Hy Lạp cổ đại mang đến cho chúng ta “Một thế giới của cảm xúc”

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà văn cổ đại “đã hiểu rằng cảm xúc nhất thiết phải liên quan đến đánh giá và niềm tin... Nói một cách dễ hiểu, cảm xúc là hết sức lý trí”, David Konstan, giáo sư về cổ điển tại Đại học New York, đã viết trong catalog của triển lãm. “Để tức giận, bạn cần đưa ra đánh giá về động cơ của người khác; nếu bạn thay đổi quan điểm của mình, thì cảm xúc cũng sẽ thay đổi. Cảm xúc đòi hỏi tư duy, và tư duy rất nhân văn. Các nhà văn cổ đại hiểu rất rõ điều này.”

“Hãy nghĩ về cha ngài”. Những lời này đã khiến người hùng chiến tranh Hy Lạp, Achilles, rơi nước mắt khi vị vua của thành Troy, Priam, yêu cầu giao lại những mảnh xác của con trai mình để chôn cất. Achilles đã trói thi thể Hector, con trai Priam, sau cỗ xe của mình và kéo lê quanh các bức tường thành Troy trong cơn thịnh nộ về cái chết của một người bạn thân. Priam đã triệu hồi binh lính quỳ gối trước Achilles, ông hôn tay kẻ thù và đưa ra thỉnh cầu của mình.

Khi nghe những lời của Priam, Achilles thấy viễn cảnh một ngày người cha già của mình cũng có thể khóc thương cho cái chết của con trai. Nhận ra điều này, sự tức giận của anh biến thành đau buồn. Vua thành Troy và người hùng bất phá Hy Lạp cùng khóc, lòng nhân đạo đã kết nối họ với nhau.

Người Hy Lạp cổ đại thường biểu đạt những cảm xúc mãnh liệt, như Homer đã minh chứng trong những vần thơ “Iliad” (khoảng năm 700 TCN), một trong những bài thơ cổ nhất hiện có trong văn học phương Tây.

Ngay từ đầu, Trường ca Iliad kề về cơn thịnh nộ của Achilles và hậu quả của nó. “Đây không phải là những icon cảm xúc mà bạn có trên iPhone”, Michael Djordjevitch nói. Ông là một nhà nghiên cứu kiến trúc thâm niên và là thành viên của Trường Nghiên cứu Cổ điển Hoa Kỳ tại Athens, hiện đang giảng dạy lịch sử nghệ thuật và kiến ​​trúc tại Grand Central Atelier và làm việc cho xưởng thiết kế Atelier & Co. ở New York.

“Ồ, đây là một bộ sưu tập tuyệt vời,” ông nói, nhìn quanh triển lãm và tự ngắt lời mình.

Achilles giết Penthesilea. Cốc bằng gốm, red-figure (phong cách hình nét đỏ trên nền đen của Hy Lạp), khoảng năm 470-460 TCN, từ Vulci. Staatliche Antikensammlungen và Glyptothek Munich.
Achilles giết Penthesilea. Cốc bằng gốm, red-figure (phong cách hình nét đỏ trên nền đen của Hy Lạp), khoảng năm 470-460 TCN, từ Vulci. Staatliche Antikensammlungen và Glyptothek Munich. (Phục hồi: Kühling)

Yêu, ghét, vui, buồn, sợ hãi, tiếc thương, tự tin, ghen tức và hy vọng là một số cảm xúc được thể hiện trong các tác phẩm được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa New York (OCCNY) “Một thế giới của cảm xúc: Hy Lạp cổ đại, từ năm 700 TCN đến năm 200 SCN”.

Chúng ta không thực sự biết người Hy Lạp cổ đại cảm thấy gì, nhưng thông qua văn học, triết học và các cổ vật, chúng ta thấy được họ biểu đạt cảm xúc như thế nào. Mỗi trong số hơn 130 tác phẩm được trưng bày (từ các bảo tàng hàng đầu gồm Bảo tàng Acropolis, Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia Athens, Bảo tàng Louvre, Bảo tàng Vatican, Bảo tàng Anh và Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan) đã kể nên một câu chuyện giúp chúng ta hiểu theo cách riêng tự mình.

Đó là hy vọng của các học giả đã tổ chức triển lãm - Angelos Chaniotis, giáo sư lịch sử cổ đại và cổ điển tại Viện Nghiên cứu Cao cấp ở Princeton, New Jersey; Ioannis Mylopoulos, phó giáo sư nghệ thuật Hy Lạp cổ đại tại Đại học Columbia; và Nikolaos Kaltsas, giám đốc danh dự của Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia ở Athens. Một hy vọng dễ dàng có được. Văn hóa Hy Lạp cổ đại với nghệ thuật, văn học và triết học, từ lâu đã minh chứng cho những giá trị phổ quát vượt thời gian, dân tộc và địa lí.

Tượng một kouros (tượng nam khỏa thân của Hy Lạp cổ đại). Đá cẩm thạch, khoảng năm 500 TCN, từ khu bảo tồn Apollo tại Ptoos. Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia, Athens; Bộ Văn hóa và Thể thao Hellenic - Quỹ Khảo cổ học. (Kostas Xenikakis)
Tượng một kouros (tượng nam khỏa thân của Hy Lạp cổ đại). Đá cẩm thạch, khoảng năm 500 TCN, từ khu bảo tồn Apollo tại Ptoos. Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia, Athens; Bộ Văn hóa và Thể thao Hellenic - Quỹ Khảo cổ học. (Kostas Xenikakis)

Các nhà văn cổ đại “đã hiểu rằng cảm xúc nhất thiết phải liên quan đến đánh giá và niềm tin... Nói một cách dễ hiểu, cảm xúc là hết sức lý trí”, David Konstan, giáo sư về cổ điển tại Đại học New York, đã viết trong catalog của triển lãm. “Để tức giận, bạn cần đưa ra đánh giá về động cơ của người khác; nếu bạn thay đổi quan điểm của mình, thì cảm xúc cũng sẽ thay đổi. Cảm xúc đòi hỏi tư duy, và tư duy rất nhân văn. Các nhà văn cổ đại hiểu rất rõ điều này.”

Vua Priam có thể thuyết phục Achilles bằng cách yêu cầu anh ta suy nghĩ. Qua nhận thức, cơn thịnh nộ đã biến thành đau buồn. Điều này cũng đúng với những cảm xúc tích cực. “Tình yêu của chúng ta dành cho bạn bè dựa trên sự trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của họ, nó có thể bao gồm những lợi ích thiết thực và việc đem lại niềm vui cho nhau, nhưng trên hết chính là đức tính của họ,” ông viết. Quyết định của chúng ta để yêu ai đó dựa trên các giá trị đạo đức và đánh giá; Nó không chỉ là vấn đề “hóa học”.

Người Hy Lạp cổ đại đã phát triển một số học thuyết khởi thủy về cảm xúc. Họ hiểu rằng cảm xúc là sức mạnh và như là thần linh. Trong một đền thờ gồm hơn 30 vị thần, ví dụ Ares là vị thần của chiến tranh và bạo lực, trong khi Aphrodite là nữ thần của tình yêu và sắc đẹp. Mỗi vị thần và nữ thần có liên quan đến phẩm chất và cảm xúc của riêng họ.

“Người Hy Lạp cổ đại đặc biệt quan tâm đến những cảm xúc mãnh liệt liên quan đến chiến tranh, những xung đột với quy mô lớn của nhân loại với những trải nghiệm dữ dội tột đỉnh”, theo Djordjevitch. “Toàn bộ vở kịch cổ đại có xu hướng kể về những gì xảy ra khi bạn vượt qua ngưỡng đó, chẳng hạn như sự báo thù, và đưa bạn đến một cảnh giới nguy hiểm”.

“Thế giới của cảm xúc: Hy Lạp cổ đại 700 TCN - 200 SCN.,” triển lãm tại Trung tâm văn hóa Onassis New York
“Thế giới của cảm xúc: Hy Lạp cổ đại 700 TCN - 200 SCN.,” triển lãm tại Trung tâm văn hóa Onassis New York

Chẳng hạn trong “Oresteia,” bộ ba bi kịch Hy Lạp, “Clytemnestra rõ là đáng bị xử tử vì tội giết chồng, nhưng ngặt nỗi chính những đứa con của bà đã giết bà. Văn hóa Hy Lạp tập trung rất nhiều vào những nghịch cảnh này. Đó là lý do tại sao nó rất hấp dẫn đối với chúng ta, bởi vì nó đại diện cho một tình huống mà con người gặp phải trong những khoảnh khắc phi nhân tính”.

Ông cho rằng: “Vở kịch cường điệu những điều bình thường để để bộc lộ những nhân tố thúc đẩy nằm ẩn sâu bên trong và cấu thành nên cuộc sống của mỗi người. Là một xã hội văn minh, tất cả những cảm xúc đạt ngưỡng này phải được kiểm soát, nhưng chúng vẫn có thật, vì vậy bạn không thể giả vờ rằng chúng không có ở đó”.

Người Hy Lạp cổ đại đã xây dựng những ngôi đền không chỉ là không gian phục vụ cho nghi lễ và thờ cúng, mà còn để nhìn nhận và suy nghĩ về cảm xúc.

Tấm bia tang. Đá cẩm thạch, đầu thế kỷ thứ ba TCN, từ Nghĩa trang của Thera cổ đại. Bảo tàng khảo cổ Thera. Bộ Văn hóa và Thể thao Hellenic- Quỹ Khảo cổ học. (Kostas Xenikakis)
Tấm bia tang. Đá cẩm thạch, đầu thế kỷ thứ ba TCN, từ Nghĩa trang của Thera cổ đại. Bảo tàng khảo cổ Thera. Bộ Văn hóa và Thể thao Hellenic- Quỹ Khảo cổ học. (Kostas Xenikakis)

Khi chúng ta thấy những cảnh đẫm máu được mô tả trong đồ gốm Hy Lạp cổ đại - chẳng hạn một người vợ ghen tuông giết chết hai đứa con trai của mình, trong huyền thoại về Medea - và những cảnh cắt xén, hãm hiếp, kề cận sinh tử, hoặc sự nổi loạn, chúng ta có thể cho rằng người Hy Lạp cổ đại nói chung là rất nhiều bạo lực. Tuy nhiên trong cuộc sống hàng ngày, họ có thể tương tác với nhau yên bình hơn nhiều, bởi vì họ đã tạo ra không gian và thời gian để có thể chiêm ngưỡng cảm xúc của họ thông qua việc xem những vở hài kịch, châm biếm hoặc bi kịch hoặc qua việc thờ phượng trong các đền thờ.

Người Hy Lạp cổ đại đã phát triển một số học thuyết khởi thủy về cảm xúc. Nhà triết học Aristotle đã xem xét rất nhiều loại cảm xúc, sắp xếp chúng thành từng cặp, trong chuyên luận của ông về nghệ thuật hùng biện. Định nghĩa nổi tiếng về bi kịch của ông giải thích hiệu quả chữa bệnh của việc xem các vở kịch bi thảm.

“Achilles chỉ hiện diện trước chúng ta thật sự là một con người khi Priam nhắc nhở rằng anh cũng có một người cha sẽ đau buồn vì anh. Đó là khoảnh khắc cao trào của ‘Iliad,’ khi người nghe đang khóc. Các chiến binh Achilles tối hậu, mưu mô, khát máu đột nhiên được nhân hóa. Đó là một minh chứng tuyệt vời cho chiều sâu và bề rộng tâm linh, và sự trưởng thành về cảm xúc của một nền văn hóa”.

Đầu của Pent Pentilea. Đá cẩm thạch, bản sao La Mã của một bản gốc Hy Lạp.
Đầu của Pent Pentilea. Đá cẩm thạch, bản sao La Mã của một bản gốc Hy Lạp.

Cái chết của Penthesilea: với hai cái đầu bằng đá cẩm thạch của Achilles và Penthesilea cho thấy một loạt các cảm xúc mãnh liệt. Vô tình giết chết em gái mình khi đi săn, nữ hoàng chiến binh xinh đẹp Amazon, Penthesilea cảm thấy đau buồn đến nỗi cô đã sẵn sàng cho cái chết trong trận chiến vì một người đáng kính. Chiến đấu bên phe Trojans, cô đã gặp người hùng bất phá Hy Lạp Achilles trong cuộc chiến. Bộ giáp chiến che kín khiến cả hai không thể nhận ra nhau. Khi Achilles giết cô chỉ bằng một đòn, khuôn mặt cô lộ ra và cả hai yêu nhau trong khoảnh khắc đó, và anh ôm cô khi cô chết. Hành trình của cô là chuỗi đau buồn, giận dữ, tình yêu. Và của anh là giận dữ, yêu thương, đau buồn liên tiếp.

Đầu của Achilles. Đá cẩm thạch, bản sao La Mã của một bản gốc Hy Lạp. Antikenmuseum Basel và Sammlung Ludwig. (Antikenmuseum Basel und Sammlung Ludwig).
Đầu của Achilles. Đá cẩm thạch, bản sao La Mã của một bản gốc Hy Lạp. Antikenmuseum Basel và Sammlung Ludwig. (Antikenmuseum Basel und Sammlung Ludwig).

Cao trào là toàn bộ mục đích của bi kịch như được giải thích trong “những vần thơ” của Aristotle. “Toàn xã hội cùng thanh lọc những cảm xúc này bằng cách thể hiện chúng theo cách tập trung, kiểm soát, đầy nghệ thuật” theo Djordjevitch.

"Các tác phẩm kinh điển như trường phái Cổ điển, về cơ bản, đưa cảm xúc của người xem thăng hoa đến trạng thái mà chúng ta không còn là những người xem tầm thường nữa. Nó làm tăng sức mạnh bên trong của những biểu thị bề mặt. Đó là định nghĩa của kinh điển. Mọi thứ trông có vẻ đẹp đẽ đến khi bạn chú tâm, và nhận ra những cảm xúc sâu sắc ẩn phía trong".

Hydria (vại nước) với hình Achilles giết Troilus. Gốm, black-figure (phong cách hình vẽ đen của Hy Lạp cổ đại), khoảng năm 510-500 TCN. Từ Vulci. Viện bảo tàng Anh. (Viện bảo tàng Anh)
Hydria (vại nước) với hình Achilles giết Troilus. Gốm, black-figure (phong cách hình vẽ đen của Hy Lạp cổ đại), khoảng năm 510-500 TCN. Từ Vulci. Viện bảo tàng Anh. (Viện bảo tàng Anh)

Thoạt nhìn, một chiếc bình bằng gốm với những họa tiết đẹp mắt, được bố cục hài hòa. Nhưng khi nhìn kỹ hơn, một vở kịch dữ dội hiện ra, chẳng hạn, Achilles phục kích và giết chết hoàng tử thành Troia, Troilus.

Achilles nhắc nhở chúng ta rằng ngay cả một anh hùng cũng có thể sai lầm và do đó phải chịu báo ứng và trừng phạt. Các mẫu vật và những câu chuyện liên quan đến chúng trong triển lãm nhắc nhở chúng ta về tất cả những cảm xúc mà người Hy Lạp cổ đại gọi là thần thánh.

“Người Athen đã xây dựng một ngôi đền "Nemesis" (Nữ thần Báo ứng) bên cạnh chiến thắng vĩ đại của họ ở Marathon. Nó không chỉ ám chỉ “Ồ haha, hãy nhìn đi người Ba Tư, số phận của các vị kết thúc vì sự kiêu ngạo của mình'. Mà nó còn dùng để nhắc nhở họ rằng, Ngạo Mạn luôn đi kèm với Báo Ứng, và là một quy luật vĩnh viễn ở mảnh đất linh thiêng này. Khả năng tự nhận thức và chiêm nghiệm là một vẻ đẹp của người Hy Lạp cổ đại", ông Djordjevitch nói.

Hàn Mặc
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hy Lạp cổ đại mang đến cho chúng ta “Một thế giới của cảm xúc”