Hồng thủy gặp 'miếu Thần' đều rẽ tránh, các chuyên gia không thể giải thích nguyên nhân [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lúc ấy dân chúng khắp nơi đều chứng kiến, mực nước trận đại hồng thủy rõ ràng cao hơn so với ngôi miếu Thành Hoàng, đê điều ven sông cho đến tường thành kiên cố bên ngoài huyện thành đều bị phá tan, vậy mà ngôi miếu nằm ở vị trí trung tâm của con sông lại bình yên vô sự. Vì sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy?

Người xưa đối với Trời là luôn giữ lòng lòng kính sợ, cho tới bây giờ vẫn có rất nhiều người đều tin tưởng rằng "trên đầu ba thước có Thần linh". Mặc dù ngày nay đã là thế kỷ 21, con người bắt đầu tôn sùng khoa học, nhưng mà hiện tại vẫn có không ít hiện tượng đến cả khoa học cũng không thể nào giải thích.

Vào năm Dân Quốc thứ 18, huyện Ninh Thiểm tại tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, từng bị một trận đại hồng thủy trăm năm khó gặp. Tuy vậy, trong thị trấn Thành Quan có một ngôi miếu Thành Hoàng có sức mạnh thông thiên, hồng thủy dẫu ào ào hung dữ ra sao cũng phải rẽ tránh. Vậy nên sau trận đại hồng thủy, ngôi miếu này vẫn trụ vững vàng, hơn nữa còn không hề hư hại.

Lúc ấy dân chúng khắp nơi đều chứng kiến, mực nước trận đại hồng thủy rõ ràng cao hơn so với ngôi miếu Thành Hoàng, đê điều ven sông cho đến tường thành kiên cố bên ngoài huyện thành đều bị phá tan, vậy mà ngôi miếu nằm ở vị trí trung tâm của con sông lại bình yên vô sự. Vì sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy?

Miếu Thành Hoàng. (Ảnh: Internet)
Miếu Thành Hoàng. (Ảnh: Internet)

Chẳng lẽ truyền thuyết "Vịt vàng đẩy thuyền" là có thật? Phía dưới ngôi miếu Thành Hoàng này có một con vịt vàng, khi xảy ra hồng thủy thì nó có thể nâng ngôi miếu lên?

Theo "Ninh Thiểm huyện chí" ghi chép, ngôi miếu Thành Hoàng này bắt đầu xây dựng vào năm Càn Long thứ 50 (năm 1786), cách nay đã hơn 200 năm lịch sử. Trong thời kỳ này, sông Trường An phát sinh tổng cộng 47 trận hồng thủy lớn nhỏ, nhưng thôn trang và thành trấn xung quanh bị phá hủy hoặc cuốn trôi vô số, duy chỉ có ngôi miếu Thành Hoàng này là vẫn bình yên vô sự. Dân gian không cách nào giải thích loại hiện tượng thần kỳ này, bèn truyền ra truyền thuyết "Vịt vàng đẩy thuyền". Truyền thuyết kể rằng: Tương truyền vào những năm Gia Khánh, một vị Lạt Ma đi đến huyện Ninh Thiểm, khi đi ngang qua bờ sông Trường An thì phát hiện ở doi cát giữa lòng sông có hai con vịt vàng, bèn muốn bắt chúng mang về.

Thừa lúc hai con vịt vàng nhắm mắt nghỉ ngơi, vị Lạt Ma đột nhiên nhảy xuống nước hòng bắt lấy chúng. Hai con vịt này rất có linh tính, thấy Lạt Ma đến bắt, chúng liền sải cánh bay lên trời. Sau đó, một con vịt vàng bay vào trong miếu Thành Quan, còn con vịt kia thì rơi xuống lòng sông. Dân chúng đều cho rằng hai con vịt vàng này là "Thần vật", thế là quan huyện ra mặt quyên góp tiền xây dựng ngôi miếu Thành Hoàng này, mong dân chúng được bảo vệ bình an.

Vì để khám phá bí ẩn ngôi miếu Thành Hoàng ở huyện Ninh Thiểm khiến hồng thủy phải rẽ tránh, những năm gần đây, rất nhiều chuyên gia đã đến ngôi miếu này để tiến hành các cuộc khảo sát khoa học chi tiết. Sau khi khảo sát, các chuyên gia phát hiện ngôi miếu này chiếm diện tích khoảng 6.000㎡, diện tích kiến trúc có 1.000㎡, phong cách là kiến trúc miếu thờ rất phổ biến đời nhà Thanh, về mặt kết cấu cũng không có chỗ đặc thù nào. Bãi cát giữa sông có địa thế cũng không cao, hình dáng tổng thể giống con thuyền, ở một mức độ nào đó có thể phân lưu hồng thủy. Tuy nhiên, ngôi miếu Thành Hoàng xây ở trên đó có độ cao so với mặt sông chưa đến 2 mét, theo logic là hoàn toàn không có nhiều khả năng chống lũ. Các nhóm chuyên gia đều không thể nào giải thích được nên lần lượt thất bại quay trở về, bởi vậy truyền thuyết và ẩn đố liên quan đến ngôi miếu Thành Hoàng này càng được lưu truyền rộng rãi.

Miếu Thành Hoàng nhìn từ trên không. (Ảnh trực tuyến)
Miếu Thành Hoàng nhìn từ trên không. (Ảnh trực tuyến)

Mãi đến năm 2006, ba học sinh của huyện Ninh Thiểm đã giải khai được bí ẩn của ngôi miếu Thành Hoàng này. Ba người này từ nhỏ đã biết đến truyền thuyết miếu Thành Hoàng, cũng từng nhiều lần đi đến hiện trường tham quan tòa miếu có kiến trúc cổ kính và nhuốm màu truyền thuyết này. Cục Thủy lợi của huyện đã thành lập một nhóm nghiên cứu và điều tra đặc biệt đối với Miếu Hoàng Thành, và một chuyên gia dẫn đầu họ tiến hành một cuộc điều tra khoa học về Miếu Thành Hoàng. Khi tiến hành đo vẽ bản đồ ngôi miếu và lòng sông xung quanh, cả ba học sinh phát hiện dưới đáy sông có một tảng đá hình thù kỳ lạ cách ngôi miếu chừng 60 mét về phía thượng lưu. Sau khi đo đạc, tảng đá này dài khoảng 7 mét, rộng chừng 5 mét, vì có một phần bị chôn vùi dưới lòng sông nên chính xác nó lớn bao nhiêu vẫn không thể biết.

Tảng đá Lưng tê giác. (Ảnh trực tuyến)
Tảng đá Lưng tê giác. (Ảnh trực tuyến)

Quan sát tảng đá từ phía Tây, phần lộ ra trông giống như một con tê giác bị chôn vùi trong cát, bởi vậy nhóm nghiên cứu đã gọi nó là "lưng tê giác". Ngoài tảng đá này, xung quanh nó còn có hàng chục tảng đá khác nữa. Các phần của những tảng này lộ ra từ lòng sông có kích thước khác nhau, nhưng phần bị chôn vùi trong lòng đất là rất lớn. Ngay cả khi có hồng thủy cũng rất khó để di chuyển chúng. Do đó, nhóm nghiên cứu gọi chúng là "bãi đá mọc rễ". Chức năng của “bãi đá mọc rễ” tương tự như “đê miệng cá phân nước” trong các công trình thủy lợi thời cổ đại, khi lũ thượng nguồn đổ về, “bãi đá mọc rễ” sẽ phân lũ làm đôi, cộng với địa hình doi cát nơi Miếu Thành Hoàng tọa lạc giống như hình dáng một con thuyền, có thể đóng một vai trò tốt trong việc phân lưu và đẩy nhanh việc xả lũ.

Đê miệng cá phân nước. (Ảnh: Internet)
Đê miệng cá phân nước. (Ảnh: Internet)

Vị trí của dòng sông nơi Miếu Thành Hoàng tọa lạc lại là một khúc quanh của dòng sông, khi lũ thượng nguồn đổ xuống, nhờ tác dụng của "bãi đá mọc rễ”, phần lớn nước lũ sẽ chảy về phía Tây dòng sông. Đồng thời, dưới tác dụng của lực ly tâm của khúc quanh, nước sông sẽ hình thành trạng thái Tây cao - Đông thấp. Lưu lượng nước càng lớn thì sự chênh lệch này càng rõ rệt, đây là lý do tại sao những người đứng trên cao cảm thấy mực nước ở phía Tây cao hơn một đoạn so với Miếu Thành Hoàng, nhưng ngôi miếu lại không hề bị nhấn chìm. Những người thợ xây dựng ngôi miếu cũng đã tận dụng triệt để vai trò của khúc quanh. Khi phát sinh hồng thủy, dòng nước chủ yếu rửa trôi kênh sông nằm ở phía ngoài, còn bãi cát nơi có Miếu Thành Hoàng nằm ở phía trong lòng sông thì dòng nước tương đối êm, dòng chảy dưới đáy sẽ liên tục cuốn trôi một số cát và đá vào bờ bên trong, đóng vai trò gia cố.

Miếu Thành Hoàng nhìn từ trên không. (Ảnh trực tuyến)
Miếu Thành Hoàng nhìn từ trên không. (Ảnh trực tuyến)

Đến thời điểm này, bí ẩn về ngôi Miếu Thành Hoàng khiến hồng thủy phải rẽ tránh cuối cùng đã được giải khai. Nó bắt nguồn từ những người thợ thủ công lành nghề thời cổ đại, những người đã sử dụng bàn tay khéo léo của mình để tạo nên kỳ tích trong lịch sử kiến ​​trúc.

“Vịt vàng đẩy thuyền” là một truyền thuyết đẹp, đến nay sự thật đã được giải khai khiến người ta càng thêm kinh ngạc trước trí tuệ của cổ nhân. Thiết kế xảo diệu và tận dụng địa hình một cách tài tình đã giúp Miếu Thành Hoàng thoát khỏi các thảm họa hồng thủy. Đây cũng là nguyên nhân giải thích vì sao ngôi miếu này vẫn sừng sững suốt hơn 200 năm qua.

Trung Nguyên

Theo Quách Hiểu - Sound of Hope



BÀI CHỌN LỌC

Hồng thủy gặp 'miếu Thần' đều rẽ tránh, các chuyên gia không thể giải thích nguyên nhân [Radio]