Hiểu nhầm về sự tồn tại của chữ Vạn (卍) (P.1) [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi nhìn thấy ký tự chữ Vạn (卍), đặc biệt là ở Đức, nhiều người đã nhầm tưởng đó là biểu tượng của Đức Quốc xã nên đã bài xích và phản đối nó. Tuy nhiên, ký tự chữ Vạn đã có lịch sử hàng chục nghìn năm có ý nghĩa, tầm ảnh hưởng sâu sắc đến sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

Hiệp hội Đa dạng ở Frankfurt, Đức đã tổ chức một cuộc diễu hành vào ngày 10 tháng 7, mời tất cả các nhóm sắc tộc tham gia. Trước khi sự kiện diễn ra, những người tập Pháp Luân Công địa phương hỏi ý kiến ​​người tổ chức, họ được thông báo là không được sử dụng đồ hình Pháp Luân, vì mặc dù Hitler đã trộm dùng chữ Vạn, nhưng người dân Đức vẫn không hiểu.

Một số người ở Đức kinh ngạc thốt lên khi nhìn thấy chữ Vạn, nhầm tưởng đó là biểu tượng của Đức Quốc xã, hoặc thậm chí còn gọi cảnh sát. Khi các học viên Pháp Luân Công ở Đức tổ chức diễu hành trong những năm đầu, một số người đã hiểu lầm khi nhìn thấy đồ hình Pháp Luân.

Vào mùa xuân năm 2003, người phụ trách Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp ở Đức bất ngờ nhận được bản cáo trạng từ Viện kiểm sát Mannheim, cáo buộc ông đã sử dụng các dấu hiệu bất hợp pháp (đồ hình Pháp Luân) trên các trang web tại Đức. Vài tháng sau, tòa án Mannheim ra phán quyết rằng đồ hình Pháp Luân là hợp pháp và hợp lý ở Đức.

Có một hình chữ Vạn trong đồ hình Pháp Luân, như trong hình bên dưới:

xếp hình đồ hình Pháp Luân
Vào năm 2019, 5.000 học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc xếp chữ quy mô lớn tại Công viên Đảo Thống đốc (Governor’s Island) ở New York, xếp hình đồ hình Pháp Luân và 3 chữ "Chân, Thiện, Nhẫn". (Nguồn ET)

Gần đây, Minghui.org đã đăng tải bài viết "Xua đuổi Nazi", giới thiệu về nguồn gốc của chữ Vạn, sự khác biệt cơ bản giữa chữ Vạn và biểu tượng của Đức Quốc xã, cũng như ý nghĩa của chữ Vạn đối với sự phát triển tương lai nhân loại. Bài viết được trích đoạn như sau:

Hitler gây ra Chiến tranh Thế giới lần thứ hai cùng với vô số người chết, cao nhất lịch sử nhân loại. Việc Đức Quốc xã tàn sát người Do Thái là một nỗi đau khổ sâu sắc mà loài người vẫn không quên.

Chữ "Chữ Vạn (Swastika) là biểu tượng của Đức Quốc xã" do Hitler tạo ra vẫn khiến nhiều người hoảng sợ. Chữ Vạn có thực sự thuộc về Hitler và Đức Quốc xã không?

Tuy nhiên, ngay cả khi Hitler còn sống cho đến ngày nay thì ông ta chỉ mới 132 tuổi, nhưng chữ Vạn đã tồn tại trong xã hội loài người ít nhất hàng chục nghìn năm.

Trong quá trình lịch sử từ 6.000 đến 10.000 năm, chữ Vạn đã truyền tải thông điệp gì? Dù ở phương Đông hay phương Tây, trong cung điện hay nhà tranh, chữ Vạn luôn được đặc biệt được ưa chuộng, tại sao?

Sống trong thời loạn thế ngày nay, chữ Vạn có thể mang lại cho chúng ta cát tường thế nào?

Mục lục:

Phần 1: Đồ hình cát tường đã được nhân loại biết đến ít nhất 6.000 năm trước

Phần 2: Chữ Vạn trong lời tiên tri của người Hopi

Phần 3: Chúa đã trở lại

Adolf Hitler sinh tháng 4 năm 1889. Vị cựu chính trị gia người Đức và nhà lãnh đạo Đảng Quốc xã này đã phát động Trận chiến Ba Lan vào tháng 9 năm 1939, dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh Thế giới thứ hai ở châu Âu. Vào ngày 30 tháng 4 năm 1945, thấy sắp bại trận, Hitler đã tự sát để tránh bị bắt.

Hitler là một trong những nhà hoạch định chính và là người khởi xướng Cuộc tàn sát người Do Thái (1941-1945). Dưới sự lãnh đạo của ông, Đức Quốc xã đã tàn sát ít nhất 5,5 triệu người Do Thái. Đồng thời, Chiến tranh Thế giới thứ hai đã giết chết 29,3 triệu binh lính và dân thường ở châu Âu, trong đó, số dân thường thiệt mạng cao nhất trong lịch sử chiến tranh nhân loại, khiến Chiến tranh Thế giới thứ hai trở thành cuộc chiến có số người chết cao nhất trong lịch sử nhân loại.

Ngày nay, không còn nhiều người sống sót sau cuộc tàn sát người Do Thái, tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người bị sốc khi nhìn thấy hình chữ Vạn. Hitler đã thành công trong việc tạo ra khái niệm "Chữ Vạn thuộc về Đức Quốc xã", và khiến chữ Vạn vẫn phủ bóng tối lên con người ngày nay, 80 năm sau khi thảm họa kết thúc.

Trên thực tế, ký hiệu chữ Vạn đã được tôn trọng trong xã hội loài người từ 6.000 đến hàng chục nghìn năm!

Ví dụ, bộ tộc Hopi của người da đỏ cổ đại sống ở Hoa Kỳ. Gần Khu bảo tồn, có một "viên đá tiên tri" quý giá. “Viên đá tiên tri” được vẽ nhiều lời tiên tri quan trọng trong bộ tộc Hopi có lịch sử hàng chục nghìn năm, trong biểu tượng tiên tri này có biểu tượng chữ Vạn mang ý nghĩa rất quan trọng.

Ở thời điểm mà đại dịch kéo dài 18 tháng và các đợt bùng phát dịch vẫn nối tiếp nhau, có lẽ nó sẽ đi đến hồi kết, và bí ẩn cuối cùng của nhân loại lịch sử sẽ sớm được giải đáp. Đối mặt với "chữ Vạn", một hình ảnh có thể mang thông tin quan trọng về vũ trụ. Hôm nay chúng ta có thể chỉ mất vài phút để truy tìm chữ Vạn trong biển lịch sử.

Chữ Vạn trên đồ gốm Hy Lạp cỏ đại
Ký hiệu chữ Vạn trên đồ gốm từ thời Hy Lạp cổ đại. (Phạm vi công cộng)

Phần 1: Đồ hình chữ Vạn cát tường đã được nhân loại biết đến trong ít nhất 6.000 năm

Chữ Vạn được gọi là Srivatsa trong tiếng Phạn, Swastika trong tiếng Anh, Wanzi trong tiếng Trung và Manji trong tiếng Nhật và “chữ Vạn” trong tiếng Việt. Nó có nghĩa là "cát tường hải vân tướng" (tướng biển mây cát tường) trong tiếng Phạn cổ. Ví dụ, chữ Vạn trên ngực của Đức Phật là "cát tường hải vân tướng". Biểu tượng này đại diện cho điềm lành và năng lượng tích cực của vũ trụ, thường xuất hiện trong các nền văn minh cổ đại ở phương Đông và phương Tây.

Người ta nói rằng, chữ Vạn được biết đến ở Ấn Độ và Trung Á vào khoảng 2.500 năm trước Công nguyên. Một nghiên cứu vào năm 1.933 đã chỉ ra rằng, có thể vào năm 1.000 trước Công nguyên, chữ Vạn đã từ Ấn Độ qua Ba Tư và Tiểu Á (Tây Á) du nhập vào Hy Lạp, sau đó vào Ý đến Đức.

Ở Đức, Bảo tàng Tây Berlin có một bộ sưu tập các Tấm Samarra được khai quật ở Iraq. Các nhà khảo cổ tin rằng, niên đại của món đồ gốm này là khoảng 5.000 năm trước Công nguyên, và có một "chữ Vạn" ở trung tâm cái đĩa vào khoảng 7.000 năm trước.

Ở Pháp, một chiếc bát gốm được cất giữ trong bảo tàng Louvre. Chiếc bát gốm 6.000 năm tuổi này cũng được vẽ hình chữ Vạn.

"Mesopotamia" là người Hy Lạp cổ đại gọi vùng Lưỡng Hà. "Lưỡng Hà" là sông Euphrates và sông Tigris. Nền văn minh cổ đại xuất hiện và phát triển trên vùng đồng bằng Lưỡng Hà nằm giữa hai con sông, được gọi là "Văn minh Mesopotamia" hay "Văn minh Lưỡng Hà", nằm ở Iraq ngày nay, và là một trong những nền văn minh sớm nhất của loài người.

Chữ viết hình nêm được phát minh bởi người Sumer vào khoảng 3.200 năm trước Công nguyên, Thư viện Ashurbanipal của người Assyria chứa 24.000 bản sách bằng đất sét cách đây hơn 2.600 năm, bao gồm lời tựa và phần tái bút, và 282 điều khoản của Bộ luật Hammurabi, các phép toán đại số của người Babylon về hình tam giác, những dự đoán chính xác về nhật thực và nguyệt thực của người Babylon vào năm 747 trước Công nguyên, v.v., đều thuộc về nền văn minh cổ đại của Lưỡng Hà.

Ở Trung Quốc, những chiếc bình gốm màu của lò gốm Mã Gia do Bảo tàng Cam Túc lưu giữ cũng có hình chữ Vạn làm hoa văn chính, hiện vật cổ này có lịch sử khoảng 5.000 năm.

Ở Anh, một tảng đá có hình chữ Vạn được phát hiện ở Yorkshire, khoảng 4.000 năm trước.

Ở Hy Lạp cổ đại (800 năm trước Công nguyên), ký tự chữ Vạn được sử dụng rộng rãi. Có những đồ hình chữ Vạn trên các tòa nhà, đền thờ, và chữ Vạn thường được vẽ trên các đồ gốm màu.

Ví dụ, một thùng chứa ngũ cốc được khai quật ở Hy Lạp được làm vào khoảng năm 700 trước Công nguyên. Trên có vẽ Thần Artemis (còn được gọi là Thần Mặt Trăng và Nữ thần Săn bắn), xung quanh có một vòng tròn hình chữ Vạn. Người Hy Lạp cổ đại đã sử dụng chữ Vạn để biểu thị sức mạnh thần thánh?

Chữ Vạn trong văn hóa Hy Lạp cổ đại
Chữ Vạn trong văn hóa Hy Lạp cổ đại (Nguồn minghui)

Một ví dụ khác là chiếc vò 2 tai ở đảo Thera, do Bảo tàng Khảo cổ học Quốc gia Athens lưu giữ, mô tả Trận chiến thành Troy nổi tiếng, có niên đại khoảng 900 năm trước Công nguyên, với ba chữ Vạn được vẽ trên đầu ngựa. Những chữ Vạn Hy Lạp cổ đại này có tuổi đời khoảng 3.000 năm.

Ở La Mã cổ đại (753 TCN-476 TCN), trên các kiến trúc như điện thờ có phù hiệu chữ Vạn, có tuổi đời gần 3.000 năm.

Trong lịch sử loài người, mối liên hệ giữa chữ Vạn và các vị Thần hầu như tồn tại ở khắp mọi nơi. Chữ "Swastika" cũng rất phổ biến trong thời kỳ đầu của Cơ đốc giáo, được mọi người yêu quý và tôn trọng, về sau được sử dụng để trang trí nhà cửa và vật dụng hàng ngày nhiều hơn.

Ở Ấn Độ cổ, Tây Tạng, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và các khu vực khác tin theo Phật gia, hình tượng chữ Vạn cũng rất phổ biến và quen thuộc. Đối với người các nước Đông Á và Đông Nam Á, chữ Vạn gắn liền với Đức Phật. Trong nhiều tác phẩm điêu khắc hoặc chân dung Đức Phật cổ đại, ngực của Đức Phật đều xuất hiện chữ Vạn.

Chữ Vạn trên các tượng Phật
Chữ Vạn trên các tượng Phật (Nguồn minghui)

Ở Israel, người ta cũng tìm thấy những viên gạch lát nền khảm các phù hiệu chữ Vạn từ tàn tích của thị trấn cổ Mamshit vào thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên.

Các tranh khảm cổ xưa bền theo thời gian, và khá phổ biến trong ở thời kỳ Byzantine của Đế chế La Mã (395-1453 sau Công nguyên) và thời Trung cổ (476 - 1492 sau Công nguyên).

Những viên gạch lát sàn khảm hình chữ Vạn được tìm thấy ở Israel khiến mọi người nhận ra rằng đồ hình chữ Vạn không liên quan gì đến chủ nghĩa diệt Do Thái, và chính Hitler đã buộc hai điều này lại với nhau.

Thật không may, so với cách con người ưa chuộng chữ Vạn hàng nghìn năm trước, thì phương pháp tuyên truyền của Hitler khi sử dụng chữ Vạn đen làm ký hiệu Đức Quốc xã đã kích thích các giác quan và thần kinh của con người.

May mắn thay, chúng ta có quyền tự do lựa chọn. Dù ý định của Hitler là gì thì nếu nhân loại không muốn trao hình chữ Vạn, biểu tượng “cát tường hải vân tướng”, cho Đức Quốc xã, thì Hitler cũng không thể nào cướp nó đi được nữa.

Huy Hải
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Hiểu nhầm về sự tồn tại của chữ Vạn (卍) (P.1) [Radio]