hữu đất đai (địa chủ) hoặc những người nông dân giàu có. Cộng đồng sau đó sẽ được hỏi xem là họ nên bị trừng phạt như thế nào. Một số đảng viên hoặc những người hoạt động cho ĐCSTQ đã được gài trong những đám đông để hô “Chúng ta nên giết họ!” và những người chủ sở hữu đất đai và những nông dân giàu có sau đó đã bị xử tử ngay tại chỗ. Vào thời kỳ đó, bất kể người nào sở hữu đất đai ở trong làng cũng đều bị coi là “cường hào” cuối cùng đều bị xử tử ngay lập tức bất kể là họ thuộc vào loại “cường hào” nào.

Vào khoảng cuối năm 1952, số phần tử phản động bị xử tử do ĐCSTQ công bố là vào khoảng 2.4 triệu người.

Không khí ở các trường học cũng không kém mùi tử khí. Không lâu sau khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu, tại các trường học, từ hội trường lớn hội trường nhỏ cho đến sân bãi vui chơi đều trở thành địa điểm đấu tố. Bắt đầu đại hội đấu tố, các giáo viên bị lôi lên bục, trước ngực mỗi người bị treo một bảng tên lớn có đánh dấu chéo màu đỏ. Sau mỗi người có hai học sinh canh chừng, một tay chúng nắm tay người bị đấu tố kéo ra sau, tay kia cầm tóc người bị đấu tố kéo xuống thành tư tế cúi đầu nhận tội. Tư thế “máy bay cất cánh” này đã trở thành tư thế kinh điển của tất cả các trận đấu tố sau đó.

Cách giết người phổ biến nhất được biết đến trong thời kỳ cải cách ruộng đất là “đấu tố”. ĐCSTQ làm giả tội danh và đổ tội cho những người địa chủ hoặc những người nông dân giàu có.
Cách giết người phổ biến nhất được biết đến trong thời kỳ cải cách ruộng đất là “đấu tố”. ĐCSTQ làm giả tội danh và đổ tội cho những người địa chủ hoặc những người nông dân giàu có. (The Epoch Times)

Có nhiều giáo viên bị hành hạ thể xác, bị nhục mạ bằng tất cả những lời dơ bẩn hoặc bị tra tấn đến chết mà không rõ nguyên nhân, có thể chỉ vì những giận hờn vu vơ hay bất cứ dấu hiệu không vừa mắt nào về họ từ đám học sinh đấu tố, những kẻ đang muốn chống lại kỷ luật hay sự giáo dục của nhà trường, vừa muốn chứng tỏ lòng trung thành với cách mạng và Mao chủ tịch, lại không bị coi là phần tử không triệt để cách mạng. Chúng muốn theo gương Lôi Phong, một tay anh hùng cộng sản Trung Quốc, nói rằng: “Hãy đối xử với đồng chí ấm áp giống như mùa xuân, đối xử với kẻ thù nên tàn nhẫn giống như mùa đông”.

Còn “ông trùm” Đảng là Mao Trạch Đông thì nói: “Đánh ai cũng cần tiến hành phân tích giai cấp, người tốt đánh người xấu là đáng kiếp, người xấu đánh người tốt, người tốt quang vinh; người tốt đánh người tốt là hiểu lầm.” Những lời này của Mao đã được lưu truyền rộng trong Hồng vệ binh thời Cách mạng Văn hóa. Dù cho là bạo lực với “kẻ thù giai cấp” thì là họ “đáng kiếp”, cho nên bạo lực và máu tanh đã nhanh chóng trải khắp mảnh đất Trung Nguyên rộng lớn. Trong bối cảnh nhân dân đấu đá lẫn nhau, người người tranh giành nhau thể hiện tính giai cấp của mình, một người càng biểu hiện ra “sự thù hận thấu xương” càng chứng minh đó là người yêu ghét phân minh, giác ngộ giai cấp cao, còn ngược lại là người phải chịu nỗi hiềm nghi đáng sợ là “lập trường giai cấp không vững vàng”. Vì vậy, tình thân máu mủ hay nhân tính và nhất là đạo lý cũng chẳng là gì hết trước “đảng tính” hay “lập trường giai cấp”.

Vì để chứng tỏ lòng trung thành với Mao Trạch Đông, người Trung Quốc thời bấy giờ sẵn sàng phản bội tình thân quyến, tình bạn, tình cảm nam nữ để vạch rõ giai cấp, giới tuyến giữa ta và địch.
Vì để chứng tỏ lòng trung thành với Mao Trạch Đông, người Trung Quốc thời bấy giờ sẵn sàng phản bội tình thân quyến, tình bạn, tình cảm nam nữ để vạch rõ giai cấp, giới tuyến giữa ta và địch. (Epoch Times)

Sau khi người thân bị định là “kẻ thù của đảng” thì người nhà phải thể hiện rõ lập trường, không được hàm hồ. Sau khi Chương Bá Quân bị đánh hạ xuống thành cánh hữu, con trai, em gái của ông đều gửi bài đăng báo để lên tiếng phê phán ông. Sau khi một người khác là Trữ An Bình bị đích thân Mao Trạch Đông chỉ định là cánh hữu, con trai ông đã giáo huấn cha mình như sau: “Tôi xin nói với ngài Trữ An Bình một câu trung nghĩa: Hy vọng ngài kịp thời kìm cương trước bờ vực, hãy chăm chú lắng nghe ý kiến của nhân dân, đào sâu nguồn cội tư tưởng phản Chủ nghĩa xã hội, triệt để đối đãi với vấn đề của bản thân mình, để tránh tự tuyệt với nhân dân.”

Cho đến ngày nay, ĐCSTQ vẫn còn sử dụng chiêu trò đấu tố này. Một ví dụ là cách đối xử với các học viên Pháp Luân Công - một môn thiền định sức khỏe, luyện tập thân thể, tu tâm theo nguyên lý “Chân – Thiện – Nhẫn” được đại sư Lý Hồng Chí truyền ra công chúng từ năm 1992. Môn này có số lượng người thực hành đông đảo (vượt quá số đảng viên Trung Quốc) khiến chính quyền độc tài Giang Trạch Dân lo sợ cho quyền lực của chế độ, bất chấp sự phản đối của 8 Ủy viên Bộ Chính Trị còn lại, đơn phương đàn áp Pháp Luân Công từ tháng 7/1999 bằng cách cô lập, vu khống các học viên Pháp Luân Công, tra tấn, giam giữ, thậm chí mổ cướp nội tạng sống của họ. Mới đây, nhiều tỉnh thành Trung Quốc hiện đang khởi động chiến dịch đàn áp nghiêm trọng nhắm vào người tu Pháp Luân Công, kích động “toàn dân tham gia”, tung ra các gói “tiền thưởng tố giác” lên tới 100.000 Nhân dân tệ. Một số tỉnh thành còn tuyên bố chiến dịch đặc biệt này duy trì đến ba năm. Phạm vi “tố giác” bao gồm phát hiện những ai cất giữ: biểu ngữ Pháp Luân Công, tranh chữ, khẩu hiệu, tờ rơi, ấn phẩm, ổ đĩa flash USB, CD, vượt tường lửa… những ai xuất bản, truyền bá, treo băng rôn nơi công cộng…

Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, những thủ đoạn kích động người dân tham gia đấu tranh cùng với đảng vẫn được sử dụng một cách thuần thục.
Trong cuộc bức hại Pháp Luân Công, những thủ đoạn kích động người dân tham gia đấu tranh cùng với đảng vẫn được sử dụng một cách thuần thục.

B. Đấu tố trong nội bộ Đảng

Vì ĐCSTQ hợp nhất các đảng viên của nó dựa trên cơ sở “đảng tính” thay vì dựa trên đạo đức và công lý, nên sự trung thành của các đảng viên của nó, đặc biệt là các quan chức cao cấp, đối với người lãnh đạo cao nhất là một vấn đề trọng tâm. Chúng ta chỉ cần theo dõi hai trường hợp tiêu biểu của Lưu Thiếu Kỳ và Trương Chí Tân là rõ, xem ra nó còn ghê sợ hơn là đối với Đổng Bách Hùng và Lưu Chính Phong của Tiếu Ngạo Giang Hồ:

Trong cuốn hồi ký của bác sĩ Lý Chí Tuy, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông, mang tên: “Mao Trạch Đông, cuộc đời chính trị và tình dục”, ông đã miêu tả về màn đấu tố Lưu Thiếu Kỳ như sau:

“Sáng ngày 18/7, trong lúc tôi đang ngồi đọc tờ báo buổi sáng thì một anh bảo vệ chạy vào báo:

“Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ đang bị đấu tố trước cửa Dinh Chủ Tịch Nước”, tôi tức khắc chạy ra xem.

Một đám đông đã tập trung. Đám này phần lớn là cán bộ từ Ban Thư Ký thuộc Hội Đồng Tổng Lý. Binh sĩ từ Cục Bảo Vệ Trung Ương cũng có mặt nhưng chỉ đứng nhìn. Không một ai giúp ông ta chút gì cả. Lưu Thiếu Kỳ và vợ là Vương Quang Mỹ đang đứng giữa trung tâm đám đông, đang bị bọn cán bộ trong Ban Thư Ký xô đẩy và đấm đá. Áo sơ mi của Lưu Thiếu Kỳ bị rách tả tơi. Nhiều người kéo cả tóc ông ta. Khi tôi cố lại gần để nhìn cho rõ thì thấy một vài người tréo tay Lưu Thiếu Kỳ, trong lúc tên khác cố đẩy ông ta quỳ trong vị trí “máy bay đang đáp”. Cuối cùng, chúng bắt ông ta nằm sấp, mặt úp gần sát đất, tên thì đá vào lưng, tên thì táng vào mặt ông ta. Tôi không còn đủ sức đứng nhìn. Lưu Thiếu Kỳ, trong thời gian đó đã là một ông già, và trên mọi danh nghĩa, ông ta còn là Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”.

Một đám đông đã tập trung, phần lớn là cán bộ từ Ban Thư Ký thuộc Hội Đồng Tổng Lý. Lưu Thiếu Kỳ và vợ đứng giữa trung tâm, bị bọn cán bộ trong Ban Thư Ký xô đẩy và đấm đá. (Epoch Times)
Một đám đông đã tập trung, phần lớn là cán bộ từ Ban Thư Ký thuộc Hội Đồng Tổng Lý. Lưu Thiếu Kỳ và vợ đứng giữa trung tâm, bị bọn cán bộ trong Ban Thư Ký xô đẩy và đấm đá. (Epoch Times)

Lưu Thiếu Kỳ, một cựu chủ tịch nước của Trung Quốc, người đã từng là nhân vật số 2 của ĐCSTQ đã có cái chết bi thảm. Vào ngày sinh nhật lần thứ 70 của Lưu Thiếu Kỳ, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai bảo Uông Đông Hưng (vệ sỹ trưởng của Mao) đem đến cho Lưu Thiếu Kỳ một món quà sinh nhật, một chiếc đài, để Lưu Thiếu Kỳ nghe bản báo cáo chính thức của Phiên họp toàn thể lần thứ 8 của Ban chấp hành Trung ương khóa 12 rằng: “Vĩnh viễn khai trừ tên phản bội, gián điệp và nổi loạn Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi Đảng và tiếp tục vạch trần và chỉ trích Lưu Thiếu Kỳ và các kẻ tòng phạm của hắn về các tội phản bội và làm phản.” Lưu Thiếu Kỳ sau đó đã chết trong cô độc, thân thể ông ta đã hoàn toàn bị hoại tử và mái tóc bạc của ông ta đã xõa ra dài đến 60 phân…

Lưu Thiếu Kỳ có tội đối với đất nước và dân tộc Trung Hoa không nhiều hơn Mao Trạch Đông nhưng ông ta đã thua trong cuộc đấu với Mao chủ tịch.

Bà Trương Chí Tân là một nhà trí thức bị ĐCSTQ tra tấn cho đến chết trong Cách mạng Văn hóa vì đã phê bình sự thất bại của Mao Trạch Đông trong Chiến dịch Đại nhảy vọt, đã thẳng thắn nói lên sự thực và đã kêu oan cho Lưu Thiếu Kỳ. Bọn cai ngục đã nhiều lần lột hết quần áo của bà ra, còng hai tay bà ra đằng sau lưng và quẳng bà vào xà-lim giam những tù nhân nam để chúng hãm hiếp tập thể cho đến khi bà bị điên. Nhà tù sợ rằng bà sẽ hô khẩu hiệu phản đối khi bị tử hình nên đã cắt cổ họng của bà cho hở ra trước đó.

Bà Trương Chí Tân là một nhà trí thức bị ĐCSTQ tra tấn cho đến chết trong Cách mạng Văn hóa vì đã phê bình sự thất bại của Mao Trạch Đông trong Chiến dịch Đại nhảy vọt.
Bà Trương Chí Tân là một nhà trí thức bị ĐCSTQ tra tấn cho đến chết trong Cách mạng Văn hóa vì đã phê bình sự thất bại của Mao Trạch Đông trong Chiến dịch Đại nhảy vọt. (Miền công cộng)

Nhưng nhiều người có thể không biết rằng còn có một câu chuyện thảm khốc nữa ở đằng sau bi kịch này, thậm chí người nhà của bà đã phải tham dự một “buổi học cho các gia đình của những người tử tù”.

Lâm Lâm, con gái của Trương Chí Tân nhớ lại rằng vào đầu xuân năm 1975:

“Một người ở Tòa án Thẩm Dương nói lớn rằng, “Mẹ cháu là một tên phản cách mạng rất ngoan cố. Cô ta từ chối không chấp nhận cải tạo, và rất ngang bướng không dễ bị lung lạc. Cô ta chống lại Mao Chủ tịch, vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta, chống lại Tư tưởng bất khả chiến bại của Mao Trạch Đông, và chống lại đường lối cách mạng vô sản của Mao Chủ tịch. Với tội chồng chất tội, chính quyền của chúng ta đang cân nhắc việc tăng hình phạt. Nếu cô ta bị tử hình, quan điểm của cháu là gì?” Tôi rất ngạc nhiên và không biết trả lời như thế nào. Trái tim tôi tan vỡ. Nhưng tôi vẫn cố làm ra vẻ bình tĩnh, cố giữ cho nước mắt khỏi trào ra. Bố tôi đã nói với tôi rằng chúng tôi không thể khóc trước mặt người khác, nếu không chúng tôi sẽ không có cách nào để từ bỏ mối quan hệ của chúng tôi với mẹ tôi. Bố đã trả lời thay cho tôi, “Nếu đây là sự thật, chính quyền cứ việc làm những gì mà chính quyền thấy cần thiết”.

“Người đó lại hỏi, “Cháu sẽ nhận xác cô ta nếu cô ta bị tử hình chứ? Cháu sẽ nhận tư trang của cô ta trong tù chứ?” Tôi cúi đầu và không nói gì cả. Bố tôi lại trả lời thay cho tôi, “Chúng tôi không cần gì cả”… Bố nắm lấy tay tôi và em tôi rồi chúng tôi bước ra khỏi nhà nghỉ của huyện..."

Những màn đấu tố tàn bạo ròng rã suốt nhiều năm đã in sâu vào tâm trí của mỗi thế hệ người Trung Quốc, vậy nên không khó hiểu vì sao ngày nay con người ở mảnh đất Thần Châu kia đã trở nên thờ ơ, vô cảm, chỉ muốn bảo vệ bản thân khỏi bị liên lụy trước nỗi đau của người khác.
Những màn đấu tố tàn bạo ròng rã suốt nhiều năm đã in sâu vào tâm trí của mỗi thế hệ người Trung Quốc, vậy nên không khó hiểu vì sao ngày nay con người ở mảnh đất Thần Châu kia đã trở nên vô cảm, chỉ muốn bảo vệ bản thân khỏi bị liên lụy trước nỗi đau của người khác. (Epoch Times)

Thật có khác gì hoạt cảnh của cha con Lưu Chính Phong hay ông cháu Đổng Bách Hùng trong Tiếu Ngạo Giang Hồ?

Thay cho lời kết:

Dưới ngòi bút của Kim Dung, dù là chính phái hay tà phái thì đều có người tốt kẻ xấu. Thực ra, là “chính” hay “tà” thì không phải chỉ nhìn vào những lý tưởng cao đẹp hay chủ nghĩa hay những thứ nhân danh mà họ khoác vào mình. “Chính” hay “tà” thể hiện ở những cung cách ứng xử đối đãi của cá nhân hay tổ chức ấy đối với con người và xã hội theo tiêu chuẩn của sự thật, của lòng bác ái và lòng bao dung quảng đại. Ở bất cứ nơi đâu mà quyền lực của kẻ cầm quyền không có sự ước thúc; nơi con người không được tự do biểu đạt chính kiến, mọi tiếng nói khác biệt đều bị kiểm soát chặt chẽ, bị kỳ thị và đàn áp; nơi ý chí cá nhân trở nên rẻ mạt; nơi mọi tiếng nói của nhân dân chỉ là âm thanh lặp lại vô nghĩa của những lãnh đạo độc tài như Đông Phương Bất Bại, Tả Lãnh Thiền, Nhậm Ngã Hành… thì nơi ấy không thể gọi là chính phái được, và đương nhiên kẻ độc tài sẽ sử dụng đấu tố như một trong các công cụ để thao túng tư tưởng, dư luận, gây họa loạn nhân gian, từ đó có cơ hội duy trì quyền lực của mình cho đạt tới giấc mộng “muôn năm trường trị”.

Kim Dung cũng muốn chỉ ra rằng: dưới lớp vỏ của đấu tố và xu nịnh đều là mục đích cá nhân. Đương nhiên luôn có những cá nhân ngây thơ tin vào chế độ vô điều kiện, nhưng đa số những kẻ thực hiện việc đấu tố và xu nịnh là vì tư tâm, vì sợ hãi, vì lòng tham danh lợi cho bản thân hay máu mủ ruột rà. Và mục đích của Cách mạng Văn hóa chính là để hủy diệt văn hóa. Khi văn hóa, đạo đức, công lý bị hủy diệt thì nền văn minh cũng kết thúc và con người ta đều trở thành công cụ của Ma giáo hết thảy. Chỉ đến khi nào con người thực sự có thể hàng phục ma tâm, ước thúc bản thân theo những giá trị đạo đức và văn hóa truyền thống thì lúc ấy chốn giang hồ mới thực sự có thái bình, như kết thúc của Tiếu Ngạo Giang Hồ.

Tiếu Ngạo Giang Hồ vì thế vẫn còn nguyên giá trị thời sự vậy.

Hết.

Nguyên Phong



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Kim Dung tiểu thuyết bình khảo: Giải mã những ẩn số chính trị về ĐCSTQ trong Tiếu Ngạo Giang Hồ (Kỳ 3 - Phần 2)