Khải thị bệnh dịch thời cổ đại: những người nào không bị nhiễm bệnh [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dịch bệnh hoành hành, tấn công con người, nguồn lực y tế bị sụp đổ, các nhà hỏa táng liên tục thiêu thi thể… Vậy rốt cuộc điều gì đã gây ra bệnh dịch? Tại sao nó chỉ xảy ra ở nơi này mà không phải ở nơi kia? Liệu phía sau đó có nguyên nhân gì khiến chúng ta cần suy nghĩ sâu thêm?

Làm thế nào để thoát khỏi bệnh dịch?

Gần đây, rõ ràng là tình hình dịch bệnh toàn cầu đã lại biến đổi, và thậm chí là đáng sợ hơn, đặc biệt ở Ấn Độ. Tại quốc gia này, vào ngày 19 tháng 5 năm 2021, số người chết trong một ngày vượt quá 4.500. Ấn Độ là quốc gia có số người chết trong một ngày cao nhất thế giới kể từ đại dịch. Và điều đáng buồn nhất là trong danh sách tử vong này có nhiều người là các bác sĩ tuyến đầu... Tại Đài Loan, nơi có thành tích chống dịch tốt nhất, cũng có tình trạng dịch tăng đột biến trong mấy ngày qua. Số trường hợp được xác nhận nhiễm dịch vượt quá 100 trong vài ngày liên tiếp.

Trước tình hình đó, nhiều người ký thác hết thảy hy vọng vào vaccine, hy vọng tiêm vaccine có thể giúp bản thân miễn nhiễm với virus, nhưng liệu chỉ dựa vào mình vaccine có thực sự chấm dứt được bệnh dịch này?

Trước hết, chúng ta hãy thử xem xét từ một góc độ khác.

Anand, một thần đồng 14 tuổi người Ấn Độ, người đã nổi tiếng vì dự đoán chính xác trận dịch virus viêm phổi Vũ Hán vào năm 2020, có quan điểm khác về vấn đề này. Cậu tin rằng vaccine sẽ không giải quyết được vấn đề mà có thể làm nảy sinh thêm nhiều vấn đề mới. Khi con người phụ thuộc quá nhiều vào các phương pháp phi tự nhiên như thuốc và vaccine để điều trị, sẽ khiến dịch bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Và không có bằng chứng khoa học nào cho thấy vaccine có hiệu quả chống lại các chủng virus đột biến.

Anand cho rằng sự xuất hiện của bệnh dịch là do biến hóa thiên tượng, và là nghiệp chung của nhân loại. Điều này đòi hỏi con người cần phải thức tỉnh từ trong tâm để vượt qua. Một trong những giải pháp mà cậu đề xuất là khôi phục tín ngưỡng vào Thần.

Biện pháp “cách ly phòng dịch” có hiệu quả?

Người xưa cho rằng, bệnh dịch là do ông Trời an bài, trong đại dịch người sống, người chết thảy đều đã có định số. Trong sách cổ Trung Quốc có rất nhiều ghi chép về điều này. Trong Cơ đốc giáo phương Tây cho rằng bệnh dịch là sự trừng phạt của Chúa giáng xuống, “Chúa là nguyên nhân đầu tiên của bệnh dịch”. Nếu đúng như vậy, liệu việc con người thực thi các biện pháp cách ly trên bề mặt có thể thực sự ngăn chặn được bệnh dịch?

Chúng ta hãy nói về ý nghĩa của cách ly, một biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh phổ biến được thực thi rộng rãi trên thế giới. Từ kiểm dịch trong tiếng Anh (quarantine) có nguồn gốc xuất phát từ “quarantino” của tiếng Ý.

Người dân chôn cất nạn nhân của đại dịch Cái chết đen. (Ảnh: Tranh của Pierart dou Tielt/Wikipedia)

Vào thế kỷ 14, khi bệnh ‘cái chết đen’ tấn công thành phố Venezia và Pisa ở Ý, thành phố Florence đã áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt, bao gồm cả việc công bố rộng rãi các “quy định vệ sinh”, cấm thuyền viên từ các tàu có dịch bệnh lên bờ, buộc các thuyền viên phải cách ly 40 ngày trên tàu, gọi là ‘quarantino’ (40). Việc ‘quarantino’ này được coi là chế độ cách ly hoàn thiện và sớm nhất ở Châu Âu.

Tuy nhiên, hiệu quả của nó như thế nào? Thành phố Florence vẫn không thoát khỏi thảm họa, 80% người dân ở thành phố này đã bị ‘cái chết đen’ cướp đi tính mạng, khiến nơi đây trở thành thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở Ý. Thật đáng tiếc, cách ly đã không cho thấy kết quả thực sự kể từ khi nó ra đời.

Đại dịch bùng phát ở London vào năm 1664. Vào thời điểm đó, thành phố London đã thực hiện các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt và trang bị tất cả các khía cạnh phòng chống dịch bệnh từ cảnh sát, nhân viên trị an, người tìm kiếm tử thi, nhân viên khám nghiệm tử thi, trạm gác, người chăm sóc, v.v.. Chính phủ có quyền cô lập toàn bộ khu vực dịch và cấm ra vào; những người bị nhiễm hoặc nghi ngờ bị nhiễm sẽ được cảnh sát đưa đến trại cách ly, những công dân không hợp tác sẽ bị cưỡng chế chấp hành; để ngăn chặn công dân bỏ trốn, chính phủ cử nhân viên đặc biệt theo dõi và trừng trị nghiêm khắc. Việc kiểm soát dân số từ nước ngoài vào cũng được tăng cường hơn nữa.

Vào thời điểm đó, bệnh dịch cũng đã lây lan sang Pháp và các nước khác. So với các nước khác trong cùng thời kỳ, việc phòng chống dịch bệnh của Anh là toàn diện nhất: nhưng liệu nó có ngăn chặn được sự lây lan của bệnh dịch một cách hiệu quả không? Sau đó, kết quả được chứng minh là vô cùng hạn chế.

Theo ghi chép, số người chết mỗi tuần vì bệnh dịch vào thời điểm đó là khoảng 1.000 người, sau đó, số người chết mỗi tuần tiếp tục tăng lên, thời kỳ cao điểm có tới 7.000 người chết mỗi tuần. Trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10, hơn 70.000 xác chết đã được chôn cất ở London.

Bệnh dịch hầu như biến mất cùng lúc

Vào tháng 9 năm 1666, bệnh dịch đã biến mất ngay sau một trận hỏa hoạn ở thành phố London. Người ta nói rằng ngọn lửa đã thiêu rụi những ngôi nhà vệ sinh kém và là nguồn gốc của bệnh dịch - chuột và bọ chét - và làm cho bệnh dịch biến mất.

Nhưng thống kê dịch tễ học cho thấy ở tất cả các thành phố ở châu Âu, bệnh dịch đã biến mất một cách bí ẩn gần như cùng một lúc. Trận dịch lớn này đã khiến London tổn thất 1/5 dân số, số người chết vượt 100.000.

Một số người không bị bệnh dịch xâm nhiễm

Sau khi trận đại dịch bùng phát ở La Mã cổ đại, nhiều người thấy rằng những tín đồ Cơ Đốc không bị nhiễm bệnh, vì vậy mọi người bắt đầu suy ngẫm và lắng nghe những lời dạy của những các tín đồ Cơ Đốc, bắt đầu cầu nguyện với Chúa. Kết quả là rất nhiều người trong số những người dân này đều xuất hiện kỳ tích khỏi bệnh.

Năm 1633, cái chết đen càn quét châu Âu cũng tàn phá ngôi làng Opal Amegau ở Bavaria, Đức, khiến ít nhất cứ hai gia đình sẽ có ít nhất một người thiệt mạng. Người dân địa phương vô cùng hoảng sợ. Trong lúc tuyệt vọng, dân làng nghĩ đến Chúa, vì vậy họ bắt đầu cầu nguyện với Chúa và thề với Chúa rằng nếu sống sót qua cái chết đen, họ sẽ báo đáp và bày tỏ sự biết ơn dưới hình thức diễn vũ kịch.

Khi Cái Chết Đen hoành hành tại Venice và Pisa ở Ý.
Khi Cái Chết Đen hoành hành tại Venice và Pisa ở Ý. (Miền công cộng)

Thật kinh ngạc, từ thời khắc dân làng phát thệ, cái chết đen không lấy đi mạng sống một ai nữa. Vào năm thứ hai, dân làng bắt đầu thực hiện lời hứa của mình, lần đầu tiên đã diễn vở “Jesus chịu nạn” và duy trì truyền thống này cho đến ngày nay.

Một tu sĩ trong thời gian bùng phát cái chết đen ở châu Âu, Martin Luther, nói rằng: “Thượng Đế đã giáng dịch bệnh xuống như một sự trừng phạt và thử thách đối với các tín đồ Cơ đốc. Thượng Đế muốn xem các tín đồ cơ Đốc với tín tâm vào Thượng Đế, với lòng nhân ái sẽ đối đãi thế nào với hàng xóm.”

Mặc dù lúc đó rất nhiều người xung quanh đã chết vì bệnh dịch, nhưng Luther đã chọn ở lại vùng dịch và tiếp tục phục vụ người bệnh và người sắp chết. Ông mở cửa nhà riêng của mình, cùng người vợ đang mang thai là Catherine, tiếp nhận những bệnh nhân. Luther tin rằng Đức Chúa Trời sẽ ban cho những tín đồ Cơ đốc chăm sóc người nhiễm dịch một khả năng miễn nhiễm Thần thánh nhất định. “Kinh nghiệm cho thấy rằng những người chăm sóc người bệnh bằng tình yêu thương, sự tận tụy và chân thành thường được bảo vệ. Mặc dù họ bị nhiễm bệnh, vẫn không bị chết.”

Luther cũng nói: “Vì lòng tham lam, hoặc kỳ vọng được thừa kế, hoặc chăm sóc bệnh nhân vì cho rằng làm thế có thể đạt được lợi ích của người khác, bạn không nên ngạc nhiên nếu cuối cùng bạn bị nhiễm bệnh, biến dạng hoặc thậm chí chết.” Cuối cùng cả nhà ông không bị nhiễm bệnh, mặc dù con gái út của ông chết ngay sau khi sinh không lâu, nhưng điều đó không làm thay đổi niềm tin của Luther vào Chúa.

Câu chuyện về sự biến mất chỉ sau một đêm của kinh thành tửu sắc, ngập tràn tội ác của Pompeii khiến người nghe không khỏi bàng hoàng, sửng sốt. Nhưng đáng sợ hơn, thế giới mà chúng ta đang sống dường như là tấm gương phản chiếu của Pompeii ngày nào... (Wikipedia)
Câu chuyện về sự biến mất chỉ sau một đêm của kinh thành tửu sắc, ngập tràn tội ác của Pompeii khiến người nghe không khỏi bàng hoàng, sửng sốt. Nhưng đáng sợ hơn, thế giới mà chúng ta đang sống dường như là tấm gương phản chiếu của Pompeii ngày nào... (Wikipedia)

Nhìn vào những điểm tương đồng giữa bệnh dịch thời cổ đại và hiện đại, có thể thấy rằng khi con người đối mặt với bệnh dịch quy mô lớn, nếu chỉ áp dụng các biện pháp cách ly hời hợt hoặc phương pháp y tế thì không thể chữa khỏi tận gốc. Liệu chúng ta còn nhớ bài học từ câu chuyện thành phố Pompeii bị diệt vong? Lịch sử như một tấm gương, có lẽ ở thời đại dịch bệnh hoành hành, con người chỉ có thể tránh được tai họa nếu thực sự trông chờ vào Thần, tự suy xét lại bản thân và tìm ra căn nguyên.

Minh An
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Khải thị bệnh dịch thời cổ đại: những người nào không bị nhiễm bệnh [Radio]