Hoán đổi góc nhìn, suy xét vấn đề toàn diện theo Binh pháp Tôn Tử

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhà thơ Tô Đông Pha viết: "Nhìn ngang thành dãy núi, nhìn nghiêng thành đỉnh núi, xa gần cao thấp khác nhau. Không biết dung mạo thật của Lư Sơn, chỉ vì đang ở trong ngọn núi này". Thân ở trong Lư Sơn thì không thể biết được Lư Sơn, chỉ có ra khỏi núi mới có thể biết được núi.

Trước trận chiến, đầu tiên Tôn Tử phải xử lý câu hỏi làm thế nào giành chiến thắng, sau khi mọi thứ đã sẵn sàng và xác định rằng mình có thể giành chiến thắng, Tôn Tử không lập tức xông lên chiến trường mà ông bình tĩnh lại, bước ra và nhìn từ một góc độ khác, để không đưa ra phán quyết sai lầm. Tôn Tử nói: “Vì vậy, những người không hiểu hết tác hại của việc dùng binh thì không thể hiểu hết cái lợi của việc dùng binh”. (Tác chiến thiên).

Nếu không biết rõ tác hại của chiến tranh thì không thể biết chính xác chiến tranh có thể mang lại những lợi ích gì. Vì thắng chưa chắc đã có lợi, cần nghĩ đến những cái hại có thể xảy ra, sau khi xác định được chỗ lợi thì khai chiến cũng chưa muộn.

Có hai điểm quan trọng trong câu này của Binh pháp Tôn Tử, một là nhìn hai mặt, hai là nhìn thấu đáo. Nhìn từ hai mặt là nhìn ưu điểm nhưng cũng cần xem xét nhược điểm, nhìn thấu đáo là biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng cũng biết được lý do tại sao nó xảy ra.

Nhìn từ hai mặt là nhìn ưu điểm nhưng cũng cần xem xét nhược điểm, nhìn thấu đáo là biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng cũng biết được lý do tại sao nó xảy ra.
Nhìn từ hai mặt là nhìn ưu điểm nhưng cũng cần xem xét nhược điểm, nhìn thấu đáo là biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng cũng biết được lý do tại sao nó xảy ra. (Wikimedia Commons)

1 - Nhìn cả hai phía

Suy xét hai mặt như thế nào? Binh pháp Tôn Tử không xem xét cả mặt tốt và không tốt đồng thời. Toàn bộ “Binh pháp Tôn Tử” không đề cập một từ nào về lợi ích của chiến tranh, nhưng đều dùng ‘Tác chiến thiên’ để nói về tác hại của chiến tranh. Chiến tranh có tốt hay không, nhìn thoáng qua cũng thấy rõ. Hoặc có thể ông không đồng tình với chiến tranh. Chiến tranh trăm hại mà không điều lợi và chiến tranh là phương sách cuối cùng. Để cho mọi người biết chiến tranh phi lý như thế nào, ông lựa chọn các ví dụ phụ diện để mọi người biết chiến tranh khủng khiếp như thế nào. Hai cách nghĩ ​​này, tôi tin rằng Tôn Tử đều có, và tôi cũng tin rằng một người bách chiến sa trường cũng sẽ nghĩ như vậy.

2 - Ba cái hại của chiến tranh

Chúng ta trước tiên hãy xem Tôn Tử nói về tác hại của chiến tranh. Ông nói: “Phàm là phép dụng binh thì phải tính đến việc sử dụng ngàn cỗ xe tứ mã, ngàn cỗ binh xa, mười vạn binh sĩ mặc giáp trụ, và cung cấp lương thảo xa ngàn dặm. Chi phí trong ngoài, chi tiêu tiếp đón tân khách, chư hầu, vật tư bảo dưỡng khí tài như keo, sơn, chi phí trang bị xe ngựa áo giáp, mỗi ngày tốn ngàn vàng, sau đó đội quân 10 vạn người đó mới có thể xuất quân”.

Đoạn văn trên cho thấy tác hại của chiến tranh. Tác hại này đã là không chịu nổi, nhưng như vậy có thể thấy rõ tác hại của chiến tranh không? Tất nhiên là không, Tôn Tử tiếp tục nói: “Nếu dùng binh lâu ngày để giành chiến thắng thì binh sĩ mệt mỏi, giảm nhuệ khí, công thành sẽ tổn hao binh lực, quân đội tác chiến lâu dài bên ngoài thì tài sản quốc gia thiếu thốn. Hễ binh sĩ mỏi mệt mất nhuệ khí, binh lực hao tổn, quân nhu dùng hết thì chư hầu sẽ thừa cơ nổi lên, dẫu là người có trí tuệ cung không có kết quả tốt được".

Nếu dùng binh lâu ngày để giành chiến thắng thì binh sĩ mệt mỏi, giảm nhuệ khí, công thành sẽ tổn hao binh lực, quân đội tác chiến lâu dài bên ngoài thì tài sản quốc gia thiếu thốn.
Nếu dùng binh lâu ngày để giành chiến thắng thì binh sĩ mệt mỏi, giảm nhuệ khí, công thành sẽ tổn hao binh lực, quân đội tác chiến lâu dài bên ngoài thì tài sản quốc gia thiếu thốn. (Miền công cộng)

Đoạn trước nói về cái hại trước mắt, đoạn này nói về cái hại lâu dài. Khi chiến tranh xảy ra, không phải muốn dừng là dừng, kéo lâu thì khí giới hao mòn, sĩ khí sa sút, bất mãn, ốm đau, binh đao, đất nước điêu tàn. Điều đáng lo hơn nữa là đánh nhau rồi sẽ có “ngư ông đắc lợi”. Các nước khác sẵn sàng lợi dụng, đây là tác hại của bên thứ ba. Thiệt hại lâu dài và các thiệt hại khác sẽ làm cho thiệt hại do chiến tranh gây ra khó có thể ước tính được.

Vậy phải làm thế nào? Tôn Tử đưa ra cách suy xét giảm thiểu rủi ro, chuyển họa, ông nói: "Vì kéo dài lâu ngày, ắt sẽ có cái hại lớn như vậy, thì phải 'đánh nhanh, vừa giải quyết nhanh'. Nếu không sẽ đứt nguồn cung lương thực, thế thì phải "lấy lương thực của địch", đánh tới đâu ăn tới đó, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh!”.

Tôn Tử đã nhìn thiệt hại của chiến tranh từ ba khía cạnh: thiệt hại trước mắt, thiệt hại lâu dài và các thiệt hại khác. Tác hại trước mắt xem xét sự tương quan phúc và họa giữa các sự vật, nhìn nhận từ tư duy lợi hại. Tác hại lâu dài cộng với yếu tố thời gian, điều này được nhìn nhận từ tư duy biến động. Việc xem xét tác hại khác có tính tới không gian, điều này nhìn từ tư duy tổng thể. Ba góc độ tư duy này mang đầy đủ tư duy biện chứng, khác hẳn với tư duy góc nhìn đơn thuần, tư duy tuyến tính và tư duy logic của chúng ta, chúng cung cấp cho chúng ta những góc nhìn khác nhau, rất thú vị.

3 - Tư duy lợi và hại

Tôn Tử nói: “Người không hiểu hết tác hại của việc dùng binh thì không thể hiểu hết được lợi ích của việc dùng binh”.

Tôn Tử nói: “Người không hiểu hết tác hại của việc dùng binh thì không thể hiểu hết được lợi ích của việc dùng binh”.
Tôn Tử nói: “Người không hiểu hết tác hại của việc dùng binh thì không thể hiểu hết được lợi ích của việc dùng binh”. (Epoch Times)

Tư duy xem xét từ hai mặt ưu và khuyết điểm cũng giống như cách nói “một âm một dương” trong Chu Dịch và cùng quan điểm của Lão Tử về "Vạn vật đều mang âm và mang dương". Cả Chu Dịch và Lão Tử đều cho rằng trời đất vạn vật đều là sự kết hợp của âm và dương, nhất thể lưỡng diện, vạn vật đều có tính hai mặt nên phải nhìn vạn vật từ hai phía mới thấy được toàn bộ bức tranh của một sự vật.

Ví dụ, khi đầu tư vào cổ phiếu, tôi chỉ muốn một ngày đổ vào túi 10% giới hạn tăng, nhưng không nghĩ tới giới hạn giảm cũng là 10%, không màng tới rủi ro. Hoặc ngược lại, tôi chỉ nghĩ đến giới hạn mất 10% và bỏ qua việc có thể tăng giá mà kiếm được 10% rồi không dám đầu tư. Đây đều là sai lầm chỉ nhìn một góc vấn đề. Chu Dịch viết: "Ý nghĩa của "Kháng" là biết tiến mà không biết lui, biết tồn nhưng không biết vong, biết được nhưng không biết mất. Người biết tiến, biết lui biết tồn biết vong mà không mất chính nghĩa mới là bậc Thánh nhân!"

Nếu bạn quen nhìn một phía, tất nhiên bạn sẽ không nhìn thấy sự thật hoàn toàn và có thể đưa ra những nhận định sai lầm.

Cuối năm 2008, vụ án gian lận tài chính lớn nhất trong lịch sử nổ ra, cựu chủ tịch Nasdaq, Bernard Madoff, bị buộc tội lừa đảo 50 tỷ USD. Trò lừa đảo này đã kéo dài hai mươi năm. Nhiều người bị lừa là những người nổi tiếng trong chính trị và kinh doanh, và họ là những người tài giỏi xuất chúng trong mọi tầng lớp xã hội, nhưng họ đều bị lừa. Nhiều người cảm thấy khó tin, một nhà từ thiện có nền tảng tài chính như thế, không thích phô trương, lại có thể ổn định lợi nhuận cho nhà đầu tư lại đi lừa người. Nhưng sự thực, ông ta là người không đáng tin.

Cuối năm 2008, vụ án gian lận tài chính lớn nhất trong lịch sử nổ ra, cựu chủ tịch Nasdaq, Bernard Madoff, bị buộc tội lừa đảo 50 tỷ USD.
Cuối năm 2008, vụ án gian lận tài chính lớn nhất trong lịch sử nổ ra, cựu chủ tịch Nasdaq, Bernard Madoff, bị buộc tội lừa đảo 50 tỷ USD. (Getty)

Những nhà đầu tư đầu tư vào Madoff, thực tế, chỉ cần bình tĩnh và tự hỏi một câu, những khoản đầu tư hấp dẫn này có thực sự ổn không? Có thể sẽ tìm ra những sơ hở và tránh được những tổn thất lớn.

Khi thấy “lợi” thì cần nghĩ đến “hại”, khi thấy “hại” thì cần nghĩ đến “lợi”. Đây là tư duy đầu tiên mà Tôn Tử dạy chúng ta để tránh đánh giá sai. Thông thường chúng ta không quen cách suy xét thế này vì chúng ta quen nhìn vào những thứ bản thân muốn nghĩ tới, và tự động bỏ qua những thứ bạn không muốn nghĩ tới. Nhưng cái gì cũng có hai mặt. Nếu chúng ta không nhìn theo cả hai mặt thì tất nhiên sẽ đánh giá sai.

Những người có thói quen suy xét lợi hại có thể nhanh chóng thay đổi tâm thái khi họ gặp phải thất bại hoặc khủng hoảng mà không bị mắc kẹt trong các vấn đề.

Bài thơ “Trung Nam Biệt Nghiệp” của Vương Duy viết: “Hành đáo thủy cùng xứ, tọa khán vân khởi thời”. (Đi đến nơi tận cùng của dòng nước, thì ngồi xuống ngắm mây bay lên)

Dọc sông thưởng ngoạn cảnh đẹp, bỗng sơn cùng thủy tận, nhiều người sẽ cảm thấy buồn bã thất vọng. Nhưng Vương Duy lập tức thay đổi suy nghĩ, không có cảnh sông nước để ngắm, có thể ngồi trên đất, nhìn ngắm mây gió trên bầu trời, cũng thấy thích thú.

Vương Duy lập tức thay đổi suy nghĩ, không có cảnh sông nước để ngắm thể thấy, có thể ngồi trên đất, nhìn ngắm mây gió trên bầu trời, cũng thấy thích thú.
Vương Duy lập tức thay đổi suy nghĩ, không có cảnh sông nước để ngắm thể thấy, có thể ngồi trên đất, nhìn ngắm mây gió trên bầu trời, cũng thấy thích thú. (Miền công cộng)

Một đêm nọ, Tô Đông Pha về nhà khi đã ngà ngà say, người nhà đã ngủ say, gõ cửa thế nào cũng không ai ra mở, nhưng ông cũng không kêu to bảo người mở cửa. Ông xoay người chống gậy, lặng lẽ nghe tiếng nước chảy, khiến lòng ông tĩnh lại, ngẫm lại kiếp này cứ nôn nóng chạy theo chuyện phàm tục, có mấy lần sống cho mình? Vì vậy, quyết định rời khỏi cái thế tục này: "Từ nay thuyền nhỏ trôi, gửi thân chốn sông hồ".

Tư Mã Thiên ca ngợi Quản Trọng là người biết biến tai họa thành phúc, trong “Sử ký: Quản Yến liệt truyện" có nội dung:

"Trận chiến Tề Lỗ, nước Lỗ bị bại trận, Lỗ Trang Công cầu hòa. Khi hội thề minh ước sắp bắt đầu thì thích khách của nước Lỗ là Tào Muội cầm dao ép Tề Hoàn Công trả lại nước Lỗ. Để thoát hiểm Tề Hoàn Công đành hứa chấp nhận nhưng sau đó hối hận không muốn thực hiện. Quản Trọng ngăn lại và nói: “Không được vì cái lợi nhỏ mà thất tín với các nước chư hầu”. Quản Trọng nhân cơ hội tạo dựng chữ Tín với thiên hạ và thu phục danh tiếng cho Tề Hoàn Công."

Tư Mã Thiên nói: 'Biết cho đi để nhận lấy, đó là là bảo bối của người làm chính trị'. Chìa khóa để Quản Trọng biến họa thành phúc là ông hiểu được tư duy lợi, hại ‘cho đi chính là nhận được'".

Vương Duy, Tô Đông Pha, Quản Trọng đều là những người biết nghĩ đến cái lợi và cái hại nên không việc gì có thể làm khó được họ. Và nhờ sự hiểu biết đó của họ mà những bài thơ họ để lại có thể gây được tiếng vang cho thế hệ mai sau.

Tô Đông Pha lặng lẽ nghe tiếng nước chảy, khiến lòng ông tĩnh lại, ngẫm lại kiếp này cứ nôn nóng chạy theo chuyện phàm tục, có mấy lần sống cho mình? (Epoch Times)
Tô Đông Pha lặng lẽ nghe tiếng nước chảy, khiến lòng ông tĩnh lại, ngẫm lại kiếp này cứ nôn nóng chạy theo chuyện phàm tục, có mấy lần sống cho mình? (Epoch Times)

4 - Tư duy động

Thời gian sẽ thay đổi mọi thứ, và thường thay đổi theo chiều hướng đối lập. Lão Tử nói: “Phản giả đạo chi động” (cái ngược lại chính là hướng vận động của Đạo). Phản là chuyển động ngược lại, chẳng hạn như “mặt trời ban trưa thì sẽ xế bóng, trăng tròn thì sẽ khuyết”.

Việc chuyển sang mặt đối lập nói với chúng ta rằng, không phải sợ hãi những khó khăn trước mắt, bởi vì chúng ta biết rằng: “thống khổ rồi sẽ qua, lưu lại sẽ là mỹ lệ”, “Mùa đông đã đến, mùa xuân còn xa không?”. Nhưng sự thay đổi mặt đối lập cũng cho chúng ta biết: Khởi nghiệp đã khó, giữ vững thành công không dễ, chỉ trong nháy mắt, những tòa nhà dựng lên mai sẽ sụp đổ. Đây là lý do chính khiến Tôn Tử phải cân nhắc tới yếu tố thời gian khi đề cập đến thiệt hại của chiến tranh. Và trong cuộc sống chẳng phải cũng như vậy sao? Như “Thái Căn Đàm” đã nói: “Phải hiểu rằng thịnh cực ắt suy, cần hiểu được bĩ cực thái lai, mới có được nội tâm thản đãng”.

Biến đổi sẽ không xảy ra ngay lập tức, sẽ có một điểm tới hạn, đó là "vật cực tất phản”, và "cực" chính là điểm tới hạn.

Chúng ta cần tôn trọng quy luật tự nhiên này. Vì vậy mặc dù nó sẽ biến đổi nhưng không nên lo lắng. Ta cần học cách chờ đợi, dục tốc bất đạt, vô ích, và quả bị ép hái sẽ không ngọt.

Tôn Tử nói: “Người giỏi dùng binh xưa thì trước tiên tạo ra điều kiện khiến kẻ địch không thể chiến thằng mình được, sau đó đợi cơ hội chiến thắng kẻ địch”.

Chúng ta cần tôn trọng quy luật tự nhiên này. Vì vậy mặc dù nó sẽ biến đổi nhưng không nên lo lắng. Ta cần học cách chờ đợi, dục tốc bất đạt, vô ích, và quả bị ép hái sẽ không ngọt. 
Chúng ta cần tôn trọng quy luật tự nhiên này. Vì vậy mặc dù nó sẽ biến đổi nhưng không nên lo lắng. Ta cần học cách chờ đợi, dục tốc bất đạt, vô ích, và quả bị ép hái sẽ không ngọt. (Miền công cộng)

Giặc mạnh phải đợi chứ không tấn công. Phạm Lãi nói với Việt vương Câu tiễn rằng "mười năm sản xuất tích lũy, mười năm dạy bảo huấn luyện", chính là chờ đợi đến bước ngoặt thịnh suy của nước Ngô. Tào Quế luận chiến rằng đợi đối thủ đánh trống ba lần rồi mới tấn công, chính là nhận thấy bước ngoặt tâm lý “tiếng trống đầu làm tinh thần hăng hái, tiếng thứ 2 đã suy rồi, tiếng thứ 3 là kiệt”.

Thời gian đôi khi có lợi trong ngắn và hại cho lâu dài, có khi ngược lại. Nếu chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt mà không nhìn lâu dài sẽ có thể sai. Người không lo xa, ắt có phiền gần. Điều này rất quan trọng đối với việc lên kế hoạch trong cuộc sống của chúng ta, đối với các nhà đầu tư cũng vậy. Thị trường đầu tư thường có hiện tượng triển vọng trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Nếu không hiểu rõ yếu tố thời gian này, sẽ không nắm được định hướng phát triển thì khó có lãi.

Khi Tử Sản chấp chính ở nước Trịnh, đã thể hiện đầy đủ trí huệ này. Trong Tả Truyện có viết:

Hãn Hổ nước Trịnh muốn để Doãn Hà cai quản phong áp ​​của mình. Tử Sản nói: “Doãn Hà còn quá trẻ, e không đảm nhiệm được”.

Hãn Hổ nói: “Người này thận trọng và tốt bụng. Ta thích hắn. Hắn sẽ không phản bội. Hãy để hắn học, sau này hắn sẽ làm được".

Tử Sản nói: "Không được! Thích một người thì chỉ muốn làm những việc có lợi cho người đó. Bây giờ thích một người, lại giao việc chính sự quan trọng cho người đó. Giống như một người không biết dùng dao mà để hắn cầm dao. Điều này sẽ hại hắn. Ngài thích hắn mà lại hại hắn, sau này ai dám mong được ngài thích? Như có miếng lụa đẹp liệu có để cho thợ đang học việc tới may? Chức vụ quan lớn, kẻ được bổ nhiệm dùng để bảo vệ mình mà ngài lại để cho một kẻ thực tập đảm nhiệm, điều này còn kinh khủng hơn giao tấm lụa đẹp cho người học việc cắt. Tôi chỉ nghe nói sau khi người ta học tập thành tài mới được tham chính, chứ chưa bao giờ nghe nói tham chính để học tập. Nếu ngài thực sự làm điều này, nó chắc chắn sẽ gây hại. Ví dụ như săn bắn. Những người thợ săn quen với bắn cung và cưỡi ngựa có thể kiếm được con mồi. Nếu chưa từng cưỡi ngựa và bắn cung, thì e rằng có thể vô tình bị ngã ngựa. Sao có thể nghĩ đến việc làm thế nào để kiếm được con mồi?".

Những người thợ săn quen với bắn cung và cưỡi ngựa có thể kiếm được con mồi. Nếu chưa từng cưỡi ngựa và bắn cung, thì e rằng có thể vô tình bị ngã ngựa.
Những người thợ săn quen với bắn cung và cưỡi ngựa có thể kiếm được con mồi. Nếu chưa từng cưỡi ngựa và bắn cung, thì e rằng có thể vô tình bị ngã ngựa. (Shutterstock)

Hán Hổ nói: "Ngài nói thật đúng! Ta thật sự là không đủ thông minh. Ta nghe nói, người quân tử biết nhìn xa trông rộng, kẻ tiểu nhân chỉ biết nhìn chỗ nhỏ, nhìn trước mắt. Ta là kẻ tiểu nhân. Ta chỉ biết bảo vệ cẩn thận bộ y phục đang mặc trên người, những vị trí quan lớn, chăm lo thái ấp là để bảo vệ mình, thì lại xa lánh, xem nhẹ. Không có những lời của ngài, e rằng ta sẽ mắc sai lầm lớn! "

Tử Sản biết cách nhìn xa và chỗ rộng lớn nên có thể nhìn thấy những điểm mà Hán Hổ không thể nhìn thấy, giúp Hán Hổ tránh đưa ra những quyết định sai lầm, loại bỏ được tai họa có thể xảy ra. Đây là trí huệ của việc hiểu rõ cái lợi cái hại lâu dài.

5 - Tư duy tổng thể

Tư duy tổng thể là nhìn mọi thứ từ bức tranh lớn: “Người không mưu tính toàn cục thì không thể mưu tính được cục bộ”. Trận chiến phải dựa trên chiến lược. Cũng giống như trận bóng, ý chí của cá nhân cũng phải phù hợp với lợi ích của cả đội. Quan điểm về chiến tranh của Tôn Tử là cái nhìn lớn thiên hạ, không chỉ giới hạn trong tầm nhìn hạn hẹp giữa hai quốc gia, điều này cũng nhắc nhở chúng ta từ quan điểm của sự vật.

Trang Tử từng kể một câu chuyện về một con bọ ngựa bắt ve sầu. Ông nhìn thấy một con chim sẻ với đôi mắt to và đôi cánh rộng bay ngang qua trước mặt, còn va vào đầu ông nữa. Ông thấy thật kỳ lạ sao con chim này không để ý gì tới ông. Ông cầm súng cao su lên và chuẩn bị bắn nó, nhưng con chim chẳng cảnh giác. Hóa ra nó đang theo dõi một con bọ ngựa trên cây phía trước. Con bọ ngựa lại cũng không để ý có con chim đang rình. Hóa ra con bọ ngựa đang thèm thuồng một con ve sầu phía trước. Sự này khiến Trang Tử cảm thấy lạnh sống lưng. Hóa ra những con vật nhỏ cũng chỉ biết nhìn vào cái lợi trước mặt mà bỏ qua cái hại sau. Thật đáng sợ. Nghĩ tới đây ông quay đầu thì đúng lúc người làm vườn xuất hiện. Người này tưởng Trang Tử vào vườn lấy trộm nên đã cầm gậy đánh ông. Trang Tử chạy về nhà và đóng chặt cửa không ra ngoài trong 3 tháng. Ông nghĩ, khi cười người khác ngốc nhiều khi chúng ta không nghĩ rằng chính mình cũng ngốc, và không nhận thức được thiếu sót của chính mình thì lại càng ngốc.

Tư duy tổng thể phải có một cái nhìn rộng. "Lục quốc luận" của Tô Triết đã phân tích rằng sáu nước lớn có lãnh thổ rộng gấp 5 lần và dân số gấp 10 lần nước Tần, nhưng cuối cùng đều bị Tần tiêu diệt. Ông cảm khái rằng những người này không thể suy nghĩ thấu đáo, nhìn thiển cận, không biết thời thế. Lý do là vì Hàn và Ngụy là tiền tuyến để chống lại sự xâm lược của Tần và bảo vệ các nước khác, tuy nhiên nước Tề, Sở, Yên và Triệu lại không muốn giúp đỡ để bảo vệ tuyến phòng thủ này, mà tự xé lẻ, tham cái lợi nhỏ, chém giết lẫn nhau, cuối cùng đi đến hủy diệt. Tôi nghĩ về Trang Tử, ông lấy sự tiêu dao làm mục tiêu sống của mình, nhưng làm sao có thể làm được điều đó? Ông nói rằng phải có tấm lòng lớn, vì vậy bài viết "Tiêu dao du" ông sử dụng sự tương phản giữa con chim bàng và chim sẻ để làm nổi bật sự khác nhau giữa ngao du 9 vạn dặm trên bầu trời cao và nhảy trong bụi cây. Đại tài mới có thể tiêu dao, "Đại" đã trở thành tiêu chí của toàn bộ sách Trang Tử. Nhà tư tưởng thời nhà Minh Trân Bạch Sa nói: “Nếu không có lòng bao dung rộng lớn như trời thì sao có thể thành Thánh nhân được", muốn thành bậc Thánh hiền, cần mang chứa vũ trụ trong tâm, tâm và tầm lớn rồi thì tự nhiên sẽ có kiến giải độc đáo.

Minh An
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hoán đổi góc nhìn, suy xét vấn đề toàn diện theo Binh pháp Tôn Tử