Hai tư thế ngủ của trẻ đáng để bố mẹ suy ngẫm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một tư thế ngủ phù hợp không chỉ cho phép trẻ ngủ thoải mái hơn mà còn giúp trẻ tăng trưởng và phát triển. Thực tế, tư thế ngủ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ mà còn là biểu hiện của trạng thái tinh thần tiềm thức của trẻ. 

Kỹ năng biểu đạt của trẻ còn hạn chế. Nếu cha mẹ có thể quan sát tư thế ngủ của con mình nhiều hơn, thì có thể giúp cha mẹ hiểu được trạng thái thực sự của con mình và nhu cầu tâm lý của trẻ.

Tư thế ngủ của trẻ phản ánh trạng thái tâm lý của trẻ. (Ảnh: pexels)

Tư thế ngủ của trẻ phản ánh trạng thái tâm lý của trẻ. Tư thế ngủ thẳng của trẻ có thể đồng nghĩa với việc trẻ đang chịu áp lực tâm lý lớn hơn. Cha mẹ nên chú ý quan sát nhiều hơn để xem trạng thái cảm xúc của trẻ có gì bất thường không.

Trẻ thường ngủ với hai tư thế này, mẹ cần cảnh giác trẻ rất có thể thiếu tình thương

Khi trẻ ngủ, tay chân đặt nghiêng và nằm ngửa, mặc dù tư thế ngủ này phổ biến hơn ở người lớn nhưng đối với trẻ, điều này có nghĩa là trạng thái tinh thần của trẻ căng thẳng hơn, ngay cả trong trạng thái ngủ say, tinh thần cũng không được thư thái hoàn toàn.

Sự căng thẳng, lo lắng trong nội tâm của trẻ được thể hiện đầy đủ qua tư thế ngủ, nếu cha mẹ không chú ý đến bản thân cũng có thể ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của trẻ như lầm lì thu mình, cực đoan, ít chia sẻ….

Sự căng thẳng, lo lắng trong nội tâm của trẻ được thể hiện đầy đủ qua tư thế ngủ. (Ảnh: pexels)

Một số trẻ thích cuộn tròn khi ngủ, mặc dù tư thế ngủ này trông rất đáng yêu và dễ thương nhưng thực chất lại là tư thế ngủ “điển hình” cho sự thiếu an toàn của trẻ. Trẻ cuộn tròn cơ thể khiến tâm hồn an nhiên, đồng thời điều này cũng đồng nghĩa với việc trái tim trẻ đang cảm thấy cô đơn, bơ vơ.

Nếu tình trạng này không được cha mẹ phát hiện kịp thời và tăng cường quan tâm, trẻ sẽ phát triển những nét tính cách quá nhạy cảm như tự ti, thiếu yêu thương, rụt rè và nhút nhát.

Một số trẻ thích cuộn tròn khi ngủ. (Ảnh: pexels)

Trong cuộc sống gia đình, cha mẹ có thể làm gì để đáp ứng nhu cầu an toàn trong lòng con trẻ?

Khi đứa trẻ ở giai đoạn sơ sinh, cha mẹ là thế giới của chúng, và trẻ đạt được sự hài lòng về cảm giác an toàn từ sự tương tác chặt chẽ với cha mẹ. Nếu cha mẹ có ít thời gian với con cái và không chú ý đến sự tương tác đôi bên, thì điều này có thể khiến nhu cầu cảm xúc trong lòng trẻ bị bỏ qua, dẫn đến thiếu an toàn.

Khi con ở giai đoạn sơ sinh, cha mẹ là thế giới của trẻ. (Ảnh: pexels)

Vì vậy, để trẻ trưởng thành đầy đủ về thể chất và tinh thần, các bậc cha mẹ cần dành thêm thời gian để bồi dưỡng chất lượng tinh thần trẻ.

Mặc dù kỹ năng diễn đạt của trẻ còn hạn chế, nhưng cha mẹ cũng không thể bỏ qua nhu cầu cảm xúc của trẻ. Chúng ta cần thiết lập một phương thức giao tiếp hiệu quả với trẻ, một bầu không khí giao tiếp hài hòa sẽ giúp trẻ bộc lộ những suy nghĩ thực sự của mình. Khi cha mẹ sẵn sàng trở thành đối tượng để trẻ tâm sự, thế giới nội tâm của trẻ sẽ rộng mở và đầy an yên.

Khi cha mẹ sẵn sàng trở thành ‘đối tượng’ để trẻ tâm sự, thế giới nội tâm của trẻ sẽ rộng mở và đầy an yên. (Ảnh: pexels)

Cha mẹ cần có những kỳ vọng hợp lý đối với con mình, nếu kỳ vọng của cha mẹ quá cao có thể gây áp lực tâm lý không đáng có cho trẻ, một khi những áp lực này vượt quá khả năng chịu đựng của trẻ rất có thể khiến trẻ căng thẳng, lo lắng. Vì vậy, cha mẹ cần có những kỳ vọng phù hợp theo nhịp tăng trưởng của con mình, để con mình lớn lên khỏe mạnh và vô tư.

Để hiểu thế giới nội tâm của trẻ thông qua tư thế ngủ của chúng, đây chỉ là một chi tiết trong cuộc sống, ngoài ra cha mẹ nên chú ý nhiều hơn đến hành vi và thói quen hàng ngày của con, từ đó hiểu rõ hơn tâm tư của con mình, giúp trẻ giải quyết kịp thời những khúc mắc trong lòng, đồng thời có thể phản hồi cảm xúc đầy đủ và ổn định hơn cho trẻ.

Khát khao yêu thương của trẻ luôn lớn hơn nhiều so với tưởng tượng của cha mẹ, vì vậy cha mẹ đừng vì những sơ suất của chính mình mà bỏ qua sự kỳ vọng của con cái.

Cao Nguyên

Theo Aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Hai tư thế ngủ của trẻ đáng để bố mẹ suy ngẫm