Hoàng hậu Mông Cổ: Tâm nguyện đời này (P2)

Giúp NTDVN sửa lỗi

Thiết Mộc Chân chia 30.000 quân sĩ thành 13 lộ lần lượt đánh trả, đã triển khai "cuộc chiến mười ba cánh" nổi tiếng. Nội tâm Hợp Đáp An rất mâu thuẫn vì biết bộ lạc mình đang giao tranh với quân của Thiết Mộc Chân. Cô thành tâm cầu nguyện cho anh chiến thắng, nhưng cô cũng lo cho người dân của bộ tộc mình.

(Xem Phần 1)

6

Lệnh lục soát được truyền đi khắp các ngóc ngách bộ tộc Thái Diệc Xích Ngột. Những thị vệ đến lục soát nhà Tỏa Nhi Hãn Thất Thích. Đầu tiên, họ vào trong nhà lều lật tung tất cả các hòm tủ, rồi nhìn xung quanh nhà lều, xem xem chỗ nào có thể giấu được người.

Những thị vệ này không ai bảo ai cùng nhìn về đống lông cừu cao như núi phía sau nhà lều. Lúc này, Hợp Đáp An vừa vắt sữa ngựa vừa canh ở đây, nhìn thấy một nhóm lính tiến đến, cô căng thẳng đứng sang một bên. Cha con Tỏa Nhi Hãn Thất Thích theo đến. Ai nấy đều cố gắng hết sức bình tĩnh và động viên nhau qua ánh mắt.

Nhóm thị vệ từng bước đến gần đống lông cừu, chẳng nói chẳng rằng nắm lấy lông cừu rút ra. Đến lúc chân của Thiết Mộc Chân gần lộ ra ngoài thì Hợp Đáp An đột nhiên giả vờ tức giận hét lên: "Ngày nắng nóng thế này, ở trong đống lông cừu có chịu được không? Chúng ta cùng một bộ lạc, như một nhà, sao lại nghi ngờ chúng tôi như thế này?"

Không biết là kích động hay là căng thẳng, sắc mặt Hợp Đáp An đỏ bừng, làm nổi bật khuôn mặt non nớt của cô, càng có vẻ đẹp tươi sáng. Những người lục soát nhìn cô không nhịn được cười ha hả: "Cô bé nói đúng, chúng ta đến nhà khác đi!"

Lệnh lục soát được truyền đi khắp các ngóc ngách bộ tộc Thái Diệc Xích Ngột. Hình ảnh chụp đồng cỏ Mông Cổ. (Shutterstock)

Không biết là những thị vệ này thực sự tin lời cô, hay là có ý để lại một con đường sống, họ quả thực rời đi. Cả gia đình Thái Diệc Xích Ngột thở phào nhẹ nhõm, liền vội vàng đẩy đống lông ra, đỡ Thiết Mộc Chân xuống đất.

“Cảm ơn các bạn đã cứu tôi một lần nữa!” Thiết Mộc Chân chân thành hành lễ chào gia đình. Tỏa Nhi Hãn Thất Thích nhanh chóng đỡ anh dậy: "Ngài không cần cảm tạ chúng tôi, hiện tại bọn họ đang bận lục tung các lều trại, ngài mau chóng khỏi rời đây rồi tìm gia đình đi!"

Tỏa Nhi Hãn Thất Thích mang đến một con ngựa, luộc hai con cừu non, đổ đầy hai thùng da nước, rồi đưa một cây cung với hai mũi tên để tự vệ. Đây là hành trang tốt nhất mà họ có thể kiếm được. Thiết Mộc Chân thu dọn hành trang, cưỡi lên ngựa, lưu luyến nhìn gia đình duyên bèo nước gặp nhau này.

Hai anh em Xích Lão Ôn giục: “hãy đi đi”. Tỏa Nhi Hãn Thất Thích vẫy tay chào với anh. Thiết Mộc Chân cuối cùng nhìn Hợp Đáp An và nói: “Tương lai tôi sẽ quay lại trả ơn mọi người”, nói xong liền phi ngựa đi.

Hợp Đáp An không nén nổi đi về phía trước hai bước, mãi cho đến khi không thấy bóng Thiết Mộc Chân, cô mới buồn rầu cúi đầu thầm nghĩ: “Thiết Mộc Chân, nếu anh thực sự quay lại, xin hãy để em làm nữ tỳ bên cạnh anh!”. Lời này không kịp nói ra, nhưng đó là nguyện vọng thầm kín của cô.

7

Lần từ biệt này là nỗi nhớ dài dằng dặc đã hơn 20 năm. Hợp Đáp An hiện vẫn là một nữ nô bộc bình thường, làm những công việc bình thường. Vài năm sau, cô từ một thiếu nữ trở thành một thiếu phụ, rồi thành phụ nữ trung niên, khuôn mặt thanh xuân tươi tắn không còn nữa, nhưng trong lòng cô vẫn ngóng mong tin tức và âm thầm cầu phúc cho Thiết Mộc Chân.

Những năm tháng trôi qua, Thiết Mộc Chân chưa bao giờ quên ước nguyện mình, sau khi kết hôn, anh cùng liên minh các bộ tộc hùng mạnh của mình lại lần nữa tụ tập người dân quy thuộc về mình, nhờ tài võ công cùng danh tiếng gia tộc Hoàng kim của mình. Đến 27 tuổi, Thiết Mộc Chân triệu tập một hội nghị được các quý tộc bầu làm Khả hãn của bộ lạc Khất Nham.

Khi hay tin Thiết Mộc Chân trở thành Vương, Hợp Đáp An mừng đến tận đáy lòng. Tuy nhiên, việc Thiết Mộc Chân trỗi dậy đã gây ra sự bất mãn cho các bộ lạc khác. Nghe nói người anh em tốt nhất của anh là Tráp Mộc Hợp đã liên kết với 13 thủ lĩnh các bộ tộc và 30.000 kỵ binh khiêu chiến Thiết Mộc Chân. Không có gì ngạc nhiên khi bộ tộc Thái Diệc Thích Ngột của Hợp Đáp An cũng nằm trong 13 bộ tộc này.

Thiết Mộc Chân chia 30.000 quân sĩ thành 13 lộ lần lượt đánh trả, đã triển khai "cuộc chiến mười ba cánh" nổi tiếng. Nội tâm Hợp Đáp An rất mâu thuẫn vì biết bộ lạc mình đang giao tranh với quân của Thiết Mộc Chân. Cô thành tâm cầu nguyện cho anh chiến thắng, nhưng cô cũng lo cho người dân của bộ tộc mình.

Từ khi còn bé đến khi trưởng thành, trong lòng cô đã ước ao có một vị anh hùng vĩ đại xuất hiện ở Mông Cổ, thống nhất các bộ lạc, ban phước cho muôn dân có một cuộc sống tự do hạnh phúc. Sau khi cô gặp Thiết Mộc Chân, hình ảnh người anh hùng càng ngày càng trở nên rõ ràng hơn.

Một ngày nọ, Xích Lão Ôn đột nhiên đến từ biệt cô. Sau khi kết hôn, cô bận việc gia đình nhỏ của mình nên ít gặp 2 anh hơn. Xích Lão Ôn nói: "Thiết Mộc Chân thất bại rồi, nhưng Tráp Mộc Hợp đã sử dụng 70 chiếc nồi lớn để tra giết hại tấn tù nhân, nhiều người sợ hãi sự tàn ác của ông ta nên đã quy thuận theo Thiết Mộc Chân rồi".

拉施德丁所着《史集》(Jami al-Tawarikh)中描绘的成吉思汗征战场景。(公有领域)

Khung cảnh trận chiến của Thành Cát Tư Hãn được miêu tả trong Jami al-Tawarikh bởi Rashiddin. (Phạm vi công cộng)

Hợp Đáp An giật mình “a" một tiếng, nghe nói Thiết Mộc Chân tuy thua trận nhưng lại được lòng dân, mới thôi lo lắng.

Những ngày này, cô nghe nói Thiết Mộc Chân đối xử rất tốt với bộ lạc kẻ địch. Khi đi săn, anh đã người bộ tộc Chiếu Liệt, bộ tộc thuộc hạ của bộ tộc Thái Diệc Thích Ngột, Thiết Mộc Chân không chỉ tặng họ nồi và thức ăn, mà khi đi săn còn cố ý đuổi thú hoang chạy vào khu họ đã bao vây, để giúp họ dễ dàng bắt được. Thiết Mộc Chân khảng khái và rộng rãi khiến ngày càng nhiều anh hùng hào kiệt chủ động tìm đến đầu quân dưới trướng anh.

Vì vậy, hôm nay, Xích Lão Ôn cũng sẽ đi. "Em à, anh đã muốn theo Thiết Mộc Chân đã lâu rồi, bây giờ là cơ hội tốt nhất để anh đi theo".

Trước khi đi, Xích Lão Ôn nói: “Đừng lo lắng, một ngày nào đó anh ấy sẽ đến tìm em”. Đôi mắt cô liền sáng ngời ngợi, lúc đó cô muốn đi cùng anh trai mình biết bao.

Cuộc chiến giành ngôi vương trên thảo nguyên vẫn tiếp diễn. Mười một năm sau, để chiến đấu với Thiết Mộc Chân, Tháp Lí Hốt Đài liên hợp các bộ tộc lớn và bầu Tráp Mộc Hợp làm người lãnh đạo, lại lần nữa tập hợp liên quân tuyên chiến với Thiết Mộc Chân. Sau khi cân nhắc kỹ, tộc Thái Diệc Thích Ngột tấn công về phía Bắc. Ở nơi gọi là Khoác Diệc Điền, hai bên giao tranh ác liệt, thậm chí pháp sư Sái Mãn đáng kính cũng đến giúp đỡ. Trong trận chiến, Thiết Mộc Chân bị tên bắn trúng cổ, lâm vào chín phần chết một phần sống, may mắn bạn đồng hành Lặc Miệt đã hút máu cho anh, và lấy trộm pho mát cho anh ăn nên đã thoát kiếp nạn.

Người ta nói rằng, đại nạn không chết ắt có hậu phúc. Ngày thứ 2 anh liền lấy lại tinh thần và quét sạch hết thảy tàn binh của bộ lạc Thái Diệc Thích Ngột, thu hết người dân bộ lạc đó. Và phúc phận của Hợp Đáp An cuối cùng đã đến.

8

Đội quân Thái Diệc Thích Ngột bại trận hoàn toàn, nhưng những người dân vẫn còn mắc kẹt trong khu trại chưa kịp chạy thoát. Vào ngày này, Hợp Đáp An vẫn làm việc bình thường, cho dù chiến tranh có tàn khốc, nhưng cuộc sống vẫn sẽ phải tiếp tục. Không biết từ lúc nào, bên ngoài khu trại bỗng nổi lên gió cát, xen lẫn tiếng vó ngựa và tiếng la hét của các thị vệ. Hợp Đáp An nhìn xa xa, thấy một nhóm kỵ binh xông vào khu trại của cô, hễ gặp người liền bắt.

“Người Thái Diệc Xích Ngột nghe đây, thủ lĩnh của các ngươi đã bị chúng ta đánh bại, và bây giờ bộ tộc này thuộc về sở hữu của Khả hãn Thiết Mộc Chân!”

Ngay sau khi tin tức được truyền ra, người Thái Dịch Xích Ngột ai nấy đều hoảng hốt, không biết nên buồn hay vui. Tuy Thiết Mộc Chân là một người nổi tiếng nhân nghĩa, nhưng là những kẻ bại trận, họ sẽ phải đối mặt những gì?

Hợp Đáp An rất bình tĩnh, trong lòng có chút vui mừng, cô biết rằng Thiết Mộc Chân nhất định sẽ thắng. Cô không nén nổi thuyết phục người chồng bên cạnh: "Khi chúng ta đến bộ lạc Khất Nham, anh hãy đầu quân theo Đại hãn đi. Ông ấy nhất định sẽ không làm tổn hại anh".

"Cô chớ ngây thơ, tù binh có kết cục tốt đẹp không? Dù sao cũng chết chi bằng chúng ta liều với họ một phen?" - Người đàn ông cầm cung tên lao đối đầu với kỵ binh, nhưng rất nhanh chóng liền bị hàng phục, và bị áp giải ở phía sau quân đội.

Trong lúc hỗn loạn, một người đàn ông trung niên cưỡi tuấn mã, mặc quân phục giáp vàng, dẫn đầu một đội kỵ binh xông tới. Anh có vầng trán rộng cùng bộ râu dài, với vẻ uy nghiêm của người nhân từ, ngũ quan như được tạc bởi đao kiếm của gió sương, kiên nghị, trầm tĩnh và oai hùng. Anh cưỡi ngựa đi tuần tra xunh quanh khi trại người Thái Diệc Xích Ngột. Trong chớp mắt, Hợp Đáp An đã đang ở rất gần anh, cô biết đó chính là Vương giả Thiết Mộc Chân, người đã xưng Khả hãn!

“Thiết Mộc Chân, Thiết Mộc Chân cứu tôi với!” Lần đầu tiên Hợp Đáp An dùng hết sức mình gọi anh, vì quá kích động nên cô không nén nổi khóc như mưa, tiếng hét biến thành tiếng khóc.

Nhưng con ngựa phi rất nhanh của Thiết Mộc Chân đã đưa anh về đội ngũ kỵ binh rồi. Một lúc sau, một kỵ binh đến trước mặt Hợp Đáp An chỉ vào nàng lớn tiếng hỏi: "Cô mặc áo choàng đỏ vào, vì sao ngươi lại gọi tên Đại Hãn của chúng tôi, lại còn gọi thẳng tên ngài là sao?"

Hợp Đáp An giọng run run nói: "Anh nói cho đại vương biết tôi tên là Hợp Đáp An".

Hợp Đáp An nhìn xa xa thấy một nhóm kỵ binh xông vào trại bắt người. Hình ảnh cho thấy các kỵ binh Mông Cổ. (shutterstock)

Sự kỳ vọng trong mắt cô khiến kỵ binh nhất thời cảm động, anh ta gật đầu, quay đầu ngựa, lập tức hồi báo. Lần này, Thiết Mộc Chân đi cùng hai cận vệ thân tín phi ngựa đến. Anh một mình một ngựa dẫn đầu, đến trước mặt Hợp Đạt An, vừa đúng lúc thấy cặp ánh mắt dịu dàng của cô. Thiết Mộc Chân lập tức xuống ngựa chạy đến trước mặt cô.

Dưới ánh mặt trời, Thiết Mộc Chân dáng người cao lớn như được dát một lớp vàng, và phản chiếu vào trong đôi mắt Hợp Đáp An, như thể một vị Thiên Thần giáng trần. Thiết Mộc Chân liền chạy đến ôm lấy cô, bằng một giọng run run nói: "Hợp Đáp An, đúng là nàng rồi!"

Hợp Đáp An không kịp hàn huyên chuyện xưa, cô cầu xin anh: "Xin hãy cứu chồng em, thị vệ đã của anh đã bắt anh ấy đi rồi!"

Thiết Mộc Chân giật mình, nhưng anh liền lấy lại phong thái, dặn dò thị vệ đi tìm tung tích người chồng Hợp Đáp An. Anh đích thân đưa cô đến nơi tạm đóng quân nghỉ ngơi.

Thị vệ trở về đưa tin, khiến người ta buồn rầu: chồng Hợp Đáp An sau khi bị bắt không lâu đã bị xử tử. Nghe tin, Hợp Đáp An chỉ biết buồn rầu chấp nhận sự thật và âm thầm rơi nước mắt khóc thương chồng. Trong thời đại chiến tranh loạn lạc, sinh mạng con người thật mong manh.

Thiết Mộc Chân cảm thấy đầy tội lỗi và áy náy, anh đợi khi cô bình tĩnh trở lại một chút rồi nói: "Cô đã cứu tôi, người của tôi lại giết nhầm chồng cô. Những gì tôi nợ cô có lẽ cả đời sẽ không trả hết được".

Cô cụp mắt xuống, lẽ ra phải vui vẻ, nhưng bây giờ không biết phải đối mặt với anh như thế nào.

"Hơn hai mươi năm trước, tôi đã tự nhủ với bản thân rằng, một ngày nào đó nhất định sẽ tìm đến nàng" - Thiết Mộc Chân nói tiếp: “từ giờ trở đi, cô hãy ở bên tôi để tôi chăm sóc cô, và đem những điều tốt đẹp nhất trên đời cho cô".

Hợp Đáp An lắc đầu: "Thiết Mộc Chân, xin đừng thưa Đại Hãn. Không ạ, em không cần gì ạ, chỉ mong được làm một nữ tỳ ở bên anh, chăm sóc anh, và chăm sóc gia đình anh".

Ngày hôm sau, người cha của Hợp Đáp An, Tỏa Nhi Hãn Thất Thích cũng đến đầu quân dưới trướng Thiết Mộc Chân, cả gia đình cô được đoàn tụ. Từ đó về sau, 2 anh trai cô, Xích Lão Ôn và Trầm Bạch theo Thiết Mộc Chân chinh chiến khắp nơi, dũng mãnh bất khả chiến bại. Thích Lão Ôn đích thân giết chết kẻ thù của Thành Cát Tư Hãn là Tháp Lí Hốt Đài, lập đại công, được liệt vào sử sách, là một trong Tứ Kiệt Mông Cổ.

Sau đó, Thiết Mộc Chân thành lập Đế quốc Mông Cổ mang tước hiệu "Thành Cát Tư Hãn". Ông khen ngợi công trạng và ban thưởng, phong cho cha con cô quản lý ngàn hộ, cùng một thái ấp rộng lớn, được đặc ân chín tội không phạt. Thích Lão Ôn được giữ vị trí người đứng đầu đội quân cận vệ. Gia tộc Tốc Lặc Đô Tôn của Hợp Đáp An từ đó trở thành một trong bốn gia tộc quyền lực hiển hách nhất.

Hợp Đáp An trở thành người phụ nữ cao quý nhất ở Mông Cổ, được Thành Cát Tư Hãn lấy làm vợ, được sắc phong Oát Nhi Đóa Khả Đôn thứ tư trong hậu cung, tương đương ngôi vị hoàng hậu. Bức ảnh chụp một người phụ nữ mặc trang phục của người Mông Cổ. (Shutterstock)

Hợp Đáp An trở thành người phụ nữ cao quý nhất ở Mông Cổ, được Thành Cát Tư Hãn lấy làm vợ, được sắc phong Oát Nhi Đóa Khả Đôn thứ tư trong hậu cung, tương đương ngôi vị hoàng hậu. Hoàng đế và Hoàng hậu thuở thiếu thời 2 người đã có một ân nghĩa tình cảm sâu sắc, về sau trở thành một câu chuyện đẹp được lưu truyền ở Mông Cổ.

Nhiều năm sau, Hợp Đáp An mặc một bộ gấm phục, được thị tòng tháp tùng đi qua các tòa cung điện, thật ra vận mệnh cô đã được viết lại từ lâu. Đồng hành cùng Thành Cát Tư Hãn, nhìn ông thống nhất Mông Cổ tạo dựng một Đế quốc hùng mạnh, Hợp Đáp An mãn nguyện cũng như biết ơn sâu sắc. Thực sự, trên thảo nguyên đã xuất hiện một anh hùng vĩ đại, lại luôn bên cô.

Có lẽ những người đương thời và thế hệ mai sau đều hâm mộ câu chuyện cô. Chỉ có Hợp Đáp An biết rõ mình, từ khi gặp nhau lần đầu tiên, ước nguyện lớn nhất của cô luôn luôn chỉ có một, đó là được làm một nữ tỳ cả đời ở bên người anh hùng đó, chiêm ngưỡng anh suốt cả cuộc đời.

Huy Hải

Theo Epoch times



BÀI CHỌN LỌC

Hoàng hậu Mông Cổ: Tâm nguyện đời này (P2)