Khi thắp hương bái Phật, bạn có biết Thần Phật nghĩ gì không?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Từ thời cổ đại, trước khi Hoàng đế tế thiên, cao tăng tụng kinh, đều cần phải tắm gội trai giới, lấy đó là sự thành kính kính trọng. Chùa miếu chính là nơi thanh tịnh, là nơi thờ phụng Phật, Bồ Tát, hàng năm đều sẽ có vô số người đến đây thắp hương bái Phật, đến cầu phúc và cầu bình an. Vì vậy, khi thắp hương bái Phật tại chùa miếu, đều có cấm kỵ, nhất định phải chú ý.

Ở vùng nọ có một ngôi miếu thờ Thần Thành Hoàng vô cùng linh nghiệm, hữu cầu tất ứng, bởi vậy mà nổi tiếng xa gần. Ban đầu mọi người cũng không biết Thần Thành Hoàng trong miếu này họ Đường. Một ngày mùa hè nọ, tương truyền là sinh nhật của Thần Thành Hoàng, cứ đến ngày này mọi người dẫu xa xôi mấy trăm dặm cũng không ngại cực khổ chạy đến lễ bái. Ngôi miếu cũng không mấy rộng rãi, trong lúc nhất thời, người cầu phúc, kẻ cầu trừ tai họa, kẻ cầu Thần ban thưởng lần lượt nối tiếp nhau.

Hương khói trong miếu Thành Hoàng luôn nghi ngút, ánh nến cháy không ngừng. Người phía trước vừa châm nhang cắm vào đỉnh lô, người phía sau lập tức đem nhổ chúng và cắm chen nhang của mình vào. Quỳ lạy cũng không thể quỳ lạy, một người quỳ xuống thì người khác đã muốn dẫm lên trên vai. Dập đầu cũng không cách nào làm được, một khi vừa dập đầu người khác liền bước qua đỉnh đầu mà đi. Đám người chen chúc ngăn chặn, người phía sau cũng không cách nào tiến lên, chỉ có thể nhìn về phía Thần ngồi rồi cúi đầu ra hiệu mà thôi. Ở phía ngoài bên cạnh ngôi miếu có những gánh hàng rong bán tạp hóa và biểu diễn hát rong…, càng thêm rộn ràng tấp nập, đi dạo quanh, lưu luyến không muốn về, tất cả đều lưng chạm lưng mà đi, nghiêng người mà đứng, khí bốc thành mây, mồ hôi rơi như mưa.

烧香 (图片: pixabay)
Hương khói trong miếu Thành Hoàng luôn nghi ngút, ánh nến cháy không ngừng. (Ảnh minh họa: Pixabay)

Ở bên ngoài quận lỵ, có một lão ông mở quán rượu nhỏ, lấy bán rượu làm chính, đồng thời cũng thuận tiện bán nước trà. Hàng năm vào thời điểm này, đều có một vị giống thư sinh, quần áo sạch sẽ, khí chất phi phàm đi vào trong quán rượu, một mình uống mấy chén. Uống rượu xong lại sẽ uống chút trà, cả ngày đều ngồi đợi ở nơi đó. Một đoạn thời gian sau, chờ hoạt động tế Thần sắp đến lúc kết thúc, người thư sinh kia cũng liền biến mất không thấy đâu nữa.

Những năm sau vào thời điểm này, người đọc sách nọ lại xuất hiện ở quán rượu, không bỏ lỡ lần nào. Ông lão bán rượu cảm thấy rất khó hiểu, liền hỏi người thư sinh kia họ gì, thư sinh nói họ Đường. Một lúc sau, hai người cũng dần dần quen thuộc, nói về cổ kim điển tịch, thư sinh đều hết sức thông thạo. Ông lão bán rượu vốn không đọc sách nhiều, nhưng lại thích làm việc thiện, hai người rất ngưỡng mộ lẫn nhau, thường nói chuyện rất ăn ý, không biết mệt mỏi.

Hôm ấy, ông lão uống một chút rượu nên có chút men say. Lúc này trùng hợp người thư sinh lại tới, ông lão liền thử thăm dò hỏi: "Nhìn dáng vẻ của ngài, giống như là thư sinh trên thành thị. Mới đây trong quận thành tế Thần, chuẩn bị thịnh hội, châu gấm rực rỡ, tiếng nhạc réo rắt, người người đều chen lấn tranh nhau đi bái Thần, mà ngài thì ngược lại, đi du ngoạn ở vùng ngoại ô, ghé quán nhỏ này của tôi để uống rượu. Qua mười ngày, ngài liền rời đi, từ biệt một năm. Mỗi năm đều như thế, lão phu tôi rất không hiểu, lớn mật hỏi một chút vì sao lại như vậy?".

Người thư sinh nghe lão ông hỏi, bỗng nhiên thở dài nói: "Ông và tôi duyên phận đại khái cũng dừng ở đây thôi! Mọi thứ đều có định số. Tôi kỳ thật cũng không phải là người, tôi chính là Thần trong ngôi miếu kia. Hàng năm lúc này đều sẽ tới nơi này, cũng là vì tránh đi những ồn ào náo động kia, thực sự làm sao mà học được Bình Nguyên Quân năm xưa, vui uống rượu mười ngày?"

Ông lão nghe những lời nói này cảm thấy rất kinh ngạc, hoài nghi vị kia đang nói đùa, lại hỏi tiếp: "Mọi người đều cho rằng Thần năng hiển linh, phù hộ trợ giúp họ, cho nên mới nhao nhao đi vào Thần điện, không tiếc tiêu hao nhân lực vật lực, chính là vì để chúc thọ Thần, mà Thần lại tránh họ để du ngoạn nơi khác, chẳng lẽ là những người kia không thành tâm sao? Người và Thần mặc dù có khác nhau, nhưng cũng sẽ không siêu việt lẽ thường, ngài cũng không thể gạt lão nhân này".

Người thư sinh cười nói: "Tôi tại sao phải gạt ông chứ? Người và Thần là dựa vào tâm linh cảm ứng, điều quan trọng chính là phải có thành ý, không quan trọng mấy thứ rễ cỏ và vỏ cây trộn với dăm bào gỗ đàn hương được dùng làm hương thơm để tế bái. Người giống như lão bá đây rõ lí lẽ lại thành kính, mỗi khi gặp ngày tế Thần, kiểu gì cũng sẽ ở chỗ không người mà bái ba bái, có khi nào tự mình đi qua miếu đường đâu, tôi đây chẳng phải cũng giáng phúc cho ông đó sao?"

Ông lão nghe lời nói này, càng cảm thấy kinh ngạc. Nguyên lai ông lão bởi vì quán rượu nhỏ thiếu người làm, cho nên không thể rời đi, nhưng trong tâm lại vô cùng biết ơn sự che chở của Thần, cho nên đều một mình bái Thần mà người khác cũng không biết. Ông lão tin tưởng người thư sinh kia chính là Thần thật, chuẩn bị quỳ lạy hành lễ.

Thư sinh ngăn ông lão lại, nói: "Đừng như vậy. Ta ở chỗ này tránh né, thật sự là bởi vì có một số việc nhẫn nhịn không được. Người đến tế Thần không phải đều có thành ý, phần lớn có tư tâm rất mạnh, ta đã đã nhận ra. Mà những người này ồn ào hỗn loạn, không quan tâm nam nữ hữu biệt, có người đã bỏ công việc của mình mà chạy đến, sau khi tận mắt nhìn thấy càng không đủ sức nhẫn nại. Huống chi những người này, trong mùa hè nóng nực ngày, mồ hôi ra như chưng, quần áo đều bị thẩm thấu, nhiều năm không tẩy dơ bẩn theo mồ hôi bẩn tràn ngập ra, lại thêm quyện với mùi nhang, ai ngửi mà không phải che mũi? Còn có những mùi vị khác thường, ai có thể chịu được?"

Ông lão tin rằng người thư sinh kia là Thần thật, định quỳ lạy hành lễ. (Ảnh: Một phần trong bức tranh của Văn Bá Nhân)

Lời còn chưa nói hết, ông lão cũng nhếch miệng cười, nói: "Đúng vậy, xác thực là như thế".

Người thư sinh nói:

"Còn nhiều nữa không chỉ chừng này, loại tình huống này còn có thể nhịn một chút. Ghê tởm nhất chính là phụ nhân nữ tử, không tuân thủ khuê các trong lễ pháp, cảm thấy đốt hương tuần lễ có thể lấy lòng Thần linh, cầu lấy phúc tường. Các nàng tô son điểm phấn, mặc quần áo mỏng trang điểm lộng lẫy, ngược lại càng dễ khiến người khác có ý nghĩ xấu, những ý nghĩ chứa đầy dơ bẩn. Trèo lên điện, chiêm ngưỡng tượng Thần, vén màn trướng, trong tâm ta rất khó chịu. Những bà lão tóc bạc còn có thể tha thứ, nhưng những nữ tử trẻ tuổi kia làm cho người ta khó mà chịu đựng! Một đêm trước ở cùng nam nhân, khó tránh khỏi xuân giấu ngọc động (chỉ mang thai ), còn chưa đến tuổi mãn kinh, khó đảm bảo nguyệt thấm hồng câu (ám chỉ ngày kinh nguyệt), các vị Thần rất sợ những điều này.

Còn những phụ nữ nông thôn kia, mặc váy bằng vải dệt, trên đó khó tránh khỏi dính vết bẩn nước tiểu và phân trẻ con, vốn là bẩn thỉu cũng không thích tắm rửa, mùi hôi trên người các bà và mùi người của những nam nhân kia xen lẫn trong cùng một chỗ, ta nghĩ chỉ có người gỗ mới có thể chịu được những thứ này. Nhiều địa phương có tượng Thần liền mang ý nghĩa có Thần minh, nhưng những thứ này, xem như con người đều tránh chỉ sợ không kịp, Thần chẳng lẽ có thể tiếp nhận hết thảy sao?"

Nói xong lại nói với ông lão: "Ông có thiện tâm, tuổi thọ hẳn là lại được thêm 10 năm. Cân nhắc đến ông là tình nghĩa bằng hữu với ta, mười năm về sau, ta nhất định sẽ cho người đến triệu hoán ông. Điện đường phía Đông trong miếu Thành Hoàng có một vị phán quan, đến lúc đó sẽ phải thay đổi, trong đó một vị chính là chỗ ông sẽ ngồi".

Nói xong người thư sinh lấy ra một thỏi bạc, nói: "Cái này là trả tiền rượu mấy ngày. Chỉ cần thay ta tuyên dương những lời này, ta sẽ vô cùng cảm kích. Đồng thời phàm là lập miếu tế tự Thần linh, cũng sẽ ban thưởng phúc tường cho ông".

Lão ông còn muốn hỏi chút gì, trong chớp mắt, lại không thấy bóng dáng của Thần đâu nữa.

Trường Bạch Hạo Ca Tử từng nói rằng:

"Những nữ nhân kia thích nhất đi vào miếu tìm Thần, nhưng lại không biết Thần vô cùng phản cảm các cô ấy. Mỗi lần có các lễ hội, các cô nương luôn hô bằng gọi hữu rộn ràng kết bạn mà đến, thật không biết có mấy trăm hay hơn ngàn người. Cho dù giống như Tây Thi mỹ nữ như vậy, nếu như dính vào ô uế, mọi người cũng phải che mũi đi, huống chi những nữ nhân này trên thân khí âm trọc và dáng vẻ kiều diễm, khiến Thần linh lập tức lẩn tránh. Những kiểu người này đến cầu phúc, chẳng phải quá khó sao!

Trước kia Kinh Tây có vị tăng kỳ dị, đẽo hai viên đá lớn hình cầu, mỗi ngày liền leo lên đỉnh núi, từ đỉnh núi đẩy quả cầu đá lăn xuống chân núi. Sau đó xuống núi nhặt quả cầu đá lên, lại đi lên đỉnh núi đẩy xuống, mỗi ngày đều như thế. Mọi người bởi vậy đều nói ông là 'Ma'. Nhưng người hâm mộ đạo hạnh của ông vẫn là theo nhau mà đến. Vị dị tăng này đối với nam tử đều là lấy lễ để tiếp đón, duy chỉ có đối với hạng người nữ này đều là mở miệng chửi rủa: 'Không có gia pháp! Xuất đầu lộ diện. Chẳng qua chỉ là muốn làm dáng trước mặt nam nhân, đâu phải thật vì ta mà đến!'. Từ vị dị tăng này, liền có thể biết vì sao Thần Thành Hoàng làm như vậy, trong lòng kỳ thực càng phản cảm, không phải chỉ là bởi vì không thể chịu đựng những cái mùi vị khác thường kia mà thôi".

Theo cách nhìn nhận này, thì từ thời cổ đại, trước khi Hoàng đế tế thiên, cao tăng tụng kinh, đều cần phải tắm gội trai giới, lấy đó là sự thành kính kính trọng. Chùa miếu chính là nơi thanh tịnh, là nơi thờ phụng Phật, Bồ Tát, hàng năm đều sẽ có vô số người đến đây thắp hương bái Phật, đến cầu phúc và cầu bình an. Vì vậy, khi thắp hương bái Phật tại chùa miếu, đều có cấm kỵ, nhất định phải chú ý.

Kỳ thực chỉ cần thành tâm tín Phật, dựa theo lời Phật giảng mà thực hành, thì dù cho không thắp hương bái Phật, Phật cũng ở bên trên trông chừng và bảo hộ con người.

Lý Tuệ
Theo Tuệ Minh - Sound of Hope



BÀI CHỌN LỌC

Khi thắp hương bái Phật, bạn có biết Thần Phật nghĩ gì không?