“Lạy Chúa Giêsu hãy giúp chúng con!”, “Nam Mô A Di Đà Phật”, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo, Chân-Thiện-Nhẫn Hảo”… là những lời cầu nguyện mà gần đây nhiều tài khoản facebook đăng trên trang cá nhân của mình với hy vọng dịch Coronavirus nhanh chóng qua đi, và bình an luôn đến với mọi người.

Những lời cầu nguyện gửi gắm thiện tâm của con người đối với con người, nhưng cũng thể hiện niềm tin vào Đấng tối cao mà mình tin tưởng và thờ phụng.

Có người sẽ nói: “Cầu nguyện thì được gì chứ?”...

Rất nhiều nghiên cứu về tâm lý đã chỉ ra rằng khi con người đối diện với khủng hoảng, đặc biệt khi đứng trước cái chết, họ thường cảm giác mình thật nhỏ bé. Hàng loạt những câu hỏi về cuộc đời: “Tôi là ai?”, “Tôi đã sống như thế nào?”, “Tôi đã làm được gì cho cha mẹ, vợ/chồng, con cái?”, hay có khi “Tôi đã làm gì mà phải chịu đau đớn đến như thế này?”… ập đến. Khi đối diện với cô đơn, tuyệt vọng và chết chóc, trong khi tìm kiếm hy vọng, ý nghĩa cuộc sống và giá trị cá nhân, họ cần được lắng nghe. Và họ cầu nguyện vì tin rằng một đấng tối cao nào đó sẽ lắng nghe và giúp đỡ họ.

Một người bạn làm bác sĩ tại khoa Hồi sức cấp cứu kể với tôi rằng: "Ở đầu giường của những bệnh nhân nặng, bệnh viện cho phép đặt một máy phát những lời cầu nguyện với âm lượng nhỏ - nếu bệnh nhân hay người nhà yêu cầu". Tôi thật sự ngạc nhiên. Theo như bác sĩ ở đó chia sẻ: "Các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân dần ổn định và các loại thuốc an thần cũng được giảm liều khi họ nghe cầu nguyện. Những lời cầu nguyện đem đến cho con người niềm hy vọng, sự an ủi, mong cầu được tha thứ, được siêu thoát…"

Những lời cầu nguyện đem đến cho con người niềm hy vọng, sự an ủi, mong cầu được tha thứ, được siêu thoát…

Những lời cầu nguyện đem đến cho con người niềm hy vọng, sự an ủi, mong cầu được tha thứ, được siêu thoát… (Ảnh: Shutterstock)

Lời cầu nguyện còn thể hiện tình yêu thương của con người với con người. Khi ai đó gặp nạn và gần như tuyệt vọng, bất cứ sự chia sẻ nào đều không có giá trị bằng một cái ôm, một bàn tay siết chặt và một lời hứa “Tôi sẽ cầu nguyện cho bạn”. Lúc đó, người ta không quan tâm người kia theo tôn giáo nào, Đạo nào, người ta chỉ tin rằng bất cứ vị Thần nào cũng có lòng từ bi với con người. Họ tin và hy vọng rằng khi con người tin Thần, Thần sẽ giúp họ. Ít nhất thì người đang trong cơn thập tử nhất sinh ấy cảm thấy yên lòng khi có một vị Thần mà họ tín phụng ở bên.

Khi tôi còn là một người theo chủ nghĩa vô Thần, tôi chỉ coi những điều này như một giải pháp tâm lý có hiệu quả. Có khi tôi còn cảm giác nực cười khi nghe bác sĩ an ủi người nhà bệnh nhân sắp ra đi: “Anh theo Đạo Chúa hay Đạo Phật? Anh và gia đình hãy cầu nguyện nhé!”.

Tôi đã bị sốc và bắt đầu nhận thấy suy nghĩ của mình thật nông cạn khi biết đến nghiên cứu về nước của tiến sĩ Masaru Emoto, giám đốc Viện Hado ở Tokyo, Nhật Bản. Trong cuốn sách của mình, mang tên: Thông điệp của nước, một trong những cuốn bán chạy do New York Times bình chọn, ông đã chứng minh thật thuyết phục giá trị của lời cầu nguyện. Masaru Emoto đã làm rất nhiều thí nghiệm quan sát tinh thể nước, trước và sau khi tiếp xúc với âm nhạc, từ ngữ, hình ảnh và lời cầu nguyện...

Những thay đổi kỳ diệu của tinh thể nước được mô tả trong cuốn sách kể trên đã làm thay đổi hoàn toàn nhân sinh quan của tôi về cuộc sống:

Trước khi nghe lời cầu nguyện, tinh thể nước méo mó, bị khuyết, và không có hình dáng cụ thể và xấu xí. Bất ngờ thay, tinh thể nước trở nên tuyệt đẹp như một bông tuyết đều đặn, tinh khiết và đẹp rực rỡ sau khi nghe cầu nguyện.

Tinh thể nước trở nên tuyệt đẹp như một bông tuyết đều đặn, tinh khiết và đẹp rực rỡ sau khi nghe cầu nguyện.

Tinh thể nước trở nên tuyệt đẹp như một bông tuyết đều đặn, tinh khiết và đẹp rực rỡ sau khi nghe cầu nguyện.

Khi liên kết với những hiểu biết về y học của mình tôi chợt hiểu ra, tại sao cổ nhân thường nói “bảy phần tinh thần ba phần bệnh”. Bạn biết không, nước chiếm gần 70% trong cơ thể con người. Vậy thì khi con người đang bi quan, đang tuyệt vọng, đang sợ hãi, đang đau đớn… tinh thể nước của họ sẽ thế nào? Chẳng phải là méo mó, là khuyết tật, là xấu xí hay sao?

Khi đó cơ thể của họ có thể hồi phục được tốt hay không? Có lễ bác sĩ cũng phải bó tay khi chính người bệnh không hợp tác hay chỉ muốn ra đi mà không thể dũng cảm đối diện với căn bệnh của mình. Nhưng, nếu họ có niềm tin và cầu nguyện, điều kì diệu có thể xảy ra. Bởi vì gần 70% cơ thể họ, các tinh thể nước, sẽ biến đổi theo chiều hướng tích cực. Khả năng đáp ứng với điều trị của họ cũng sẽ tốt hơn.

Khi tai nạn liên tục xảy ra tại Trung Quốc như dịch Coronavirus mới, dịch cúm gà H5N1, và gần đây nhất là trận động đất ở Tứ Xuyên, v.v. có rất nhiều người nói về ngày "Đại Thẩm Phán". Người ta cho rằng đạo đức của con người đã trượt dốc đến mức độ đáng sợ. Do đó, thiên tai, nhân họa sẽ lần lượt giáng xuống để cảnh tỉnh con người.

Có người mang tâm lý bài trừ Trung Quốc cho rằng “đúng lắm, làm nhiều điều xấu quá thì phải bị Trời phạt thôi”. Tôi thật sự không nghĩ như vậy. Trước vận mệnh sinh tử của con người, nếu thật sự là do Thần an bài thì đây là một lần cơ hội để con người chọn lựa cho mình một con đường.

Dịch bệnh ban đầu bùng phát ở Trung Quốc, sau đó nhanh chóng lây lan ra toàn thế giới. Tính đến nay, toàn thế giới đã có 227.22 triệu người mắc bệnh, trong đó 4.67 người tử vong. Những nước bị dịch bệnh tấn công, chịu thiệt hại nặng nề nhất là Mỹ, Ấn Độ, Brasil. Việt Nam hiện đứng thứ 47 thế giới về số lượng ca nhiễm bệnh là 645.6 nghìn, riêng Sài Gòn đã là 315.6 nghìn ca, chiếm 49% cả nước.

Người dân cả nước đang hướng về Sài Gòn và các tỉnh phía Nam, nhiều đoàn nhân viên y tế tình nguyện, tình nguyện viên đã không quản hiểm nguy vào Nam chi viện. Các nhóm thiện nguyện đem thực phẩm, nhu yếu phẩm, trang bị bảo hộ đến cho người dân. Những suất ăn miễn phí, những chuyến xe thiện nguyện, những 'siêu thị 0 đồng' được lập ra. Tình nghĩa truyền thống lá lành đùm lá rách, bầu ơi thương lấy bí cùng, tưởng chừng đã biến mất trong xã hội bon chen tranh đua vật chất, thì nay đã sống dậy. Người có sức lực giúp sức lực, người có vật chất chia sẻ vật chất, người không có điều kiện cũng có thể giúp đỡ người dân vùng dịch bằng trái tim thiện lương, bằng tấm lòng cảm thông, và bằng những khúc nguyện cầu...

Chúng ta còn sống là còn cơ hội, hãy trân quý thời cơ, đừng để cơ hội qua đi, khi ấy dẫu có uất hận, tiếc nuối hay phản tỉnh cũng đều là vô ích.

Người có sức lực giúp sức lực, người có vật chất chia sẻ vật chất, người không có điều kiện cũng có thể giúp đỡ người dân vùng dịch bằng trái tim thiện lương, bằng tấm lòng cảm thông, và bằng những khúc nguyện cầu... (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Ví như Trái đất nơi nơi ô nhiễm này là một quả táo đã thối hỏng mà mỗi người là một tế bào của nó, đều có trách nhiệm đối với sự hủy hoại của nó... thì mỗi tế bào này đều cần hiểu rằng mình có một phần trách nhiệm trong đó. Phải chăng mỗi người đều cần tự nhìn nhận lại mình trước khi Thần phải nổi cơn thịnh nộ, từ đó mà quay đầu, từ đó mà sửa đổi, từ đó mà sống Chân -Thiện - Nhẫn thì "quả táo Trái đất" sẽ có thể trở thành quả táo thơm ngon, không cần bị hủy nữa có phải không?

Tôi lựa chọn cầu nguyện cho tất cả mọi người với Thiện tâm của mình. Không có sinh mệnh nào là đáng chết, mọi sinh mệnh đều cần có tương lai tươi sáng. Bạn chọn lựa điều gì? Mong bạn quyết định đúng.

Liên Hương