Hôn nhân lấy "tín" làm đầu, tóc xanh đã bạc vẫn nguyên câu thề

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngẫm lại câu chuyện tình cảm chờ đợi 30 năm của Lưu tiểu thư, cuối cùng thì Lưu tiểu thư cũng gặp được Trình công tử và kết thành duyên vợ chồng, sống hạnh phúc với nhau ở tuổi xế chiều, sự chờ đợi ấy quả là có hậu, cũng là duyên phận và sự may mắn của nàng. Còn dì Yên, dì cũng chờ đợi ngần ấy năm, có lẽ còn lâu hơn thế nữa, nói ra cứ ngỡ là một câu chuyện tiểu thuyết nào đó...

Xưa nay chữ tín rất quan trọng trong mọi khía cạnh cuộc sống, từ trong gia đình cho đến tất cả các mối quan hệ ngoài xã hội, đâu đâu cũng không thể thiếu mất đi chữ tín ngàn vàng ấy.

Chữ Tín trong hôn ước xưa

Hôm rồi tôi tình cờ đọc được một câu chuyện của người xưa về chữ “tín” trong hôn ước, chuyện kể về mối nhân duyên tiền định của Trình Hiếu Tư và Lưu tiểu thư, một đôi nam nữ dưới thời trị vì của Hoàng đế Càn Long, họ đã “Giữ trọn lời hẹn ước trước sau như một suốt ba mươi năm”. Chuyện rằng:

Trình Doãn Nguyên, tự Hiếu Tư, xuất thân từ một gia đình quyền quý nổi danh vùng Hoài Nam. Phụ thân của ông là Trình Huân Trứ, một thương nhân mua bán quả đậu mặn ở Hoài Nam. Tuy nhiên, việc làm ăn buôn bán suy bại nên ông đành bỏ nghề và lên kinh đô Bắc Bình đi học (thời nay gọi là Bắc Kinh).

Lúc bấy giờ có một người tên là Lưu Đăng Dung – người huyện Bình Cốc, Bắc Bình, lên kinh nhậm chức Bộ tào. Trình Huân Trứ và Lưu Đăng Dung tình cờ gặp nhau ở quán trọ, cùng nhau đàm đạo vô cùng hào hứng. Hai bên nói chuyện con cái, rồi định hôn ước kết thân hai nhà khi chúng trưởng thành. Bấy giờ Lưu tiểu thư và Trình công tử đều còn nhỏ tuổi.

Trình Huân Trứ và Lưu Đăng Dung tình cờ gặp nhau ở quán trọ, cùng nhau đàm đạo vô cùng hào hứng. Hai bên nói chuyện con cái, rồi định hôn ước kết thân hai nhà khi chúng trưởng thành.
Trình Huân Trứ và Lưu Đăng Dung gặp nhau ở quán trọ, cùng nhau đàm đạo vô cùng hào hứng. Hai bên nói chuyện con cái, rồi định hôn ước kết thân hai nhà khi chúng trưởng thành. (Shutterstock)

Về sau, Lưu Đăng Dung nhậm chức Thái thú Bộ Châu tại Hà Đông. Hơn sáu mươi tuổi mà ông vẫn chưa có con trai, trong phủ chỉ có vợ già cùng con gái nhỏ và một vài người hầu kẻ hạ. Không lâu sau thì vợ ông qua đời, ông quá thương xót đau khổ nên cũng ngã bệnh.

Trước khi lâm chung, Lưu Đăng Dung nói với con gái: “Trình Doãn Nguyên ở Hoài Nam là chồng của con. Phụ mẫu hai bên đã định hôn ước cho các con, con hãy ghi nhớ đừng quên nhé!"

Trình Huân Trứ cũng qua đời vài năm sau khi Lưu Đăng Dung nhậm chức Thái thú. Trình Doãn Nguyên dự định sẽ đến Sơn Tây sau khi mãn tang phụ thân. Anh nghe nói nhạc phụ lâm bệnh nên liền đến Bình Cốc để thăm nom.

Người họ hàng ở đó nói với anh: “Sau khi mai táng phụ thân xong, không ai biết Lưu tiểu thư đã đi đâu. Chỉ còn lại ngôi nhà cũ và cửa nhà vẫn đóng kín cho đến nay.”

Lưu Đăng Dung là một vị quan thanh liêm chính trực, cho đến hết đời cuộc sống cũng không hề dư dả. Lưu tiểu thư giúp người ta may vá, thêu thùa kiếm sống qua ngày. Những người hàng xóm quen biết đều thấy cô hiền thục, nhu mì nên người người đến cầu hôn cô. Mỗi lần như vậy, Lưu tiểu thư đều nói thật lòng với họ rằng mình đã có vị hôn phu rồi, nhưng không ai tin cô.

Lưu tiểu thư giúp người ta may vá, thêu thùa kiếm sống qua ngày. Mỗi lần có người tới cầu hôn, Lưu tiểu thư đều nói thật lòng với họ rằng mình đã có vị hôn phu rồi, nhưng không ai tin cô.
Lưu tiểu thư giúp người ta may vá, thêu thùa kiếm sống qua ngày. Mỗi lần có người tới cầu hôn, Lưu tiểu thư đều nói thật lòng với họ rằng mình đã có vị hôn phu rồi... (Shutterstock)

Cô mẫu của Lưu tiểu thư xuất gia làm ni cô ở am Tiếp Dẫn tại Tân Môn. Lưu tiểu thư vì tránh chuyện mai mối đành phải lén đến am ở cùng cô mẫu. Cô mẫu khuyên cô xuống tóc đi tu.

Lưu tiểu thư nói: “Thân thể đầu tóc là vật nhận từ phụ mẫu, con sao có thể dám làm tổn hại? Hơn nữa phụ thân lúc lâm chung đã dặn đi dặn lại con về hôn ước đã định với Trình công tử, phận làm con sao dám không vâng lời cha? Vậy nên con không còn cách nào khác, đành đến ở với cô mẫu để tránh lời ra tiếng vào của người ta. Cô mẫu bảo con xuống tóc đi tu, việc này con đây không dám vâng theo.”

Mỗi ngày sáng tối, cô đều âm thầm cầu nguyện để có thể gặp Trình công tử dù chỉ một lần trong đời thì có chết cũng không hối tiếc.

Từ sau khi Trình Hiếu Tư trở về nhà, mỗi ngày anh đều khốn đốn với việc mưu sinh. Cũng có người khuyên anh kết hôn với người khác để có người cùng chung sức đỡ đần.

Hiếu Tư tâm tình nặng nề, buồn rầu đáp lại: “Lưu tiểu thư sống hay chết ta còn chưa biết rõ. Nếu muội ấy chết rồi thì duyên nợ giữa đôi ta xem như là kết thúc. Lỡ như muội ấy còn sống, vẫn luôn vì ta mà giữ gìn trinh tiết, vẫn chưa xuất giá thì trong lúc còn chưa biết rõ thực hư thế này, ta tuyệt đối không thể bỏ mặc muội ấy mà không lo.”

Nếu muội ấy chết rồi thì duyên nợ giữa đôi ta xem như kết thúc. Lỡ như muội ấy còn sống, vẫn luôn vì ta mà giữ gìn trinh tiết, vẫn chưa xuất giá thì ta không thể bỏ mặc mà không lo.
Nếu muội ấy chết rồi thì duyên nợ giữa đôi ta xem như kết thúc. Lỡ như muội ấy còn sống, vẫn luôn vì ta mà giữ gìn trinh tiết, vẫn chưa xuất giá thì ta không thể bỏ mặc mà không lo. (Shutterstock)

Trình Hiếu Tư sống độc thân như thế khoảng 30 năm. Lúc Trình Hiếu Tư đã gần năm mươi tuổi, cơm canh đạm bạc vẫn chưa thỏa lòng. Về sau, ông làm việc giảng dạy trên thuyền. Năm này qua năm khác, ông thường xuyên đi lại giữa phương Bắc và phương Nam.

Tháng tư năm Đinh Dậu (1777 SCN), dưới thời trị vì của Hoàng đế Càn Long, thuyền của ông cập bến ở Tân Môn. Trình Hiếu Tư cùng các thuyền viên lên bờ thưởng thức trà. Tình cờ có người đàm luận về chuyện của Lưu tiểu thư, Trình Hiếu Tư lắng nghe cẩn thận. Cuối cùng, ông đã biết được tin tức của Lưu tiểu thư. Ngay lập tức, ông đến am Tiếp Dẫn để gặp mặt.

Lưu tiểu thư nói: “Đào và mai quý ở chỗ quả chín được hái đúng thời đúng lúc. Muội giờ đã già rồi. Nếu muội đồng ý kết hôn cùng huynh để hoàn tất hôn ước thì người khác nghe được ắt sẽ cười chê, muội sẽ trở nên kỳ lạ trong mắt họ. Muội vô cùng cảm tạ lòng thành của Trình quân, chỉ là duyên phận chúng ta bèo bọt, muội còn lời nào có thể nói chăng?”

Trình Hiếu Tư nhiều lần thành tâm mong Lưu tiểu thư xem xét lại nhưng Lưu tiểu thư đều từ chối.

Muội giờ đã già rồi. Nếu muội đồng ý kết hôn cùng huynh để hoàn tất hôn ước thì người khác nghe được ắt sẽ cười chê, muội sẽ trở nên kỳ lạ trong mắt họ.
"Muội giờ đã già rồi. Nếu muội đồng ý kết hôn cùng huynh để hoàn tất hôn ước thì người khác nghe được ắt sẽ cười chê, muội sẽ trở nên kỳ lạ trong mắt họ." (Miền công cộng)

Trình Hiếu Tư không còn cách nào khác, đành đến huyện nha thổ lộ nỗi buồn với huyện lệnh Kim Chi Trung. Huyện lệnh Kim là một vị quan lương thiện toàn tâm vì dân. Sau khi nghe xong câu chuyện, ông lập tức tìm đến am Tiếp Dẫn thuyết phục Lưu tiểu thư kết hôn với Trình Hiếu Tư. Ngày hôm sau, huyện lệnh Kim đã đưa được Lưu tiểu thư về phủ cùng Trình Hiếu Tư kết thành phu thê.

Trình công tử là một người chồng rộng lượng, luôn giữ đạo nghĩa và không bao giờ làm những điều sai trái. Lưu tiểu thư là một người vợ mẫu mực, giữ gìn trinh tiết, không vì được mất mà ôm oán hận. Tuy cả hai vợ chồng đều đã 57 nhưng lại trông trẻ hơn tuổi, tóc vẫn đen và răng vẫn khỏe. Người nào không biết đều cho rằng họ chỉ chừng 40 tuổi.

Từ xưa đến nay người thuỷ chung, nhân nghĩa đã hiếm, có thể như hai vợ chồng Trình Lưu lại càng là chuyện chưa từng có. Phu thê cách mặt vạn dặm, chưa từng gặp gỡ, không rõ tin tức về nhau, cũng không biết rõ sống chết thế nào nhưng mỗi người họ đều hạ quyết tâm giữ gìn trinh tiết, đạo nghĩa trải qua 30 năm vẫn như thuở ban đầu.

Phu thê cách mặt, chưa từng gặp gỡ, cũng không biết rõ sống chết thế nào nhưng mỗi người họ đều hạ quyết tâm giữ gìn trinh tiết, đạo nghĩa trải qua 30 năm vẫn như thuở ban đầu.
Phu thê cách mặt, chưa từng gặp gỡ, cũng không biết rõ sống chết thế nào nhưng mỗi người họ đều hạ quyết tâm giữ gìn trinh tiết, đạo nghĩa trải qua 30 năm vẫn như thuở ban đầu. (Shutterstock)

Chữ Tín trong hôn ước thời hiện đại

Quay lại thời nay mà nói, tôi có một người dì năm nay cũng 70 tuổi rồi, dì tên Yên, là con gái thứ hai của ngoại. Nhà ngoại người Bắc nên vai vế tính theo dì cả là lớn nhất, dì Yên là thứ hai và mẹ tôi là thứ ba.

Dì cả, các dì và các cậu khác thì tôi gặp thường xuyên nhưng dì Yên thì tôi hiếm khi gặp. Dẫu có gặp dì cũng ít nói, lặng lẽ và gương mặt ít nở nụ cười, nên từ nhỏ tôi cũng không dám đến gần chứ nói chi là trò chuyện thân mật.

Mỗi khi gia đình họ ngoại tụ họp, mọi người nói chuyện vui vẻ rôm rả, chỉ có dì là thường vắng mặt và mọi người cũng ít nhắc đến dì. Sau này khi lớn lên, tôi được biết một câu chuyện về dì, tôi ngỡ ngàng, hóa ra trên đời này bất kể chuyện gì trông có vẻ vô lý nhất thì ẩn chứa đằng sau nó là một lý do hợp lý nhất.

Khi dì Yên còn trẻ, tuổi đôi mươi với tà áo dài trắng thướt tha, dáng người dì cao thanh mảnh, mái tóc dài đen mượt và khuôn mặt thanh tú với chiếc cằm thon xinh xắn. Tôi ấn tượng dì có đôi mắt phượng, to tròn, đuôi mắt dài, rất đẹp nhưng đượm buồn. Tất cả hình ảnh về dì là tôi xem qua ảnh chứ lúc dì đôi mươi thì mẹ tôi còn chưa lấy bố tôi nữa là… Nhưng sau này khi gặp dì ngoài đời, dì vẫn đẹp mặn mà ở độ tuổi 40.

Khi dì Yên còn trẻ, tuổi đôi mươi với tà áo dài trắng thướt tha, dáng người dì cao thanh mảnh, mái tóc dài đen mượt và khuôn mặt thanh tú với chiếc cằm thon xinh xắn.
Khi dì Yên còn trẻ, tuổi đôi mươi với tà áo dài trắng thướt tha, dáng người dì cao thanh mảnh, mái tóc dài đen mượt và khuôn mặt thanh tú với chiếc cằm thon xinh xắn. (Minh họa: Pixabay)

Thời trẻ ấy, dì Yên có một người bạn trai, tôi nghe nhà ngoại kể rằng bạn trai dì là người trí thức, vóc dáng cao to, dì và bạn trai rất xứng lứa vừa đôi. Không lâu sau thì bạn trai dì đi lính, dì ở nhà tiếp tục việc học và chờ đợi người ấy về. Nghe nói bạn trai dì cũng thường viết thư gửi về cho dì nhưng gặp mặt thì quả là hiếm hoi.

Thời gian dần trôi, thư cũng không mà người cũng bặt vô âm tín. Nhưng dì vẫn ở vậy đợi người ấy về. Dì không có bạn trai khác, cũng chẳng yêu ai khác, dì khá khép kín, và dì đợi, đợi mãi… Nhà ngoại tôi là gia đình trí thức, các dì đều được học hành tử tế, ai cũng ngoan hiền, lời ăn tiếng nói nhỏ nhẹ và có giáo dưỡng. Nên dẫu có chuyện gì cũng ít biểu lộ ra, chỉ âm thầm lặng lẽ và giải quyết khá nhẹ nhàng.

Và rồi, chuyện gì đến cũng đến, vào một ngày không mong đợi, dì nhận được tin bạn trai đã… ra đi mãi mãi trong một lần hành quân. Tin ấy quá đỗi xót xa với dì, dường như dì đã đợi cả tuổi thanh xuân của mình. Ban đầu dì không tin đó là sự thật, dì nghĩ có lẽ người ta đưa tin sai, có lẽ người ấy sẽ trở về… và dì lại đợi, đợi một ngày người ấy quay trở về thăm dì, nắm tay dì, tay bắt mặt mừng sau bao nhiêu tháng ngày xa cách. Hồi ấy dì trẻ và tâm hồn trong sáng, dì yêu người ấy chân thành và ấp ủ trong lòng một niềm tin như vậy đó.

Dì không tin đó là sự thật, dì nghĩ có lẽ người ta đưa tin sai, có lẽ người ấy sẽ trở về… và dì lại đợi, đợi một ngày người ấy quay trở về thăm dì, nắm tay dì, tay bắt mặt mừng sau bao nhiêu tháng ngày xa cách. (Pisqels)
Dì không tin đó là sự thật, dì nghĩ có lẽ người ta đưa tin sai, có lẽ người ấy sẽ trở về… và dì lại đợi, đợi một ngày người ấy quay trở về thăm dì, nắm tay dì, tay bắt mặt mừng sau bao nhiêu tháng ngày xa cách. (Pisqels)

Nhưng thời gian dần trôi trong vô vọng, sự thật vẫn là sự thật. Dẫu không muốn tin nhưng dì vẫn phải chấp nhận. Dì buồn và chịu đựng, ít dám thổ lộ cùng ai những cảm xúc của mình. Người mất rồi mà vẫn nắm giữ trái tim dì. Bởi lẽ dì hay gặp lại người ấy trong mơ, người ấy về thăm dì với nguyên bộ quân phục màu xanh. Lần nào cũng vậy, họ chỉ gặp nhau trong mơ và lần nào người ấy cũng mặc bộ quân phục ấy. Dì nói, có lẽ lần cuối cùng lúc ra đi, anh ấy đã mặc bộ quân phục như thế…

Nghe đến đây thì tôi mới hiểu vì sao mà ánh mắt và gương mặt dì Yên lại đượm buồn đến vậy, không riêng gì tôi, bất kể ai nhìn dì cũng thấy phảng phất một nét buồn đến nao lòng. Mấy mươi năm qua rồi, dì vẫn giữ phong cách ăn mặc giản dị và đằm thắm của thiếu nữ thời xưa, tóc dì vẫn dài và búi cao, dì chỉ mặc áo bà ba màu nhạt và quần dài màu đen.

Lúc nhỏ gặp dì, tôi thấy dì không đi làm công sở mà ở nhà làm nghề thủ công truyền thống với ngoại, tôi thấy các dì chọn thêu đủ các loại hoa như hoa cúc, hoa mai, hoa hồng bá tước, hoa thược dược… và chim công chim phượng trên vải áo dài, áo bà ba và áo sườn xám. Tôi nhớ thao tác đầu tiên là dùng bút chì in lại hình ảnh muốn thêu lên vải, sau đó căng tấm vải trên khung gỗ, các thanh gỗ đều được bọc vải mịn để không làm hỏng tấm vải thêu chính. Có khung to hình chữ nhật, một lần thêu có thể được 2, 3 người, hôm nay thêu không xong thì ngày mai thêu tiếp, thêu làm nhiều lần, cũng có khung tròn nhỏ một người thêu. Rồi sau đó chọn chỉ đủ màu rất đẹp để phối màu và thêu từng nét từng nét. Tôi thấy bà và các dì thêu rất công phu mới xong một tấm vải, dì tôi có người là cô giáo, có người đi làm ở công ty, sau giờ tan sở thì làm thêm nghề thủ công này với ngoại, nên đêm hôm khuya khoắt, nhà hàng xóm đã yên giấc mà nhà ngoại vẫn chong đèn ngồi thêu là chuyện bình thường. Ngày ấy tôi ở với bà, tôi cũng được một khung tròn nhỏ xíu, nhưng là để thêu chơi thôi, trẻ con như tôi mà chịu ngồi thêu thì tâm tình cũng tĩnh lại, ngoan ngoãn hẳn ra, chẳng điện thoại cũng chẳng tivi như trẻ nhỏ ngày nay.

Hồi ấy tôi không thấy dì Yên ngồi thêu như các dì khác, chỉ thấy dì cặm cụi đan len. Dì ngồi lặng lẽ, tâm thái nhẹ nhàng, không nói không cười, chỉ có đôi bàn tay là thoăn thoắt từng mũi kim, cuộn len to bỗng chốc nhỏ nhỏ lại, nhỏ lại dần dần, dì khéo lắm, đan áo, đan nón, đan sản phẩm gì cũng đẹp và sắc sảo.

Hồi ấy tôi không thấy dì Yên ngồi thêu như các dì khác, chỉ thấy dì cặm cụi đan len. Dì ngồi lặng lẽ, tâm thái nhẹ nhàng, không nói không cười, chỉ có đôi bàn tay là thoăn thoắt từng mũi kim
Hồi ấy tôi không thấy dì Yên ngồi thêu như các dì khác, chỉ thấy dì cặm cụi đan len. Dì ngồi lặng lẽ, tâm thái nhẹ nhàng, không nói không cười, chỉ có đôi bàn tay là thoăn thoắt từng mũi kim. (Pixabay)

Bây giờ người ta chuyển qua thêu máy, hiếm còn ai thêu tay, nhà ngoại tôi cũng thôi làm nghề truyền thống, các dì cũng lần lượt đi lấy chồng, nhà cửa trở nên quạnh hiu. Riêng dì Yên vẫn bền với nghề đan len, dường như đan len là niềm vui của dì, trông dì ngồi đan len thật hiền và phúc hậu. Mấy ai biết được đằng sau sự dịu dàng ấy, trong tâm hồn ấy đã từng có những cơn sóng lớn và mưa giông. Nhưng với đức hạnh và sự nhẫn chịu của người phụ nữ thì sóng chỉ là sóng, sóng không thể dâng cao thành thủy triều, mưa cũng chỉ là mưa, mưa không thể trở thành bão được.

Ngẫm lại câu chuyện tình cảm chờ đợi 30 năm của Lưu tiểu thư, cuối cùng thì Lưu tiểu thư cũng gặp được Trình công tử và kết thành duyên vợ chồng, sống hạnh phúc với nhau ở tuổi xế chiều, sự chờ đợi ấy quả là có hậu, cũng là duyên phận và sự may mắn của nàng. Còn dì Yên, dì cũng chờ đợi ngần ấy năm, có lẽ còn lâu hơn thế nữa, nói ra cứ ngỡ là một câu chuyện tiểu thuyết nào đó. Nhưng, ở căn nhà xưa cũ ấy, ở góc phố ấy, đã thật sự có một mối tình như thế tồn tại. Vẫn là ý tứ ấy, người đi rồi mà vẫn nắm giữ trái tim dì. Mấy mươi năm qua rồi, dì ở lại đơn độc và mỏi mòn, có lẽ trong tâm dì vẫn đợi, nhưng bây giờ thì dì hiểu, dì không có được cái phúc phần như bao người con gái khác, không có được cái duyên vợ chồng trong cuộc đời này, tựa như câu thơ “Trăm năm trong cõi người ta” của đại thi hào Nguyễn Du vậy, thật bùi ngùi làm sao!

Vậy nên với những ai đang có cặp, có đôi, hãy biết trân quý những gì mình đang có, hãy nắm giữ hạnh phúc trong tay mình với tấm lòng chân thành, với trái tim chung thủy và chữ “tín” lâu dài, bạn nhé!

Cao Nguyên



BÀI CHỌN LỌC

Hôn nhân lấy "tín" làm đầu, tóc xanh đã bạc vẫn nguyên câu thề