Hiện thế hiện báo: Quả báo vì đập vỡ tượng Đạo trong Cách mạng Văn hóa

Giúp NTDVN sửa lỗi

Người đập đầu tượng Đạo khi về nhà vào buổi tối cảm thấy đau nhức đầu không chịu nổi, nằm trên mặt đất vật vã quay tròn. Đây thực sự là hiện thế hiện báo, đầu tượng Đạo đã quay tròn trên mặt đất rất lâu. Anh ta đau đớn đến mức ngày ngày quay tròn trên mặt đất, chưa đến nửa tháng thì chết

Khi tôi còn nhỏ, tôi đã nghe cha tôi kể nhiều câu chuyện, cho đến nay, có một câu chuyện ký ức của tôi hơn 50 năm vẫn còn như mới. Đó là sau khi bùng nổ “Cách mạng Văn hóa” năm 1966 , Đảng Cộng sản Trung Quốc đã phát động nhiều chiến dịch nhằm phá “Tứ cựu”, và ngay cả nơi hẻo lánh của chúng tôi cũng không bỏ sót. Dù không có di tích lịch sử, danh nhân văn hóa, nhưng ngôi Đạo quán nhỏ duy nhất cũng không thể thoát khỏi thảm họa này.

Phía đông nhà tôi chừng sáu hoặc bảy dặm có một ngọn núi, chúng tôi gọi núi đó là Đông Sơn. Có một Đạo quán ở trên núi, trong Đạo quán chỉ có một lão Đạo sĩ họ Bành, mọi người đều gọi ông là Bành Lão Đạo.

“Cách mạng Văn hóa” bắt đầu, quân nổi dậy địa phương sai tay chân đến núi Đông Sơn đập phá tượng Phật, hai người xung phong cầm cuốc lên núi. Tại Đạo quán, một người trong số họ đã dùng cuốc chim đập vào đầu tượng Đạo rơi xuống, đầu tượng xoay tròn trên mặt đất một lúc lâu rồi mới dừng lại. Người còn lại cũng vung chiếc cuốc chim của mình, chỉ trong chốc lát, tượng Đạo đã bị đập nát.

Người đập đầu tượng Đạo khi về nhà vào buổi tối cảm thấy đau nhức đầu không chịu nổi, nằm trên mặt đất vật vã quay tròn. Đây thực sự là hiện thế hiện báo, đầu tượng Đạo đã quay tròn trên mặt đất rất lâu. Anh ta đau đớn đến mức ngày ngày quay tròn trên mặt đất, chưa đến nửa tháng thì chết. Còn người kia hơn một năm sau cũng chết. Mọi người đều nói đó là bị quả báo vì đã đập phá tượng Đạo.

Sau này, Bành Lão Đạo bị ép phải hoàn tục, bị đưa vào đội sản xuất thứ tư cải tạo lao động ở dưới núi, về sau người ta không biết tung tích của ông.

Đây là một câu chuyện có thật, và những người lớn tuổi đến bây giờ vẫn còn biết về nó. Như câu nói “Trên đầu ba thước có Thần linh”, ông Trời sẽ không dung thứ cho những kẻ phá đền chùa, đập phá tượng Phật, tượng Đạo, bức hại những người chính tín. Trên thực tế, có rất nhiều ví dụ như vậy trong lịch sử, dưới đây là một câu chuyện về quả báo của việc diệt Phật trong lịch sử:

Trong lịch sử Trung Quốc, bốn vị hoàng đế diệt Phật đều bị Trời trừng trị, đó là "Tam Vũ nhất Tông", tức Bắc Ngụy Thái Vũ Đế, Bắc Chu Vũ Đế, Đường Vũ Tông và Hậu Chu Thế Tông. Hãy cùng nhìn lại câu chuyện Bắc Chu Vũ Đế Vũ Văn Ung bị xét xử dưới địa ngục.

Vào năm Kiến Đức thứ ba (năm 574), Vũ Đế xuống chiếu cấm hai tôn giáo là Phật giáo và Đạo giáo, tất cả tượng và kinh sách của hai tôn giáo đều bị phá hủy, các nhà sư và Đạo sĩ bị bãi bỏ và họ được lệnh hoàn tục làm người dân.

Vào năm Tuyên Chính thứ nhất (năm 578), vào ngày Kỷ Sửu tháng 5, Chu Vũ Đế dẫn đại quân Bắc phạt. Vào ngày Đinh Dậu tháng 6, Chu Vũ Đế lâm bệnh nặng, phải trở về kinh thành ngay trong đêm, Chu Vũ Đế chết ngay trên xe, khi đó mới 36 tuổi.

Bị xét xử ở địa ngục

"Minh Báo Ký" chép rằng: Bạt Bưu là một viên quan quản lý và giám sát nghi lễ và ẩm thực, được sủng ái vì thường phục vụ Hoàng đế (Bắc Chu Vũ Đế). Sau khi Tùy Văn Đế lên ngôi, ông vẫn giữ nguyên chức vụ của mình. Vào năm Khai Hoàng, ông đột ngột qua đời dưới, vì trái tim của ông vẫn còn ấm áp nên gia đình ông không không nỡ chôn cất ông.

Ba ngày sau, ông tỉnh dậy và nói ngay rằng: “Đưa ta đến gặp Hoàng thượng, ta phải chuyển lời của Chu Vũ Đế”.

Mọi người sắp xếp để ông gặp Hoàng đế. Tùy Văn Đế hỏi ông muốn truyền đạt điều gì, ông nói:

Sau cái chết đột ngột, thần nghe thấy có người gọi tên mình, thần bèn theo anh ta đến một hầm ngầm lớn. Tất cả các con đường ở đó đều dẫn đến các đường hầm dưới lòng đất. Thần đi bộ đến cửa hang và thấy hơn một trăm người từ phía tây đang cưỡi trên lưng ngựa, họ đang canh giữ một người trông giống như một vị vua. Khi họ cưỡi ngựa vào trong hang động, thì mới biết rằng người đàn ông đó là Chu Vũ Đế. Thần thi lễ bái lạy Chu Vũ Đế. Vũ Đế nói: “Diêm Vương triệu khanh đến làm chứng về ta, khanh vốn không có tội”. Nói xong, Vũ Đế liền đi vào trong hang động.

Bức tranh còn sót lại trong bộ tranh "Địa phủ Thập Vương". (Nguồn ảnh: miền công cộng)
Bức tranh còn sót lại trong bộ tranh "Địa phủ Thập Vương". (Nguồn ảnh: miền công cộng)

Sứ giả cũng đưa thần vào trong hang động và đến cung điện, thần thấy Diêm Vương, Chu Vũ Đế rất kính trọng Diêm Vương. Sứ giả yêu cầu thần phải bái lạy Diêm Vương. Sau khi Diêm Vương thẩm vấn và thu thập bằng chứng, Vũ Đế ngồi vào chỗ của mình. Diêm Vương nói với thần rằng thần có thể đi về được rồi.

Thế là có người đưa thần ra ngoài cửa hang động, Vũ Đế bước ra nói với thần rằng: "Khanh hãy giúp ta chuyển lời đến Thiên tử nước Đại Tùy rằng, vàng, vải ngọc, lụa trong bảo khố hiện nay đều là do ta tích lũy. Vì ta khi còn sống làm đế vương đã phá hủy Phật pháp, nên bây giờ chịu khổ rất nhiều, xin ông ấy làm công đức cho ta”.

Thế là Tùy Văn Đế liền ra lệnh cho thiên hạ phải nộp mỗi gia đình phải bỏ ra một tiền để làm công đức siêu độ cho Bắc Chu Vũ Đế.

Diệt Phật là nghiệp tội lớn nhất

Chu Vũ Đế khi còn sống thích ăn trứng gà, nhưng cuộc sống của ông không xa hoa, ông rất thanh đạm, ăn cơm thô, tiết kiệm, đơn giản. Ông tháo dỡ những điện đường nguy nga, tráng lệ và phân phát cho dân nghèo. Thả tự do cho những nô lệ.

Hậu cung có hai phi, ba thế phụ, ba hoàng phi, ngoài đó ra, tất cả đều được cắt giảm.

Chu Vũ Đế bình định Bắc Tề và ban hành chỉ dụ, bãi bỏ sắc lệnh hà khắc của Bắc Tề, đồng thời trả tự do cho những nô lệ của quan phủ và tư gia. Ông yêu cầu Thứ sử đích thân kiểm tra, xác minh, đối với những người già yếu, ốm đau, tàn tật, neo đơn, đói ăn, hết lương thực thì cứu trợ, cấp cơm ăn áo mặc.

Chu Vũ Đế siêng năng cần kiệm, thương dân, có lẽ ông là một vị quân vương tốt! Vậy tại sao ông lại chết khi còn trẻ như vậy? Vì hủy diệt Phật Pháp, đã phạm vào đại tội trái nghịch với Trời nên ông bị báo ứng.

Ông Trời rất công bằng, cho dù bạn là quân vương của một nước hay người dân thường, chỉ cần bạn phỉ báng Phật Pháp, bạn sẽ bị trừng phạt vì tội bất kính với Thần Phật. Đó không chỉ là quả báo ở trần gian, mà ở địa ngục còn phải tiếp tục trả giá cho tội lỗi của mình. Không phải là nói con người chết rồi là hết chuyện.

Năm 438, Bắc Ngụy Thái Vũ Đế Thác Bạt Đào xuống chiếu lệnh cho các nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục để giải quyết vấn đề thiếu hụt nguồn binh lính quân đội. Năm 444, ông đã ban hành một sắc lệnh, lấy lý do là "Mượn ngày sinh của Tây Nhung (tức Phật Thích Ca), sinh ra yêu nghiệt”để trục xuất các nhà sư. Vào năm 446, Thôi Hạo tâu cần giết sạch Sa Môn và đốt kinh thư, phá hủy tượng. Thác Bạt Đào đã ban hành một sắc lệnh, đốt các kinh Phật, phá hủy tượng Phật, chùa, và chôn sống các nhà sư.

Năm 452, Thác Bạt Đào bị một hoạn quan giết chết khi mới 45 tuổi. Thôi Hạo cũng bị tiêu diệt cả gia tộc.

Tháng 8 năm Hội Xương thứ 5 (năm 845), Đường Vũ Tông Lý Viêm đã phá hủy nghiêm trọng các ngôi chùa Phật giáo, và xuống chiếu ra lệnh phá dỡ hơn 4.600 ngôi chùa lớn và hơn 40.000 ngôi chùa nhỏ. Một số lượng lớn kinh Phật bị đốt cháy, tượng Phật bị phá hủy để đúc tiền, hơn 260.000 nhà sư và ni cô bị buộc phải hoàn tục. Trong lịch sử được gọi là "Hội Xương diệt Phật." Sau đó, Đường Vũ Tông Lý Viêm bị ngộ độc sau khi dùng quá liều thuốc trường sinh, bị chết ở tuổi 33.

Năm 955, Chu Thế Tông Sài Vinh đã ban hành một sắc lệnh cấm tự xuất gia đi tu. Ngoài những ngôi chùa Phật giáo có hoàng đế đề chữ thì có thể được giữ lại, mỗi huyện chỉ được giữ lại một ngôi chùa, còn lại những ngôi chùa khác đều bị phá hủy. Tổng cộng 30.360 ngôi chùa đã bị phá hủy trên khắp đất nước, các tượng Phật bị phá hủy để đúc tiền, và gần một triệu tăng ni bị buộc phải hoàn tục. Chu Thế Tông qua đời vì bệnh đột ngột ở tuổi 39.

Nhìn bề ngoài, họ chết vì những lý do khác nhau, nhưng nguyên nhân thực sự là quả báo của họ vì đã hủy hoại Phật pháp.

Tường Hòa
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Hiện thế hiện báo: Quả báo vì đập vỡ tượng Đạo trong Cách mạng Văn hóa