Hoàng Đế 9 trận 9 bại, làm thế nào thắng được Xi Vưu?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi gió lặng mưa tan, Hoàng Đế lại bày trận mới, gióng trống Quỳ Ngưu, khiến Xi Vưu chấn động, hồn bay phách tán, không thể nào hành động được. Vì vậy Ứng Long đã bắt sống được Xi Vưu. Hoàng Đế lệnh cho người đeo gông cùm cho Xi Vưu, để Ứng Long giết Xi Vưu ở gò Hung Lê, sau đó đem thi thể ông ta chia làm mấy mảnh, an táng ở 4 nơi khác nhau, để ngăn chặn ông ta có thể sử dụng yêu thuật sống lại.

Thần Nông thị tức Viêm Đế, theo "Lã thị Xuân thu" ghi chép, Thần Nông thị tổng cộng truyền 17 đời. 17 đời này đều lấy danh hiệu xưng là Viêm Đế, vị Viêm Đế cuối cùng tên là Du Võng. Đến thời kỳ Du Võng, sự cai trị của Thần Nông thi đã đi đến suy bại. Lúc này ở vùng đất Hoa Hạ đã giáng sinh một nhân vật nổi tiếng, được người đời sau gọi là Hoa Hạ Thủy Tổ (ông tổ của Hoa Hạ) và Nhân Văn Sơ Tổ (ông tổ của nền văn minh), đó chính là Hoàng Đế.

Phụ thân của Hoàng Đế chính là quốc quân nước Thiếu Điển, cưới con gái của Kiểu thị làm vợ, tên là Phụ Bảo. Bà chính là mẫu thân của Hoàng Đế. Một hôm, Phụ Bảo thấy ánh sáng như chớp điện rất lớn bao quanh sao Thiên Khu Bắc Đẩu, ánh sáng xuyên thấu vòm trời đêm, chiếu sáng khắp cánh đồng. Phụ Bảo nhận được cảm ứng và có mang, trải qua 24 tháng sinh ra Hoàng Đế vào ngày 3 tháng 3. Thế nên trong dân gian Trung Quốc có câu: "mồng 2 tháng 2 rồng ngẩng đầu, mồng 3 tháng 3 sinh Hiên Viên".

Hoàng Đế vốn họ Công Tôn, sinh ở gò Hiên Viên (Vùng Tân Trịnh, Hà Nam), do đó được đặt tên là Hiên Viên, gọi là Công Tôn Hiên Viên. Sau này vì nơi ông sinh trưởng bên bờ sông Cơ Thủy, nên lại đổi họ thành Cơ. Tương truyền sau khi Hoàng Đế chào đời không lâu sau đã biết nói, có Thần linh, khác với người thường. Sau khi Hiên Viên Hoàng Đế trưởng thành, ông tiếp quản ngôi vị của phụ thân, trở thành quốc quân nước Thiếu Điển. Sau đó 4 phương quy thuận, nước Thiếu Điển không ngừng lớn mạnh, sau đó đổi quốc hiệu thành Hữu Hùng, thế nên Hoàng Đế cũng được gọi là Hữu Hùng thị.

Hình: Hoàng Đế sinh ở gò Hiên Viên vùng Tân Trịnh, Hà Nam, do đó được gọi là Hiên Viên Hoàng Đế (Ảnh: NTDtv)

Thời kỳ Du Võng, sự thống trị của Viêm Đế đã đi đến suy bại, thiên hạ đều mất đi đạo đức, chư hầu cậy mạnh lấn áp yếu, chiến tranh không ngừng, bách tính chịu nạn. Viêm Đế dần dần mất đi uy vọng trong mắt người dân, chư hầu các nước không còn nghe theo hiệu lệnh của ông nữa, và Viêm Đế Du Võng cũng không có năng lực để đi thảo phạt, ước thúc các chư hầu trái lệnh, làm loạn, thế nên thiên hạ đại loạn. Sách "Dục tử" bản cổ có ghi chép: Khi Hoàng Đế 10 tuổi đã thấy được những chỗ mà Viêm Đế thi hành chính sách không đúng, và thay đổi chính lệnh của Viêm Đế. Khi Hoàng Đế còn rất trẻ đã đăng cơ, trở thành quốc quân nước Hữu Hùng. Ông thường chú trọng đức hạnh của bản thân, chủ trương dùng đạo đức giáo hóa bách tính, dần dần quốc gia thịnh trị, xã hội hài hòa, yên định, bách tính sống hạnh phúc, thậm chí các bộ lạc xung quanh cũng nhận được sự cảm hóa của ông và vô cùng kính trọng ông, khiến đức hạnh của Hoàng Đế được lan truyền ra xa.

Trải qua vài năm, nước Hữu Hùng được trị sửa vô cùng cường thịnh, uy vọng trong các nước chư hầu càng ngày càng cao, Hoàng Đế bèn đảm đương trách nhiệm thay Thiên tử thảo phạt những nước chư hầu làm loạn. Ông bảo hộ những bộ lạc nhỏ yếu, duy hộ trật tự giữa các bộ lạc, khiến cuộc sống của bách tính dần dần yên định. Nhưng Viêm Đế Du Võng không những không gánh vác được trách nhiệm của Thiên tử, dùng đức giáo hóa thiên hạ, duy hộ sự yên định của thiên hạ, trái lại ông ta thường cầm đầu dẫn quân đi ức hiếm các nước chư hầu nhỏ yếu, các nước chư hầu tới tấp phản lại Viêm Đế, và quy phụ Hoàng Đế. Uy vọng của Hoàng Đế càng ngày càng lớn, danh tiếng truyền khắp thiên hạ.

Uy vọng của Hoàng Đế không ngừng tăng lên thì các nước chư hầu cũng không ngừng quy phụ ông, cuối cùng Viêm Đế Du Võng và Hoàng Đế đã nổ ra trận đại chiến ở bình nguyên Phản Tuyền. Đây chính là trận Phản Tuyền nổi tiếng trong lịch sử. Sau khi 2 bên trải qua 3 cuộc đại chiến, Hoàng Đế đại thắng, Viêm Đế thần phục, chủ động nhường ngôi cho Hoàng Đế, đồng thời trợ giúp Hoàng Đế phát triển nông nghiệp. Trận đại chiến này đã thúc đẩy sự hợp nhất của 2 bộ tộc lớn là Viêm và Hoàng, từ đó sinh ra dân tộc Hoa Hạ. Thế nên người đời sau gọi Viêm Hoàng là thủy tổ của dân tộc Trung Hoa.

Sau khi hai bộ tộc Viêm, Hoàng hợp nhất, còn lại bộ tộc Cửu Lê ở phương Đông nổi loạn, không chịu thần phục. Trong các chư hầu thì lớn mạnh nhất, hung hãn vô đạo nhất là Xi Vưu. Xi Vưu vốn là thủ lĩnh của một chi của bộ lạc họ Khương của Viêm Đế Thần Nông thị, cũng là thủ lĩnh của bộ lạc Cửu Lê ở phương Đông. Tương truyền Xi Vưu 3 đầu 6 tay, đầu đồng trán sắt, đao kiếm không đâm chém được. Xi Vưu giỏi dùng đao, búa và giáo để tác chiến, không thắng không ngừng, tính cách tàn bạo hiếu chiến.

Hình: Tương truyền Xi Vưu 3 đầu 6 tay, đầu đầu trán sắt, đao kiếm không đâm chém được (Ảnh: NTD)

Sau trận Phản Tuyền, Hoàng Đế lòng lo canh cánh, ngày đêm mong ngóng có được hiền thần lương tướng phò tá để bình định thu phục Xi Vưu phản loạn. Sách "Đế vương thế ký" có viết: Một buổi tối nọ, Hoàng Đế mộng thấy gió lớn thổi sạch bụi bặm trong thiên hạ, sau đó lại mộng thấy một người tay cầm cung nỏ ngàn cân, xua đuổi hàng vạn bầy cừu. Sau khi tỉnh dậy, Hoàng Đế liền tiến hành chiêm bói theo giấc mộng: Gió đại biểu cho hiệu lệnh của người chấp chính; thổi sạch bụi bặm trong thiên hạ là hậu. Lẽ nào Thượng Thiên an bài người họ Phong tên Hậu trợ giúp ta trị sửa thiên hạ, quét sạch bụi bặm trong thiên hạ? Tay cầm cung nỏ nghìn cân biểu thị chăn dắt bách tính trong thiên hạ, dùng thiện để dẫn dắt. Lẽ nào Thượng Thiên cũng sẽ an bài người họ Lực tên Mục có thể trợ giúp ta trị sửa bách tính, dẫn dắt muôn dân hướng thiện?

Thế là Hoàng Đế liền phái người đi tìm kiếm, cuối cùng đã tìm được Phong Hậu ở bên bờ biển xa xôi, và Lực Mục ở bên một chiếc đầm lớn. Hoàng Đế phong cho Phong Hậu và Lực Mục làm tướng, hai người này sau này luôn luôn tận tâm phò tá Hoàng Đế, đã kiến lập được công tích huy hoàng, trở thành thiên cổ danh thần. Vì vậy, Hoàng Đế còn trước tác 11 quyển "Chiêm mộng kinh" truyền lại cho hậu thế.

Cuối cùng, Xi Vưu phát động chiến tranh với bộ lạc của Viêm Đế, muốn tranh đoạt thiên hạ. Viêm Đế địch không nổi Xi Vưu, bèn cầu cứu Hoàng Đế. Hoàng Đế liền dẫn các lộ chư hầu cùng thảo phạt Xi Vưu, nhưng lực lượng của Xi Vưa quá lớn mạnh, Hoàng Đế nhất thời không thể nào giành được chiến thắng. Sách "Hoàng Đế Huyền Nữ chiến pháp" có viết, Hoàng Đế chiến Xi Vưu, 9 trận 9 bại. Hoàng Đế đành phải rút lui trở về Thái Sơn, ngày đêm thành kính cầu nguyện với Trời, đã cảm động Thượng Thiên. Thượng Thiên giáng sương mù lớn xuống, sương mù bao trùm trời đất 3 ngày 3 đêm. Đột nhiên từ trong sương mù xuất hiện một phụ nữ, đầu người mình chim, mặc y phục 9 màu sắc rực rỡ, đến trước mặt Hoàng Đế. Hoàng Đế biết bà là Thần linh, liền phủ phục xuống bái. Người phụ nữ đó nói với Hoàng Đế rằng, bà chính là Cửu Thiên Huyền Nữ, là do Tây Vương Mẫu phái bà xuống trợ giúp Hoàng Đế đánh bại Xi Vưu.

Cửu Thiên Huyền Nữ truyền thụ cho Hoàng Đế một bộ sách "Long giáp Thần chương" viết bằng văn tự trên Thiên thượng, về nội dung của bộ Thiên thư thì mọi người không thể nào biết được, tương truyền nội dung liên quan đến Đạo của trời đất, âm dương cơ yếu, binh pháp, bố trận, hiệu lệnh quỷ Thần và những Thiên cơ mật thuật khác. Hoàng Đế lệnh cho Phong Hậu diễn dịch 13 chương binh pháp, 12 chương cô hư pháp, 1080 cục Kỳ môn Độn giáp theo nội dung của Thiên thư. Tương truyền sau này những bí học này được lưu truyền bí mật ở thế gian, đã từng truyền cho Khương Tử Nha, Hoàng Thạch Lão Nhân... sau đó lại lần lượt truyền cho Trương Lương, Gia Cát Lượng, Lưu Bá Ôn... Thời Tam Quốc, Gia Cát Lượng đã từng bày trận đá Bát quái, đã vây chặt mấy chục vạn đại quân Đông Ngô. Tương truyền đó chính là trận đồ bày theo Kỳ môn Độn giáp, có thể thấy uy lực rất lớn.

Dưới sự trợ giúp của Cửu Thiên Huyền Nữ, Hoàng Đế lại triển khai trận đại chiến với Xi Vưu ở bình nguyên Trác Lộc. Hoàng Đế căn cứ theo bí thuật mà Cửu Thiên Huyền Nữ truyền thụ, đã bày ra trận thế, đánh bại Xi Vưu. Xi Vưu bất lợi trong cuộc chiến, bèn sử dụng yêu thuật, khiến sương mù dày đặc trên chiến trường, khiến binh sĩ của Hoàng Đế không thể nào phân biệt được phương hướng, xông loạn các hướng, trận pháp đại loạn. Lúc này, Phong Hậu căn cứ theo bí học mà Thiên thư đã truyền chế tạo ra chỉ nam xa (xe chỉ nam), trên xe có điêu khắc một Tiên nhân, bất kể là bánh xe xoay chuyển thế nào thì tay của Tiên nhân vẫn cứ chỉ hướng Nam. Dưới sự dẫn dắt của chỉ nam xa, quân đội đã thoát ra được khỏi vùng sương mù.

Xi Vưu thấy quân đội của Hoàng Đế đã phá giải được sương mù, lại tiếp tục sử dụng yêu thuật làm loạn. Hoàng Đế cũng dùng thuật "Dịch sử Thần quỷ" (Sai khiến quỷ Thần), vời Ứng Long đến bình nguyên Ký Châu đánh Xi Vưu. Ứng Long tích nước chuẩn bị nhấn chìm đại quân Xi Vưu, còn Xi Vưu lại vời Phong Bá (Thần Gió) và Vũ Sư (Thần Mưa) thừa cơ giáng trận mưa to gió lớn. Đại quân của Hoàng Đế bị mưa to gió lớn thổi phân tán, khốn đốn không thể nào tiến lên được, và lại lần nữa trong vòng nguy hiểm. Lúc này, Hoàng Đế vời Thiên Nữ "Bạt" (Thần khô hạn) đến, đã dập tắt được gió mưa. Bạt là Thần Hạn Hán, bất kể bà xuất hiện ở đâu thì ở đó sẽ có đại hạn, không giọt mưa nào rơi xuống được, thế nên còn được gọi là "Hạn Bạt".

Sau khi gió lặng mưa tan, Hoàng Đế lại bày trận mới, gióng trống Quỳ Ngưu, khiến Xi Vưu chấn động, hồn bay phách tán, không thể nào hành động được. Vì vậy Ứng Long đã bắt sống được Xi Vưu. Hoàng Đế lệnh cho người đeo gông cùm cho Xi Vưu, để Ứng Long giết Xi Vưu ở gò Hung Lê, sau đó đem thi thể ông ta chia làm mấy mảnh, an táng ở 4 nơi khác nhau, để ngăn chặn ông ta có thể sử dụng yêu thuật sống lại. Sách "Sơn Hải kinh" có ghi chép: Sau khi Xi Vưu chết, gông cùm mà ông ta đeo bị vứt ở núi hoang, hóa thành rừng cây phong màu đỏ.

Hình: Hoàng Đế đánh bại Xi vưu, thống nhất các bộ tộc Hoa Hạ. (Ảnh NTD)

Sau khi trận chiến Trác Lộc kết thúc, Hoàng Đế đã thống nhất các bộ tộc Hoa Họa, từ đó đã mở màn nền văn minh 5000 năm Trung Hoa. Sau khi Hoàng Đế trở thành chủ của thiên hạ, dần dần đã bình định thiên hạ, xây dựng đô thành dưới chân núi Trác Lộc. Đương thời không phải ai ai cũng có họ, mà một bộ lạc là do quần tộc của mấy họ hợp thành. Là liên minh các bộ lạc to lớn, họ của bộ tộc Viêm Hoàng khá lớn. Mọi người bèn gọi mọi người trong bộ lạc Viêm Hoàng là "bách tính" (trăm họ). Còn người tộc Cửu Lê chiến bại bị bắt làm tù binh, bị gọi là "lê dân" (dân đen), có sự phân biệt với "bách tính". Trải qua sự không ngừng dung hợp qua rất nhiều năm, cuối cùng "lê dân" và "bách tính" được kết hợp liền với nhau thành "bách tính lê dân", trở thành tên gọi chung tất cả người dân.

Sách "Thập di ký" có ghi chép: Sau khi Hoàng Đế giết chết Xi Vưu, chọn bộ phận người thiện lương trong bộ lạc Cửu Lê di cư đến vùng Trâu Đồ, đưa những người hung bạo tàn ác di cư đến vùng đất lạnh lẽo phương Bắc. Đó chính là tổ tiên của các dòng họ Trâu, Đồ, Xi, Lê của người Hán ngày nay. Bộ tộc tàn dư còn lại của Xi Vưu chạy lưu tán khắp nơi, diễn biến thành Tam Miêu sau này. Đến thời vua Nghiêu, người Tam Miêu được di cư đến phía Tây, đến vùng núi Tam Nguy, sau này làm loạn, bị Đại Vũ tiêu diệt, bộ phận tàn dư còn lại trở thành người tộc Khương sau này. Sau này, trong lịch sử có một bộ phận không ngừng di chuyển về phía Nam, trở thành tổ tiên của tộc người Miêu, Dao ở miền Nam Trung Quốc, do đó cho đến nay, người Miêu vẫn luôn coi Xi Vưu là tổ tiên của họ để thờ cúng lễ bái.

Cường quốc quân sự đánh khắp thiên hạ không có đối thủ mà Xi Vưu là đại biểu, đã hoàn toàn thất bại trước quân đội chính nghĩa, nhân nghĩa của Hoàng Đế. Đây là cuộc chiến xảy ra cách đây hơn 4600 năm, quyết không phải là cuộc tranh đấu đơn giản giữa 2 bộ lạc, mà là phản ánh rằng, trên thế giới này, quá trình phát triển của lịch sử văn minh nhân loại cần phải tuân theo nguyên tắc trị quốc "lấy đức làm đầu, dùng nhân nghĩa trị quốc". Mà nguyên tắc này Thần đã sớm định ra rồi.

Chúng ta thấy, Thần không cho phép hình thái xã hội lấy chém giết làm chính, dùng bạo lực trị quốc được tồn tại lâu dài, Người không trị được thì Trời trị, Xi Vưu đã có năng lực của Thần rồi, nhưng trước Thần ở tầng thứ cao hơn - Cửu Thiên Huyền Nữ, thì Xi Vưu cũng không chịu nổi một đòn.

(Nhóm biên tập Văn hóa Cổ kim NTD)

Trung Hòa
Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Hoàng Đế 9 trận 9 bại, làm thế nào thắng được Xi Vưu?