Kiến trúc Trung Hoa, một vũ trụ thu nhỏ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày nay, những tòa nhà hiện đại chọc trời đứng sừng sững như thể tuyên bố sự vĩ đại của chúng trước con người nhỏ bé như chúng ta. Nó không kết nối chúng ta với thiên thượng mà dường như biểu thị ý định muốn đấu với trời. Tuy nhiên, kiến trúc Trung Hoa cổ đại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác.

Trải qua hàng ngàn năm, người Trung Hoa đã phát triển phong cách kiến ​​trúc của riêng mình. Dựa trên các nguyên lý của Đạo giáo và Phật giáo, nó phản ánh trí huệ của người Trung Hoa về mối liên hệ mật thiết giữa Trời, Đất và con người. Nhật Bản, Hàn Quốc và hầu hết khu vực châu Á đã sao chép phong cách kiến trúc này cho các công trình của họ.

Sự hài hòa giữa thiên và địa

“Kinh Dịch: Cuốn sách của sự thay đổi” và những văn bản khác cho rằng người xưa làm mọi việc theo quy luật của Trời, Đất, thiên nhiên và thời gian trong năm. Triết lý của Đạo giáo dựa trên nhân tố trung tâm mà từ đó sinh ra thiên, địa, nhân.

Nho giáo gắn liền với nguyên tắc hài hòa giữa Trời và Đất. Tự nhiên là một vũ trụ lớn và con người là một tiểu vũ trụ. Là một mô hình thu nhỏ của tự nhiên, một người phải sống và hành động theo quy luật của tự nhiên và vũ trụ.

Quan điểm truyền thống này được đặt ra cho tất cả các lĩnh vực của đời sống người Hoa, bao gồm cả kiến ​​trúc. Trên cả vị trí và công năng, một công trình phải hài hòa với tự nhiên từ trong ra ngoài.

Kiến trúc Trung Quốc cổ đại đã thể hiện nguyên tắc hài hòa giữa trời và đất. Một ngôi chùa Thiền Tông ở vùng núi. (Shutterstock)
Kiến trúc Trung Quốc cổ đại đã thể hiện nguyên tắc hài hòa giữa trời và đất. Một ngôi chùa Thiền Tông ở vùng núi. (Shutterstock)

Các kiến ​​trúc sư Trung Quốc đưa các yếu tố của vũ trụ trong mọi cấu trúc thiết kế. Từ các hang động ban sơ và các ngôi nhà đơn giản cho đến các công trình phức tạp, người ta luôn tìm thấy các yếu tố của vũ trụ được lồng vào trong kiến ​​trúc Trung Hoa. Theo một cách rất thiết thực, kiến ​​trúc là một mô hình thu nhỏ của vũ trụ.

Hướng của la bàn

Tất cả các công trình kiến ​​trúc ở Trung Hoa đều sử dụng la bàn để định hướng đông tây nam bắc. Các kiến ​​trúc sư đã sử dụng các biểu đồ mà các nhà chiêm tinh đã chuẩn bị trước. Không giống như các bản đồ ngày nay, bản đồ cổ có phía nam thì ở trên đỉnh, phía bắc ở phía dưới, phía tây bên phải và phía đông bên trái.

Vị trí của Trung Hoa là ở Bắc bán cầu, nên người dân tin rằng khí hậu dễ ​​chịu đến từ thiên đường, tức là mùa đông ấm áp và những cơn gió mát mùa hè của các khu vực phía Nam. Vì vậy, phía nam là điểm tham chiếu cho cả công trình.

Nói chung, kiến ​​trúc sư thiết kế cách nhiệt cho các bức tường ở phía bắc, phía tây, phía đông và lối vào ở diện phía nam. Điều này giúp ngăn ngừa các kiểu thời tiết gây ảnh hưởng đến nhiệt độ trong nhà như gió bắc hoặc các điều kiện thời tiết bất lợi khác.

Để bảo vệ chống lại thảm họa thời tiết, tứ linh được đặt trên nóc nhà, như những linh vật bảo vệ của bốn phương. Huyền vũ được đặt ở phía bắc, chu tước ở phía nam, bạch hổ ở phía tây và thanh long ở phía đông.

Để bảo vệ chống lại thảm họa thời tiết, tứ linh được đặt trên nóc nhà, như những linh vật bảo vệ của bốn phương.
Để bảo vệ chống lại thảm họa thời tiết, tứ linh được đặt trên nóc nhà, như những linh vật bảo vệ của bốn phương. (Ảnh tổng hợp từ Wikipedia)

Ngói Lợp

Những viên ngói đầu tiên được làm bằng đất sét có niên đại khoảng 3.000 năm trước. Về sau, một hỗn hợp gồm cỏ hoàng lan , đất sét và đá vụn được sử dụng phủ lên các mái nhà. Từ xưa ngói được tráng men và chất làm bóng với nhiều sắc độ khác nhau.

Các viên ngói được lợp với nhau bằng đinh và thường được trang trí với các họa tiết động vật hoặc thực vật với ý nghĩa bảo vệ chống lại các thảm họa tự nhiên.

Các thiết kế cụ thể được dành riêng cho nơi ở của hoàng đế, như mái ngói hoàng lưu ly với sắc màu vàng rực rỡ mà ngày nay vẫn có thể nhìn thấy trên các tòa nhà trong Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh. Hay như mái ngói thanh lưu ly trên đền Thiên Đàn ở Bắc Kinh với màu xanh dương

Điện Thái Hòa Tử Cấm Thành (trái) và Đền Thiên Đàn (phải) ở Bắc Kinh (wiki)
Điện Thái Hòa Tử Cấm Thành (trên) và Đền Thiên Đàn (dưới) ở Bắc Kinh (Ảnh: wikipedia)

Gỗ: Vật liệu xây dựng chính

Gỗ là vật liệu xây dựng chính được sử dụng bởi các kiến ​​trúc sư Trung Hoa. Nó có thể dễ dàng khai thác từ nhiều khu rừng ở Trung Quốc. Gỗ là vật liệu xây dựng tự nhiên được ưa chuộng bởi mùi thơm dễ chịu tỏa ra trong nội thất của công trình. Ngoài ra, thớ gỗ và độ bóng của nó mang lại một bầu không khí tự nhiên cho ngôi nhà. Đối với các kiến ​​trúc sư, gỗ là một vật liệu xây dựng sống, có thể thở, hấp thụ và chống hơi ẩm. Nhưng nó cũng có nhược điểm là dễ bắt cháy.

Đấu Củng hay tổ hợp các cấu kiện gỗ đan cài vào nhau là một đặc điểm của nhà truyền thống Trung Hoa bằng gỗ. (Shutterstock)
Đấu Củng hay tổ hợp các cấu kiện gỗ đan cài vào nhau là một đặc điểm của nhà truyền thống Trung Hoa bằng gỗ. (Shutterstock)

Hệ khung

Các kiến ​​trúc sư Trung Hoa thường sử dụng hệ khung để xây nhà, vì nó mang lại một số lợi thế cho chủ thầu. Trái ngược với cấu trúc đặc chắc (bằng đá), một ngôi nhà với hệ khung gồm có dầm và cột để chịu tải tại một số vị trí nhất định. Phương pháp xây dựng này cho phép thiết kế các không gian có phòng rộng và mở.

Kiến trúc Trung Hoa thực sự hài hòa với cảnh quan và kết nối con người với thế giới và thiên đàng.

Hàn Mặc

tác giả JUEXIAO ZHANG - The Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Kiến trúc Trung Hoa, một vũ trụ thu nhỏ