Hiền hậu truyện (kỳ 1): Khang Hy hoàng đế tự mình tuyển chọn nàng dâu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi hoàng hậu La Nạp thị mất, hoàng đế Ung Chính vô cùng thương tâm. Từ khi còn ở ngôi hoàng tử cho đến bối lặc gia, hòa thân vương và cuối cùng là bước lên ngôi vị hoàng đế, trải qua biết bao hung hiểm, phong ba bão táp, đều là La Nạp thị cùng ông bước đi... Tại vị mới chỉ chín năm, nhưng nàng đã buông tay ông mà ra đi rồi...

Hiền hậu truyện (kỳ 1): Khang Hy hoàng đế tự mình tuyển chọn nàng dâu
Hiền hậu truyện (kỳ 2): Hoàng hậu hiền đức khiến Càn Long hoàng đế hoài niệm suốt 51 năm
Hiền hậu truyện (Kỳ 3): Hoàng hậu Nguyên Hựu Mạnh - Vị hoàng hậu có số mệnh ly kỳ nhất trong lịch sử
Hiền hậu truyện (Kỳ 4): Tín phụng thuật Hoàng Lão, Hoàng hậu hiền lương một lòng phò tá Đế vương trị quốc
Hiền hậu truyện (Kỳ 5): Khang Hy vì nàng mà tình hoài nhung nhớ
Hiền hậu truyện (Kỳ 6): Tuyệt thế giai nhân Tam Quốc tài hoa hiền đức vô thường

Vua Khang Hy tự mình tuyển chọn nàng dâu

Hiếu Kính Hiến hoàng hậu xuất thân từ gia tộc danh môn thế gia Ô Lạp Na Lạp thị, Chính Hoàng kỳ Mãn Châu. Cha hoàng hậu là Phí Dương Cổ thống lĩnh bộ binh lập công lớn, là người thân tín bên cạnh hoàng đế. Mẹ nàng là cháu đời thứ tư của tộc Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Ô Lạp Na Lạp thị nhỏ hơn vua Ung Chính ba tuổi, lúc còn bé nàng được vua Khang Hy rất yêu thích. Thường thì phúc tấn được chọn cho các a ca đều phải trải qua rất nhiều lượt tuyển chọn, do chính mẫu thân của hoàng tử đến quyết định. Nhưng khi nàng mười hai tuổi, Khang Hy Đế đã gạt bỏ những trình tự này, tự mình chỉ định nàng thành gia lập thất với tứ a ca Dận Chân (tức vua Ung Chính). Không lâu sau đó, nàng được phong làm phúc tấn.

Na Lạp thị thanh tú xinh đẹp, tính tình nhân ái khiêm nhường. Mặc dù nàng còn nhỏ tuổi, nhưng ngay khi đã thành thân liền thay thế Ung Chính phụng dưỡng cha chồng Khang Hy đế, mẹ chồng Ô Nhã và mẫu thân của vua Khang Hy Hiến hoàng thái hậu vô cùng chu đáo. Mỗi ngày ở trong cung nàng đều đến thăm hỏi sức khỏe ba vị trưởng bối, hầu hạ cha chồng dùng bữa trước mặt mẹ chồng và tất bật chăm sóc cung phụng Hoàng thái hậu. Mấy chục năm ròng như thế, mỗi ngày Na Lạp thị đều hết sức hiếu thuận, mãi cho đến cuối đời, cho nên ba vị trưởng bối đều rất yêu thương nàng. Mẹ chồng nàng tuy không ưa thích Ung Chính, nhưng bà đối với nàng dâu này lại vô cùng ưu ái.

Vua Ung Chính họa vẽ thê tử vào bộ tranh "Thập nhị mỹ nhân đồ"

Sau khi thành thân, Dận Chân và Na Lạp thị cùng trải qua cuộc sống gia đình đằm thắm, yêu thương, tôn trọng lẫn nhau.

Một trong những việc yêu thích trong sinh hoạt thường ngày của Na Lạp thị là thêu thùa may vá trong hậu cung, ngay cả cung nữ giỏi nhất cũng thêu không đẹp bằng nàng. Na Lạp thị thường hay ngồi cạnh chồng mà se chỉ thêu thùa, cái nào thêu được thật đẹp sẽ đưa cho Ung Chính xem.

Na Lạp thị thanh tú xinh đẹp, tính tình nhân ái khiêm nhường. Na Lạp thị hết sức hiếu thuận, cho nên ba vị trưởng bối đều rất yêu thương nàng. Mẹ chồng nàng tuy không ưa thích Ung Chính, nhưng bà đối với nàng dâu này lại vô cùng ưu ái. (Ảnh: Wikipedia)
Na Lạp thị thanh tú xinh đẹp, tính tình nhân ái khiêm nhường. Na Lạp thị hết sức hiếu thuận, cho nên ba vị trưởng bối đều rất yêu thương nàng. Mẹ chồng nàng tuy không ưa thích Ung Chính, nhưng bà đối với nàng dâu này lại vô cùng ưu ái. (Ảnh: Wikipedia)

Khang Hy Đế ban phủ Ung Hòa Cung cho tứ vương gia Dận Chân. Cả hai cùng nương tựa lẫn nhau trải qua hai mươi năm thăng trầm và cùng các hoàng tử khác bước vào trường kỳ nỗ lực để đoạt chức Thái tử. Thời kỳ ấy còn được gọi là "cửu tử tranh đoạt".

Sau đó, vua Khang Hy lại ban cho Dận Chân khu Viên Minh Viên. Ngày nay bức tranh "Ung Chính canh chức đồ" còn được bảo tồn tại Di Hòa Viên đã diễn tả tâm thái cuộc sống điềm đạm của họ năm xưa. Trong tranh "Canh chức đồ", Ung Chính chỉ thị họa sĩ vẽ tranh mình cùng thê tử. Dận Chân cấy mạ non, còn nàng thì đưa cơm, Dận Chân cân hàng hóa, nàng thì phụ giúp, Dận Chân bái lạy Thần linh, nàng cũng lạy cùng chồng và chăm sóc con trai nhỏ cạnh bên. Chàng làm ruộng nàng dệt vải, vẽ nên một bức tranh đầm ấm vui ca, rất mực thanh nhã điền viên.

Về sau, Ung Chính lại tiếp tục vẽ thê tử vào bức tranh "Ung Chính thập nhị mỹ nhân đồ". Năm thứ sáu sau khi thành thân, Na Lạp thị hạ sinh con trai trưởng Hoằng Huy. Bất hạnh là khi Hoằng Huy vừa lên tám đã chết yểu. Từ đó nàng không còn hoài thai thêm lần nào nữa. Để xoa dịu bớt nỗi đau thương của nàng, Ung Chính còn để cho nàng nhận nuôi dưỡng mấy vị cách cách.

Ung chính Đế: "Thiên hạ của trẫm chỉ có một vị hoàng hậu"

Khi Ung Chính lên ngôi, ông buộc phải tuyển chọn một phi tần để tương xứng với ngôi vị hoàng hậu, và Ung Chính đã sắc phong Na Lạp thị.

Theo lẽ thông thường, trong buổi lễ sắc phong hoàng hậu, nàng phải hướng về phía các quý phi nhận nghi thức chúc mừng, nhưng khi Ung Chính xem báo cáo do lễ bộ trình lên, ngài đã truyền ý chỉ rằng: "Trẫm đồng thuận với ý kiến của các khanh, chỉ là giảm bớt nghi thức dành cho các quý phi".

Niên quý phi là em gái của Đại tướng quân Xuyên Thiểm - Tổng đốc Niên Canh Nghiêu, khi đó địa vị của Niên quý phi chỉ đứng sau hoàng hậu, nàng rất được cưng chiều. Nhưng Ung Chính cũng không lo lắng hay do dự địa vị nhà nàng như thế nào, vẫn quyết định rằng: Thiên hạ của Trẫm chỉ có một vị hoàng đế, một vị hoàng hậu.

Thật ra Niên quý phi tính tình nhu hòa, thấu tình đạt lý, cũng không tranh đấu với đời, trước mặt hoàng hậu nàng luôn cung kính. Năm Ung Chính thứ ba nàng vì bệnh mà qua đời.

Niên quý phi là em gái của Đại tướng quân Xuyên Thiểm - Tổng đốc Niên Canh Nghiêu, khi đó địa vị của Niên quý phi chỉ đứng sau hoàng hậu, rất được cưng chiều. Nhưng Ung Chính cũng không lo lắng hay do dự địa vị nhà nàng như thế nào, vẫn quyết định rằng: Thiên hạ của Trẫm chỉ có một vị hoàng đế, một vị hoàng hậu. (Ảnh: Wikipedia)
Niên quý phi khi đó địa vị chỉ đứng sau hoàng hậu, rất được cưng chiều. Nhưng Ung Chính vẫn quyết định rằng: Thiên hạ của Trẫm chỉ có một vị hoàng đế, một vị hoàng hậu. (Ảnh: Wikipedia)

Bước lên ngôi vị hoàng hậu, Na Lạp thị trước sau vẫn không có gì thay đổi khác biệt, nàng vẫn đối đãi với mọi người dưới thì ôn hòa trên thì cung kính, thậm chí lúc này đã là bậc mẫu nghi thiên hạ nhưng nàng vẫn hết sức khiêm nhường.

Dù cho hoàng thất của cải trù phú khắp nơi, nhưng nàng vẫn giữ nguyên bản tính tiết kiệm và phẩm hạnh của mình. Từ quần áo trang sức cho đến dụng cụ sinh hoạt thường ngày vẫn luôn mộc mạc giản đơn, không lộng lẫy hoa lệ. Trong cung cũng có trang trí đồ vật nhưng sẽ không thể tìm thấy một thứ đồ quý hiếm nào.

Thời gian mỗi ngày của Ung Chính đều trải qua cuộc sống tại Viên Minh Viên, hoàng hậu luôn ở cạnh bên tỉ mỉ chu đáo chăm sóc cho ông. Ung Chính thường không thích nghe ca múa hát hay đam mê xuân sắc, cũng chẳng ưa thích nuôi dưỡng thú cưng. Ngài chỉ thích lưu luyến say đắm nước non sông núi trong khu vườn Viên Lâm, còn hoàng hậu những lúc nhàn hạ rảnh rỗi sẽ cùng ông dạo bước ngắm cảnh quanh khu vườn. Ung Chính những lúc vui thích cũng sẽ uống chút rượu, có khi là thích thú với những món đồ tân tiến đến từ phương Tây như dụng cụ nhiệt độ, kính viễn vọng, hoàng hậu cũng vui lòng vì những sở thích của ông.

Na Lạp thị còn phụ giúp hoàng đế cứu trợ thiên tai. Từ năm đầu tiên của Ung Chính, nàng thường hay ban thưởng cho những người già ở độ tuổi 70, 80 và 90, nàng trở thành tấm gương sáng về tôn kính quý trọng người lớn tuổi cho người trong thiên hạ noi theo.

Ân tình với mẹ con Hoằng Lịch (Càn Long)

Có thời gian hoàng hậu Na Lạp thị từng nuôi nấng chăm sóc hoàng tử Hoằng Lịch, có thể nói nàng cũng chính là người mẹ thứ hai của Hoằng Lịch.

Thuở còn là Ung Thân Vương phúc tấn, Na Lạp thị có lần đã cùng chồng cung thỉnh Khang Hy Đế giá lâm Viên Minh Viên, đúng lúc đó Hoằng Lịch cũng vừa đến chơi. Khang Hy thấy Hoằng Lịch liền vô cùng yêu thích. Sau đó, nàng lại tạo thêm cơ hội cho Khang Hy và Hoằng Lịch gặp nhau nhiều hơn, cũng giới thiệu mẹ của Hoằng Lịch là Nữu Hỗ Lộc thị bái kiến Khang Hy. Nàng đóng một vai trò quan trọng trong việc hậu thuẫn để sau này Hoằng Lịch lên kế thừa ngôi vị, điều này đối với mẹ con Hoằng Lịch chính là một ân huệ.

Ung Chính và mẹ đẻ tình cảm không hòa hợp, thế nên nàng luôn là người hòa giải giữa mẹ chồng và chồng. Na Lạp thị đối với những đứa trẻ con của các phi tần đều xem như con của chính mình.

Hoằng Lịch (Hoàng đế Càn Long) tuy không phải là ruột thịt với Niên thị, nhưng sự lên ngôi sau này của ông có phần không nhỏ là nhờ công dìu dắt của nàng, vì vậy, mẹ con Hoàng Lịch đội ơn rất lớn đối với Niên thị.
Hoằng Lịch (Hoàng đế Càn Long) tuy không phải là ruột thịt với Niên thị, nhưng sự lên ngôi sau này của ông có phần không nhỏ là nhờ công dìu dắt của nàng, vì vậy, mẹ con Hoàng Lịch đội ơn rất lớn đối với Niên thị. (Ảnh: Wikipedia)

Hoàng hậu đối xử với các phi tần, cung nữ đều hòa nhã, bình đẳng với nhau. Nàng là người chủ trì trông coi hậu cung, luôn lấy đức mà thu phục lòng người. Cho nên hậu cung trên dưới đều vô cùng hòa thuận, gọn gàng ngăn nắp, có thể nói hoàng hậu Na Lạp thị đã giúp cho Ung Chính không phải lo lắng đến việc hậu cung mà chuyên tâm trị vì đất nước.

Bốn mươi năm vẫn như ngày đầu

Trong lòng Ung Chính, hoàng hậu luôn giữ một vị trí quan trọng. Khi hoàng hậu nhiễm phải phong hàn, Ung Chính hoàng đế mệnh lệnh cho ngự y Ngô Khiêm chữa trị cho nàng hết sức cẩn trọng.

Năm Ung Chính thứ tám, hoàng đế mắc phải một cơn bệnh nặng, ngay cả chuyện hậu sự cũng dự tính chuẩn bị, nhờ có hoàng hậu ngày đêm chăm sóc lo lắng hết lòng, cuối cùng bệnh tình của ông mới dần dần chuyển biến tốt. Thế nhưng sau đó, hoàng hậu lại bệnh không dậy nổi, phải chuyển sang dưỡng bệnh tại Sướng Xuân Viên.

Ngày đó, Ung Chính thân thể vừa mới khỏi bệnh, ông đã tự mình sang Sướng Xuân Viên thăm hoàng hậu. Khi ông vừa mới trở về cung không lâu, thì tin tức hoàng hậu bệnh qua đời liền truyền tới, Na Lạp thị hưởng dương 51 tuổi.

Ung Chính vô cùng thương tâm. Từ khi còn là hoàng tử cho đến bối lặc gia, hòa thân vương và cuối cùng là bước lên ngôi vị hoàng đế, trải qua biết bao hung hiểm phong ba bão táp, đều là nàng cùng ông bước đi... Tại vị mới chỉ chín năm, nhưng nàng đã buông tay ông mà ra đi rồi.

Vua Ung Chính đã tự mình nghĩ ra tên hiệu dành cho hoàng hậu là "Hiếu kính hoàng hậu". Ngày lễ tưởng niệm nàng ông viết chiếu thư đề rằng: "Khó được nhất chính là, bốn mươi năm từ đầu đến cuối nàng vẫn như ngày đầu".

Minh Lâu - Nơi an táng Na Lạp Hoàng hậu.
Minh Lâu - Nơi an táng Na Lạp Hoàng hậu. (Ảnh: Wikipedia)

Sau khi Na Lạp thị qua đời, Ung Chính Đế vẫn không lập hoàng hậu mới. Mỗi dịp giao thừa, tiết thanh minh, tiết trung nguyên, ông đều mệnh lệnh quan tư tế thờ cúng lăng tẩm của Hiếu Kính hoàng hậu thật chu đáo, đối với nàng trong lòng ông vẫn mãi tiếc thương mong nhớ. Bốn năm sau, Ung Chính cũng qua đời. Trước khi lâm chung, ông để lại di chúc căn dặn Càn Long, nhất định phải hợp táng và cử hành lễ cúng tế ông cùng Hiếu Kính hoàng hậu tại Thái Lăng.

Ngày đưa linh cữu của Hoàng đế Ung Chính và Hiếu Kính hoàng hậu Na Lạp thị vào Thái Lăng, đi phía trước đội ngũ là hoàng đế Càn Long cùng Nữu Hỗ Lộc thị hoàng thái hậu, cả hai mẹ con đều muốn đích thân đưa tiễn người phụ nữ đáng kính và quan trọng nhất trong cuộc đời mình lần cuối cùng.

Tiểu Liên (biên dịch)

Tác giả: Chu Uyển Nhi
Theo epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Hiền hậu truyện (kỳ 1): Khang Hy hoàng đế tự mình tuyển chọn nàng dâu