Khi cách ly phong tỏa không đạt hiệu quả thì còn những biện pháp nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tình hình dịch bệnh virus Vũ Hán ngày càng lan rộng, nguy hiểm và phức tạp, nhất là các loại biến chủng mới với tỷ lệ lây lan nhanh, độc tính cao, và có khả năng vô hiệu hóa vaccine. Biện pháp được nhiều nơi sử dụng là cách lý, phong tỏa các khu vực có dịch bệnh. Tuy nhiên hiện nay biện pháp này đã bộc lộ nhiều hệ lụy.

"Đang có nhiều vấn đề trong khu cách ly, có lây nhiễm chéo trong khu cách ly và chưa cắt đứt được chuỗi lây", ông Nguyễn Quang Tuấn, giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, chủ trì Bệnh viện dã chiến số 2 của Hải Dương nói.

"Mật độ cách ly quá đông, trước đây có phòng 30 người, nay giảm nhiều cũng 10-15 người/phòng, trong khi nếu mật độ khu vực đó 5 người/phòng mới đảm bảo phòng dịch", ông Dương Chí Nam, phó cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế nói. (theo thuvienphapluat.vn)

Lệnh cách ly tập trung đã được áp đặt ở nhiều nơi trên khắp Trung Quốc. Một cảnh quay video đăng trên mạng truyền thông xã hội cho thấy toàn bộ dân làng Tam Lý Trang ở Nam Cung, toàn bộ cư dân của thị trấn Tăng Thôn của Thạch Gia Trang (khoảng 20.000 người) và một số cộng đồng người ở Cáp Nhĩ Tân của Tỉnh Hắc Long Giang, đã được đưa đến các điểm cách ly chỉ định bằng xe buýt. Tình trạng này đã gây nên sự hỗn loạn và lo âu trong dân chúng.

chính quyền Bắc Kinh đã áp đặt lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán trong nỗ lực cách ly tâm chấn của virus Corona nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử hiện đại về việc phong tỏa một thành phố lớn với 11 triệu dân.
Chính quyền Bắc Kinh đã áp đặt lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán trong nỗ lực cách ly tâm chấn của virus Corona nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử hiện đại về việc phong tỏa một thành phố lớn với 11 triệu dân. (Ảnh: Getty Images)

Phong tỏa: Lợi bất cập hại

Nhà dịch tễ học người Anh Steven Riley của Đại học Imperial College London nhận thấy rằng đợt phong tỏa trên toàn quốc lần thứ ba được áp dụng gần đây ở Vương quốc Anh không có tác dụng mấy đối với công tác kiềm chế virus.

Một bài báo ngày 23 tháng 1 trên tờ New York Times đã trích dẫn một nghiên cứu trong tạp chí khoa học Science phân tích các trường hợp ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc trong đợt bùng phát đầu tiên. Mặc dù lệnh giới nghiêm và phong tỏa có vẻ giảm được sự lây lan của virus trong cộng đồng nhưng nó thực sự làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm trong các hộ gia đình.

Một bài viết tương tự với tựa đề “Giới nghiêm có hạn chế tốc độ lây lan virus corona không?” cũng đã thảo luận về những mặt hạn chế của lệnh cấm nghiêm ngặt như kinh tế suy thoái đối với người lao động và gia đình họ. Nhà kinh tế học Maria Polyakova đã đặt câu hỏi: “Giới nghiêm có đáng hay không?”

Tháng 10 năm 2020, hơn 6.000 nhà khoa học đã ký đơn kiến nghị phản đối các biện pháp phong tỏa, cho biết nó đã gây ra những tổn thất không thể bù đắp. Đơn kiến nghị này được các đồng tác giả, là giáo sư Đại học Harvard Martin Kulldorff, giáo sư Đại học Oxford Sunetra Gupta và giáo sư Đại học Stanford Jay Bhattacharya, gọi là Tuyên bố Barrington vĩ đại.

Đến tháng 11 năm 2020, đã có hơn 12.000 nhà khoa học đã ký vào Tuyên bố Great Barrington, cụ thể có 12.070 nhà khoa học y tế và sức khỏe cộng đồng, 34.973 bác sĩ từ khắp nơi trên thế giới đã ký bàn tuyên bố này: “Là các nhà dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm và các nhà khoa học y tế cộng đồng, chúng tôi quan ngại sâu sắc về những tác động gây tổn hại sức khỏe thể chất và tinh thần của các chính sách COVID-19 hiện hành, và khuyến nghị một cách tiếp cận mà chúng toi gọi là bảo vệ tập trung. Các chính sách phong tỏa hiện tại đang tạo ra những tác động tàn phá tới sức khỏe cộng đồng trong ngắn hạn và dài hạn”

Thụy Điển tin rằng cách tiếp cận không phong tỏa của nước này là chiến lược hiệu quả hơn để chống virus corona. Ông Peter Nilsson đến từ Đại học Lund cho biết vì kinh tế phát triển chậm lại, số người chết vì virus corona thấp hơn nhiều so với số người chết vì phong tỏa và kinh tế suy yếu do bị phong tỏa.

Coronavirus (SARS-CoV-2) (Ảnh Tumisu từ Pixabay)
Việc “phong tỏa” đã phá hủy không chỉ nền kinh tế, mà còn gây ra những hệ lụy khôn lường đối sức khỏe và tâm thần con người. (Nguồn ảnh: Pixabay)

Miễn dịch cộng đồng: Hy vọng mong manh trước virus Vũ Hán

Các nhà khoa học đã tính đến miễn dịch cộng đồng để kiềm chế virus Vũ Hán, khi đạt đến tỷ lệ dân số miễn dịch thông qua tiêm chủng hay lây nhiễm từ trước đó thì cộng đồng này sẽ tạo ra sự bảo vệ gián tiếp cho những người miễn dịch kém.

Nhưng điều đó không có tác dụng với virus Vũ Hán. Nhà virus học Nuno Faria đến từ Đại học Imperial College London ngạc nhiên khi thấy số ca nhiễm tiếp tục gia tăng ở Manaus, Brazil. Điều này thật khó hiểu bởi ông là đồng tác giả của một bài báo đăng trên tạp chí Science ước tính rằng 3/4 cư dân của thành phố này đã nhiễm virus Vũ Hán, vượt quá mức đủ để có miễn dịch cộng đồng.

Phân tích kỹ hơn những mẫu bệnh phẩm thu được vào tháng 12 năm 2020, phát hiện ra một chủng virus mới gọi là P.1. Ông Faria nhận thấy chủng P.1 này còn né tránh được phản ứng miễn dịch của con người đối với chủng virus đã hoành hành ở thành phố này hồi đầu năm 2020. Cùng với biến thể mới B.1.1.7 phát hiện được ở Vương quốc Anh, các nhà khoa học hiện đang “tập trung vào một mối đe dọa tiềm tàng mới: các biến thể có thể thoát khỏi phản ứng miễn dịch của con người. “Thoát khỏi phản ứng miễn dịch” này nghĩa là có nhiều người từng nhiễm virus Vũ Hán rồi vẫn có thể bị tái nhiễm, và các loại vắc-xin đã được kiểm chứng, đến lúc nào đó, lại cần được cải tiến”, theo bài viết trong tạp chí Science ngày 15 tháng 1 với tựa đề “Các biến thể virus corona mới có thể gây tái nhiễm nhiều hơn, cần phải có vắc-xin mới”.

Với những biến thể mới được phát hiện ở Vương quốc Anh, Brazil, Nam Phi và California, hy vọng kiểm soát virus Vũ Hán đang gặp phải những thách thức chưa từng có. Hơn nữa những phát hiện gần đây về hiện tượng virus Vũ Hán có thể né tránh các phản ứng miễn dịch có nghĩa là tương lai sẽ ảm đạm hơn người ta vẫn tưởng.

Dịch bệnh: Những hiện tượng bí ẩn

Hiện nay các quốc gia đều tăng cường các biện pháp phòng chống, cách ly, thậm chí cấm người vùng dịch bệnh nhập cảnh, cách ly người lây nhiễm... Rõ ràng các biện pháp đó có thể giảm thiểu, nhưng không thể hoàn toàn ngăn chặn được dịch bệnh vì cơ chế lây lan dịch bệnh hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa lý giải được, ví dụ:

Đại dịch cúm bùng phát ở Mỹ năm 1918, phải mất 3 tuần mới truyền từ Boston đến New York, trong khi đó đại dịch này xảy ra ở Ấn Độ chỉ sau Mỹ khoảng một, hai ngày.

Hoặc như bệnh dịch hạch lần đầu tiên xuất hiện vào thế kỷ thứ 5 TCN, xảy ra ở Ấn Độ; 600 năm sau, đến thế kỷ thứ 1, bệnh dịch hạch xảy ra ở Bắc Phi, và đến năm 540, dịch bệnh này lại bùng phát ở Đế quốc La Mã khiến 16.000 người tử vong mỗi ngày, chỉ riêng dân số La Mã ở Địa Trung Hải đã chết mất 25 triệu người.

Thời nhà Minh, Trung Quốc, vào năm 1633, bệnh dịch hạch khởi nguồn ở Sơn Tây, đến năm 1641 thì lan đến Bắc Kinh. Năm đó lại xảy ra đại hạn, nạn châu chấu, mất mùa, lại thêm cả dịch bệnh khiến 60% người dân thiệt mạng. Sử sách ghi chép: "Ngoài đường người chết đói ngổn ngang, người chết chỉ được chôn bằng manh chiếu". Cũng trong năm đó, quân Thanh tiến vào Trung Nguyên. Điều kỳ lạ là quân đội nhà Thanh đi đến đâu thì bệnh dịch rút hết đến đó, và binh lính nhà Thanh cũng không ai bị nhiễm bệnh.

Đại dịch bệnh lần thứ tư ở La Mã là bệnh dịch hạch xảy ra vào thời kỳ thống trị của Justinianus năm 541, sử sách gọi là "Dịch hạch Justinianus". Người trải qua đại dịch đó là Evagrius - nhà sử học đương thời. Ông đã viết rằng: "Có người chạy trốn khỏi thành phố bị lây nhiễm, bản thân họ cũng rất mạnh khỏe, nhưng họ lại đem dịch bệnh lây truyền đến quần thể người chưa mắc bệnh. Cũng có một số người thậm chí sống cùng với những người nhiễm bệnh, họ không những không bị lây bệnh, thậm chí có người còn tiếp xúc với những người chết, nhưng họ hoàn toàn không bị lây nhiễm".

Nhà sử học Procopius (500-565) người Byzantine cũng từng ghi chép rằng: "Sau khi người khỏe mạnh bị lây nhiễm bệnh dịch hạch mang tên 'Cái chết đen', đột nhiên có triệu chứng bị sốt nhẹ, khi đó họ sẽ nhìn thấy những thứ như ma quỷ hay u linh".

Tông đồ John của hội thánh Ephesus cũng ghi chép tương tự: "Trước tiên người bệnh gặp phải ảo giác, tiếp theo sẽ nhìn thấy u linh màu đen không có đầu, thân thể bắt đầu xuất hiện cục bướu lớn và mụn mủ màu đen sưng tấy lên, những người này đều chết ngay trong ngày hôm đó".

Trận đại dịch trong lịch sử loài người, bức tranh vẽ bằng sơn dầu của Pieter van Halen năm 1661. (Ảnh: Wikimedia Commons, CC BY 4.0)
Trận đại dịch trong lịch sử loài người, bức tranh vẽ bằng sơn dầu của Pieter van Halen năm 1661. (Ảnh: Wikimedia Commons, CC BY 4.0)

Tháng 3 năm Thuận Trị thứ 11 (năm 1654), khu vực Thành Đông của kinh thành Bắc Kinh xảy ra đại dịch, dịch bệnh bùng phát rất nhanh khiến rất nhiều người chết. Những người còn sống ghê sợ nên lánh xa khu vực này. Chỉ có một người con dâu nhà họ Cố khi nghe tin dữ, từ nhà mẹ đẻ cô nhất quyết trở về để chăm sóc gia đình nhà chồng đang nhiễm bệnh nặng. Lạ thay! bệnh dịch như tránh xa cô, cô hoàn toàn khỏe mạnh khi tiếp xúc với người bệnh, đồng thời cô còn cứu sống được 8 người trong gia đình chồng. Truyện này được ghi trong tác phẩm Đức Dục Cổ Giám của Sử Khiết Trình đời Thanh.

Trong tác phẩm Tùy Thư, phần Liệt truyện thứ 38, quyển 73 do thừa tướng Ngụy Trưng đời Đường chịu trách nhiệm biên soạn, có kể câu chuyện một người tên là Tân Công Nghĩa, sống vào thời nhà Tùy, là một vị quan thanh liêm, uyên bác và thương dân. Khi được bổ nhiệm đến Mân Châu làm thứ sử, ông thấy người dân nơi đây hay bỏ mặc người nhiễm dịch, dù là người thân của họ. Do vậy, ông đưa tất cả người bệnh về công đường nơi ông làm việc. Ông dùng toàn bộ bổng lộc của mình mua thuốc men, tìm thầy thuốc chữa trị cho bệnh nhân. Ông còn đích thân khuyên bảo động viên người bệnh ăn uống. Cứ như thế, những người bệnh ở công đường của ông đều khỏi bệnh hoàn toàn. Nhưng có một điều lạ lùng là dù liên tục tiếp xúc với bệnh nhân mà Tân Công Nghĩa vẫn hoàn toàn khỏe mạnh, không bị nhiễm bệnh.

Nguyên nhân sâu xa của dịch bệnh

Các học giả Cơ Đốc khi nghiên cứu về những lần đại dịch hoành hành, họ nhận thấy một sự việc: thời Đế quốc La Mã 4 lần bức hại các tín đồ Cơ Đốc thì cả 4 lần đều xảy ra dịch bệnh, đặc biệt đại dịch lần thứ 4 là bệnh dịch hạch xảy ra năm 541, tỷ lệ tử vong lên đến 75%, cuối cùng khiến Đế quốc La Mã bị diệt vong. Tuy nhiên cũng vào thời đó, có rất nhiều tín đồ Cơ Đốc giáo đã không sợ sinh tử, trong đại dịch đã dốc hết sức giúp đỡ những người mắc bệnh, họ cầu xin Thượng Đế giúp người bệnh, ở cùng với người bệnh, tiếp xúc thân mật, giúp họ thanh lý thi thể người nhà. Vì vậy rất nhiều học giả Cơ Đốc cho rằng, những dịch bệnh này là "sự trừng phạt của Thượng Đế đối với tội ác của nhân loại".

Trong toàn bộ Tâm tướng thiên, tư tưởng mấu chốt là: “Dịch bệnh tử vong không phải do vận số, mà là do nhục mạ Trời nhục mạ Đất”. Ý nói rằng nguyên nhân chính dẫn đến dịch bệnh hoành hành đó là vì con người khinh nhờn Thần linh, xem nhẹ đạo lý. Trong dịch bệnh nếu có thể bình an vượt qua, kỳ thực không có liên quan đến vận số của con người trong quá khứ, yếu tố được xét đến chính là thái độ của con người đối với Thần linh, Trời Đất.

Cách đây 2500 năm, bộ sách ra đời từ thời Chiến Quốc là "Hoàng Đế nội kinh" có đoạn như sau:

Hoàng Đế nói: "Ta nghe nói 5 loại dịch bệnh đến đều rất dễ lây nhiễm, không phân biệt già trẻ lớn bé, tình trạng bệnh tương tự nhau, không có phương pháp chữa trị. Người như thế nào thì không dễ bị lây nhiễm dịch bệnh?"

Kỳ Bá trả lời: "Người không bị lây nhiễm dịch bệnh là có chính khí chứa đầy ở bên trong cơ thể, tà không thể xâm phạm được. Cần tránh độc khí của nó (5 loại dịch bệnh), độc khí từ mũi xuống, rồi lại lên, rồi xuất ra ở não, không xâm phạm thân thể được".

Lý giải dịch bệnh virus Vũ Hán ngày nay

Ngoài con đường lây nhiễm bệnh qua tiếp xúc, hô hấp, virus Vũ Hán cũng như các loại dịch bệnh khác trong lịch sử còn có thể có con đường lây truyền khác. Nhà khoa học người Nga Vlail Kaznacheyev đã làm thí nghiệm lấy một mô tế bào chia làm 2 mẫu giống nhau là A và B, được ngăn cách tuyệt đối với các tác động môi trường. Giữa hai mẫu đặt tấm kính, và cho mẫu A bị virus tấn công, mắc bệnh và chết, thì mẫu B vẫn bình thường. Nếu thay tấm kính bằng kính thạch anh cho phép tia tử ngoại đi qua, thì sau khi mẫu A bị virus tấn công mắc bệnh và chết thì mẫu B cũng bắt đầu bị mắc bệnh và chết tương tự (chi tiết xem video "Bí mật sóng vô tuyến của DNA").

Tiến sĩ, bác sĩ thần kinh học người Mỹ David Hawkins đã làm hàng loạt thí nghiệm và đưa ra kết quả rằng, tùy theo cảnh giới tinh thần mà mỗi người có một tần số rung động khác nhau từ 1-1000. Tần số thấp, khiến người ta mang bệnh, và ngược lại, tần số cao khiến mọi người khỏe mạnh, hạnh phúc.

Như vậy với những suy nghĩ khác nhau, cảnh giới tinh thần khác nhau thì mang năng lượng, có tần số rung động khác nhau. Điều này có liên quan gì đến cơ chế lây bệnh và chống bệnh dịch virus Vũ Hán không?

Trước hết xem tại sao những năm gần đây các dịch bệnh lớn đều nhằm vào Trung Quốc, xuất phát từ Trung Quốc? Ví dụ dịch bệnh SARS vào đầu năm 2003 và dịch virus Vũ Hán vào đầu năm 2020 cũng bắt đầu bùng phát từ Trung Quốc (chi tiết xem bài "Tại sao ba lần đại dịch tới đều hướng vào ĐCSTQ?"). ĐCSQT với học thuyết đấu tranh, "đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với người", và "chính quyền sinh ra từ nòng súng", nên trong suốt hơn 70 thống trị Trung Quốc đã liên tiếp tiến hành các cuộc vận động trấn áp người dân. "Cải cách ruộng đất", "Đại nhảy vọt", "trấn áp phản động", "Cách mạng Văn hóa"... đã giết chết hàng chục triệu người dân vô tội.

ĐCSTQ đã phá hủy di sản văn hóa thiêng liêng của nền văn minh Trung Quốc đã được truyền qua hơn 5.000 năm. (Epoch Times)
ĐCSTQ đã phá hủy di sản văn hóa thiêng liêng của nền văn minh Trung Quốc đã được truyền qua hơn 5.000 năm. (Epoch Times)

Từ khi cải cách mở cửa, ĐCSTQ lại dùng các thủ đoạn tuyên truyền lừa dối thế giới như "chung sống hòa bình", "trỗi dậy hòa bình", "hợp tác hai bên cùng có lợi", "16 chữ vàng"... nhưng đó chỉ là chiếc mặt nạ "ngụy thiện" tô điểm che dấu bộ mặt ác quỷ - bản lai chân diện mục của ĐCSTQ.

  • Năm 1989, ĐCSTQ cho xe tăng nghiến nát sinh mệnh hàng nghìn sinh viên tay không tấc sắt trên quảng trường Thiên An Môn (theo tình báo Mỹ và Anh là khoảng 10.000-11.000 nghìn người tử vong).
  • Năm 1999 ĐCSTQ tiến hành đàn áp những người tập Pháp Luân Công, tra tấn, bỏ tù, mổ cướp buôn bán nội tạng, và cuộc đàn áp vô nhân tính đó vẫn còn kéo dài đến ngày nay.
  • Năm 2008 ĐCSTQ đàn áp người theo Phật giáo Tây Tạng, năm 2009 ĐCSTQ đàn áp người Hồi giáo Tân Cương.
  • Năm 2019 ĐCSTQ đàn áp người biểu tình Hong Kong.

Với tội ác tày trời, phản nhân loại, chưa từng có trong lịch sử của ĐCSTQ thì dịch bệnh đến là để tiêu diệt nó và những tổ chức, cá nhân ủng hộ nó, thân cận nó, tiếp thu tư tưởng "Giả - Ác - Đấu" của nó, cũng giống như dịch bệnh đã khiến đế chế La Mã sụp đổ trong quá khứ.

Đọc chân ngôn giúp vượt kiếp nạn
Cuộc đàn áp Pháp Luân Công do ĐCSTQ và cựu lãnh đạo đảng Giang Trạch Dân phát động, đã kéo dài hơn 20 năm.

Rất nhiều quốc gia dân chủ phương Tây, và các quốc gia khác trên toàn thế giới đã nhắm mắt làm ngơ, nhìn mà không thấy những tội ác phản nhân loại của ĐCSTQ, vẫn giữ quan hệ chặt chẽ với ĐCSTQ vì lợi ích kinh tế, thương mại và chính trị. Thế nên, những nước đó (các nước phát triển phương Tây, và cả các nước 'đồng minh' với ĐCSTQ) đều bị dịch bệnh virus Vũ Hán nặng nề.

Nhưng những nước, vùng đất mà người dân mạnh mẽ đứng lên chống lại ĐCSTQ, thì dịch bệnh đều khá nhẹ, cụ thể như Đài Loan, Hong Kong và Việt Nam, năm 2020 được coi là những điển hình 'chống dịch', mặc dù đều là những nơi tiếp giáp gần Trung Quốc và không đóng biên giới hoặc đóng muộn. Thế nên, những quốc gia, vùng đất, tổ chức, cá nhân nào thân cận với ĐCSTQ, tiếp thu tư tưởng và tuyên truyền của nó đều là đối tượng nguy hiểm cao trong đại dịch lần này (Tham khảo bài "Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán từ góc nhìn Ngũ hành và Ngũ đức").

Ví dụ mới nhất là Ấn Độ, vốn là nước có quan hệ kinh tế sâu rộng với ĐCSTQ. Năm 2019 Ấn Độ nhập khẩu gần 75 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, và xuất khẩu gần 18 tỷ USD vào Trung Quốc. Tuy nhiên từ sau vụ đụng độ biên giới Ấn - Trung tháng 6 năm 2020, trong các tháng 6, 7, 8, chính quyền và người dân Ấn Độ liên tiếp có các hành động chống lại ĐCSTQ như tăng thuế, tẩy chay đối với hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc, cấm các ứng dụng điện thọai của Trung Quốc, không khí tẩy chay hàng Trung Quốc lan rộng khắp Ấn Độ. Và điều kỳ diệu đã xảy ra, từ tháng 9 năm 2020 số ca nhiễm bệnh virus Vũ Hán của Ấn Độ đã liên tục giảm xuống nhanh chóng. Cho đến thời điểm này số ca nhiễm bệnh dịch của Ấn Độ đã giảm 90%, khiến các chuyên gia cũng bất ngờ không thể nào hiểu nổi, vì tỷ lệ giảm này đồng đều trên khắp các địa toàn quốc Ấn Độ, cho dù các nơi có điều kiện kinh tế, y tế và các biện pháp phòng chống dịch khác nhau, nghiêm ngặt và lơi lỏng khác nhau, thì đều có chung kết quả giảm 90%, mặc dù số ca nhiễm bệnh của Ấn Độ khoảng 1/5 dân số, còn xa mới đạt đến mức nhiễm dịch cộng đồng là 70%.

Khoa học ngày nay rất phát triển, nhiều loại thuốc và phương pháp điều trị bệnh tật mới được phát mình, nhưng trước đại dịch virus Vũ Hán thì khoa học nhân loại đã bộc lộ nhiều bất cập, dường như vẫn 'bó tay' và chưa hiểu rõ được cơ chế lây truyền bệnh của loại virus chết người này. Những trí tuệ và bài học lịch sử cổ xưa có thể là gợi ý tốt để nhân loại vượt qua dịch bệnh, chính Albert Einstein nói một câu nổi tiếng rằng: “Khi một nhà khoa học cố gắng leo lên đến đỉnh cao, mới phát hiện ra nhà Thần học đã ngồi ở đó từ lâu rồi…”. Như vậy có rất nhiều vấn đề khoa học chưa phát triển đến, chưa nhận thức, tìm tòi được, nhưng đã được các nhà Thần học, người tu hành các tôn giáo, tín ngưỡng lại biết từ lâu rồi. Ví như, nước Mỹ hiện nay là nơi dịch bệnh hoành hành với số người nhiễm và tử vong đều đứng đầu thế giới, tuy nhiên có nhiều người niệm Chân ngôn thì lại rất nhanh chóng phục hồi hoàn toàn sức khỏe (chi tiết xem bài "Tôi đã bình an vượt qua COVID-19 nhờ 9 chữ này", và video "Bí mật sóng vô tuyến của DNA").

Trung Hòa



BÀI CHỌN LỌC

Khi cách ly phong tỏa không đạt hiệu quả thì còn những biện pháp nào?