Khoan dung chính là cảnh giới cao nhất của đời người

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhân sinh tại thế, kiếp người tựa như khách trọ trần gian, đến bởi định, đi bởi duyên. Vạn sự hãy cứ thuận theo tự nhiên an bài, đến đi tuỳ cảnh, bao dung chính là lựa chọn của người trí tuệ, là cảnh giới của người tu dưỡng.

Thế gian này nơi rộng lớn nhất là biển cả, nhưng lớn hơn biển cả lại là trời xanh. Nhưng trời xanh dẫu lớn cũng chẳng thể lớn bằng lòng người độ lượng.

Rộng lượng với người khác nó không phải là yếu mềm, hèn nhát, bất tài vô dụng mà là hiểu cái khuyết của người, biết cái sai của mình, tương trợ lẫn nhau hai bên cùng dung hợp.

Ngạn ngữ phương Tây có câu: Đừng khóc vì cốc sữa đã đổ.

Khi một người bỏ sức ra làm một việc gì đó nhưng lại không nhận được sự hồi đáp tương xứng thì cũng chẳng cần miễn cưỡng truy cầu, càng không nên vì thế mà oán trách, mà hối hận. Vạn sự trên đời, thứ đã là của mình thì sớm muộn cũng là của mình, còn thứ không thuộc về mình thì sớm muộn cũng sẽ ra đi.

Có câu chuyện kể rằng:

Trong ngôi chùa cổ nọ có một lão hòa thượng rất thích trồng phong lan. Trong tất cả chậu hoa, ông quý nhất một cây lan hồ điệp. Không phụ công chăm sóc cẩn thận của hòa thượng, cây lan nở ra những cành hoa màu vàng tươi thắm như những đàn bướm sặc sỡ đang múa lượn vậy. Một ngày nọ vị hòa thượng có việc phải xuống núi gặp bạn, liền mang chậu hoa lan đưa cho tiểu hòa thượng trong chùa, dặn dò chăm sóc tỉ mỉ.

Một ngày nọ vị hòa thượng có việc phải xuống núi gặp bạn, liền mang chậu hoa lan đưa cho tiểu hòa thượng trong chùa, dặn dò chăm sóc tỉ mỉ.
Một ngày nọ vị hòa thượng có việc phải xuống núi gặp bạn, liền mang chậu hoa lan đưa cho tiểu hòa thượng trong chùa, dặn dò chăm sóc tỉ mỉ. (Ảnh: Secret China)

Khi lão hòa thượng xuống núi được hai ngày, như thường lệ tiểu hòa thượng lại tưới nước cho lan rồi đặt chậu hoa lên bệ cửa sổ. Chẳng ngờ hôm đó trời nổi cuồng phong, mưa lớn ầm ầm xối xả. Chậu lan rớt xuống đất vỡ tan. Những cánh hoa mỏng manh bị gió mưa vùi dập cũng gãy nát hết cả. Tiểu hòa thượng trông chậu lan vỡ tan tành thì vô cùng buồn bã và lo lắng.

Khi lão hòa thượng trở về, tiểu hòa thượng ủ rũ, tìm tới xin lỗi và chuẩn bị sẵn tinh thần đợi sư phụ trách phạt. Tuy nhiên khi ấy lão hòa thượng không trách cứ một lời, chỉ nở nụ cười hiền từ như không có chuyện gì xảy ra. Tiểu hòa thượng ngạc nhiên vô cùng, tự nhủ: Đây chẳng phải là cây phong lan sư phụ yêu thích nhất sao?

Ngập ngừng quan sát nét mặt sư phụ hồi lâu, tiểu hòa thượng rụt rè hỏi: Thưa sư phụ thầy không giận con sao? Tại sao thầy không trách cứ con khi con làm hỏng giỏ lan thầy yêu thích?

Lão hòa thượng mỉm cười hiền từ và đáp: Ta trồng lan không phải vì để tức giận“.

Một câu nói đơn giản của lão hoà thượng nhưng lại chứa đựng cả một cảnh giới tu dưỡng. Lòng khoan dung, thái độ hiền hoà.

Trồng hoa không phải là để tức giận, tương tự như vậy, chúng ta học tập, lao động, kết giao bằng hữu không phải là để tức giận mà là để dung hòa, trưởng thành thêm hơn.

Cuộc sống tựa như một mặt gương, tâm bạn vui, bạn nhìn đâu cũng đẹp, tâm bạn hận, nhìn đâu cũng thấy thù. Có những chuyện khi ta chưa hiểu, ta nghĩ rằng níu kéo là khôn ngoan, nhưng khi hiểu rồi ta lại thấy rằng buông tay mới là trí tuệ. Tâm trưởng thành, việc cũng nhẹ nhàng hơn. Có những chuyện khi ta chưa hiểu, ta cứ ngỡ khi ta trưởng thành ta sẽ không còn bị tổn thương. Nhưng lúc hiểu ra rồi ta mới thấy rằng trưởng thành là lúc biết điều chỉnh tiếng khóc của mình về chế độ im lặng mà thôi. Khi chưa hiểu, ta cứ nghĩ có tiền sẽ có tình yêu, nhưng lúc hiểu ra rồi ta mới thấy thiện lương là cội nguồn của hạnh phúc.

Lão hòa thượng mỉm cười hiền từ và đáp: “Ta trồng lan không phải vì để tức giận“.
Lão hòa thượng mỉm cười hiền từ và đáp: “Ta trồng lan không phải vì để tức giận“. (Ảnh: Epoch Times)

Cuộc sống luôn công bằng, vạn vật trong trời đất cũng lại như thế. Không phải cuộc đời lựa chọn bạn, mà là bạn lựa chọn cuộc đời, càng không phải vận mệnh trói buộc ta, mà là ta trói buộc đời mình. Nghĩ rộng hơn, đời ắt thoáng đạt hơn.

Một người có tư tưởng khoáng đạt thì bất kể gặp vấn đề gì cũng phóng khoáng hanh thông. Biết nghĩ cho người khác thì người khác ắt cũng biết nghĩ cho mình. Bảo trì một trái tim không cưỡng cầu, không tranh đoạt ắt sẽ có một cảnh giới an nhiên tự tại. Xem nhẹ được mất thế nhân ấy chính thiên đường nơi chốn trần gian. Ngược lại người sống tâm kế, được mất oán than, lòng hẹp tâm sầu, đâu đâu cũng khổ.

Đời người 10 phần có tới 7,8 phần không như ý, chuyện buồn xưa nay thường chiếm phần hơn. Tuy nhiên, chuyện sầu nào phải do ai, là do ở chính tâm này mà thôi.

Một cụ bà được con cháu tổ chức cho buổi lễ kỷ niệm đám cưới vàng 50 năm của mình. Trong buổi lễ mọi người mới hỏi bí quyết có được cuộc sống hôn nhân hạnh phúc của cụ là gì? Cụ đáp:

“Ngay từ ngày đầu tiên lấy chồng, ta đã liệt kê ra 10 khuyết điểm của ông ấy và tự hứa với mình rằng, nếu ông ấy phạm phải bất cứ khuyết điểm nào trong đó ta vẫn sẽ tha thứ cho ông ấy”.

Có người lại hỏi: “Vậy 10 điều đó là gì?”

Cụ bà tươi cười đáp: “Nói thật với mọi người, 50 năm qua ta chưa bao giờ liệt kê ra 10 điều khuyết điểm của ông ấy cả. Mỗi khi ông ấy làm một việc gì đó khiến cho ta tức giận không chịu được, ta lập tức nhắc chính mình rằng: “Thôi xem như ông ấy may mắn, đã phạm phải 1 trong 10 điều khuyết điểm đó!"...

Nhân sinh tại thế, kiếp người tựa như khách trọ trần gian, đến bởi định, đi bởi duyên. Vạn sự hãy cứ thuận theo tự nhiên an bài, đến đi tuỳ cảnh, bao dung chính là lựa chọn của người trí tuệ, là cảnh giới của người tu dưỡng.

Minh Vũ



BÀI CHỌN LỌC

Khoan dung chính là cảnh giới cao nhất của đời người