Khảo cổ phát hiện tàu cổ thời Tần: Nhà Tần đóng tàu lớn vượt biển tác chiến?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Điều này cho thấy hơn 2000 năm trước, kỹ thuật và năng lực đóng tàu của nhà Tần đều đã ở trình độ rất cao. Tần Thủy Hoàng đóng những con tàu lớn này phải chăng dùng cho các hoạt động tác chiến đổ bộ đường biển?

Các nhà khảo cổ đã khai quật được một di chỉ đóng tàu vào thời nhà Tần, được xây dựng vào thời Tần Thủy Hoàng thống nhất Lĩnh Nam. Quy mô của xưởng đóng tàu này rất lớn, việc lựa chọn gỗ đóng tàu và hình thức kết cấu tàu đều cho thấy, tàu gỗ có chiều rộng 8 mét, dài 30 mét, tải trọng 50, 60 tấn. Điều này cho thấy hơn 2000 năm trước, kỹ thuật và năng lực đóng tàu của nhà Tần đều đã ở trình độ rất cao. Tần Thủy Hoàng đóng những con tàu lớn này phải chăng dùng cho các hoạt động tác chiến đổ bộ đường biển?

Cấu trúc con tàu cổ sử dụng nguồn gió tự nhiên với những cánh buồm.

Trung Quốc cổ đại có lịch sử đóng tàu lâu đời. Các nhà khảo cổ đã khai quật được một chiếc thuyền gỗ để vận chuyển đường thủy tại di chỉ Khoa Hồ Kiều ở Chiết Giang. Theo các phép đo carbon-14, chiếc thuyền gỗ nhỏ này ít nhất là 7.500 năm tuổi.

Đến thời nhà Thương, “Kinh Thi - Thương tụng" có bài thơ “Trường phát” (Tóc dài) ca ngợi tổ tiên của người Ân, ghi lại rằng: "Tương Thổ liệt liệt, hải ngoại hữu tiệt" (Tương Thổ oai phong lẫm liệt, các nước lân bang đều quy phục). Rõ ràng, điều này cho thấy nhà Thương đã có kinh nghiệm chinh chiến trên khắp các vùng biển và chinh phục các lãnh thổ hải ngoại. Một số học giả chỉ ra rằng những người ở thời nhà Thương đã biết cách sử dụng nguồn gió tự nhiên và những cánh buồm.

Vào thời Xuân Thu và Chiến Quốc, việc đóng và sử dụng tàu trở nên hoành tráng hơn, tiêu biểu nhất là trận chiến giữa Ngô Sở vào năm 525 TCN. Trong trận chiến Trường Ngạn giữa hai nước Ngô - Sở, Quân Ngô có Ngô Vương ngồi chiến hạm, là loại lâu thuyền lớn có tên là Dư hoàng, làm chiến hạm chỉ huy tác chiến. Ngoài ra, sau khi Ngũ Tử Tư chạy đến nước Ngô gặp Ngô Vương Hạp Lư, ông ta nói rằng: “Lâu thuyền làm xe có mui chở lục quân”, điều này hiển nhiên cho thấy rằng hai nước Ngô và Sở đều có lực lượng thủy quân. "Lâu thuyền" mà Ngũ Tử Tư nói đến là một con tàu lớn thời cổ đại, và sức chở của nó vượt quá sức tưởng tượng của ngày nay.

Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, việc buôn bán với nước ngoài bắt đầu phát triển, các nước ven biển phía Đông Nam nói chung đều lập các “Thuyền doanh” để chuyên đóng tàu. Thương thuyền và chiến thuyền bắt đầu được phân biệt vào thời Tần và Hán, đã thiết lập vị trí các "tướng lâu thuyền" (giống như tướng hải quân hiện nay).

Theo “Sử ký - Bình chuẩn thư" ghi lại: "(Hán Vũ Đế) xây dựng hồ Côn Minh, các cung điện xâu xung quanh. Chế tạo lâu thuyền thuyền cao hơn 10 trượng (tức trên 27m), cờ xí cắm ở trên, trông rất hoàng tráng".

Lâu thuyền
Lâu thuyền (phục chế) (Phạm vi sử dụng cộng đồng)

Sách "Thích danh" do Lưu Hi viết vào thời Đông Hán, có ghi chép rằng, lầu được chia thành ba tầng gọi là "Lư", "Phi lư" và "Tước thất", trong đó "Tước thất" là đài chỉ huy quan sát. Hán Vũ Đế chuẩn bị chinh phục Nam Việt (quốc gia của Triệu Đà) nên đã đóng những lâu thuyền lớn có ba tầng trên boong, cao 10 trượng (27,6 mét) và có thể chở khoảng 1.000 người.

Sức chở của con tàu cổ đại vượt ngoài sức tưởng tượng

Từ thời Hoàng đế Tần Thủy Hoàng đến thời Hán Vũ Đế chinh phạt Nam Việt, trong khoảng thời gian 100 năm, công nghệ đóng tàu đã phát triển mạnh, từ đó có thể phán đoán tình hình đóng tàu của nhà Tần. Nhà Tần đã chế tạo được những con tàu 60 tấn tàu tại thời điểm đó là hoàn toàn có thể.

Theo “Hậu Hán thư” ghi chép, Công Tôn Thuật chiếm cứ Hán Trung, và từng đóng tàu lớn mười tầng lầu đỏ lan can lụa, đặt tên là Trường An, có thể chở 3.000 binh sĩ. Tính ra một người là 50 kilôgam có thể chứa được con tàu lớn 3.000 người, sau hơn 400 năm phát triển, khi đó đã đóng được con tàu có tải trọng 150 tấn. Khả năng chuyên chở của những con tàu cổ quả là ngoài sức tưởng tượng.

Quan trọng hơn, năm 1975, ngôi mộ của Nam Việt Vương (lăng mộ của Triệu Mạt, tức Triệu Văn Đế (Văn Vương), cháu trai của Triệu Đà, vị vua thứ hai của Vương quốc Nam Việt) được tìm thấy ở khu vực đường Trung Sơn 4 ở trung tâm thành phố Quảng Châu. Các nhà khảo cổ còn phát hiện ra 2 loại di tích văn hóa:

Một là trong lăng mộ của Nam Việt Vương có 5 chiếc ngà voi nguyên bản đã được khai quật và xếp cạnh nhau. Ngà voi lớn nhất dài 126cm và toàn bộ đống ngà voi rộng 57cm. Các học giả đã xác nhận rằng những chiếc ngà voi này có nguồn gốc từ Châu Phi.

Thứ hai, ngoài ngà voi châu Phi đáng kinh ngạc ra còn một số hiện vật Trung Á, chẳng hạn như hộp bạc từ Ba Tư đã được khai quật. Ngoài những chiếc hộp bằng bạc, các chuyên gia khảo cổ còn phát hiện ra những chiếc hộp sơn mài kỳ lạ, những chiếc lò xông và những mảnh thủy tinh màu xanh đậm.

Triệu văn vương
Thi thể Triệu Văn Đế được quấn bởi lụa đỏ và nằm trong quan tài ngọc . Triệu Văn Vương - Triệu Mạt. Nguồn wiki - CC BY-SA 2.5

Những phát hiện này được cho là những hoạt động thương mại hàng hải nước từ hơn 2000 năm trước đã rất phát triển. Có lẽ họ đã đi thuyền đến châu Phi để đổi lấy ngà voi châu Phi, hoặc có thể nó đi đến Ba Tư để đổi lấy ngà voi châu Phi, và những chiếc hộp bạc Ba Tư, v.v ... Nếu thực sự có thể đi xa như vậy, thì họ đã sản xuất được tàu 60 tấn, cũng rất hợp lý.

Trên thực tế, từ những phát hiện khảo cổ học, ngay từ thời Xuân Thu Chiến Quốc (hoặc thậm chí sớm hơn), thương mại hàng hải ở Đông Nam Á đã cực kỳ phát triển, và Con đường Tơ lụa trên biển đang dần hình thành, công nghệ đóng tàu đã được cải thiện.

Tần Thủy Hoàng chế tạo những con tàu lớn này làm gì?

Theo ghi chép lịch sử, trong thời kỳ Tần Thủy Hoàng bình định Lĩnh Nam, quân Tần ở Phiên Ngung (nay là Quảng Châu) đã đóng một số lượng lớn chiến thuyền để bình định Âu Việt (tức Ôn Châu, Thái Châu, và Lệ Thủy ngày nay). Điều này thật đáng kinh ngạc, ngay từ 2.000 năm trước Tần Thủy Hoàng đã thực hiện các chiến dịch đổ bộ đường biển.

Tóm lại, mặc dù khó có thể khẳng định 100% tải trọng tối đa của tàu nhà Tần nhưng dựa trên các ghi chép lịch sử và các phát hiện khảo cổ học, việc đóng một con tàu có tải trọng hơn 60 tấn vào thời điểm đó là rất đáng tin cậy.

Trung Hòa
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Khảo cổ phát hiện tàu cổ thời Tần: Nhà Tần đóng tàu lớn vượt biển tác chiến?