Gợi ý giải pháp cho dịch viêm phổi Vũ Hán từ cuộc sống kháng dịch của đảo Đài Loan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi thế giới đang hỗn loạn, sụp đổ, tất cả mọi người đều vội vàng muốn biết: Giải pháp cho bệnh dịch là gì?

Kể từ tháng 5 đến nay, dịch bệnh ở Đài Loan ngày càng nóng lên, số ca được xác nhận tăng đều đặn, ra ngoài quy định phải đeo khẩu trang, trường học đóng cửa, nhiều cơ quan chính phủ chuyển chỗ hoặc làm việc ở nhiều nơi khác nhau, các công ty tư nhân làm việc tại nhà, các địa điểm vui chơi và giải trí bị đóng cửa, phương tiện giao thông công cộng bị cắt giảm, cửa hàng đồ ăn thức uống bị đóng cửa... Sức sống của thành phố đầy nắng không còn, trăm ngành nghề tiêu điều, cả thành phố im lặng trên đường kháng dịch giống như rất nhiều các quốc gia khác.

Trong khoảng hơn một năm trở lại đây, tình hình thế giới đã thay đổi. Làm thế nào để loại bỏ thảm họa virus toàn cầu này và khôi phục lại trật tự hoạt động của thế giới? Nhiều chuyên gia y tế đã nói với chúng ta rằng, sự phát triển của vắc-xin có thể bao phủ cho con người một lớp vỏ bảo vệ chống lại virus. Chỉ bằng cách tăng tỷ lệ tiêm vắc-xin, để phần lớn người dân đạt được khả năng miễn dịch, để bảo vệ những cá thể khác không có miễn dịch và đạt được "quần thể miễn dịch", thì con đường lây truyền virus mới có thể bị chặn lại.

Do thành tích chống dịch xuất sắc trước đây của Đài Loan, nhu cầu về vắc-xin không quá cấp thiết, nên khi dịch bệnh bùng phát đột ngột như cháy rừng, vấn đề “thiếu vắc-xin” đã làm dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi trên khắp đất nước, công chúng đã phẫn nộ buộc tội trung tâm chỉ huy chống đại dịch là người chịu trách nhiệm chung.

Số ca nhiễm dịch và tử vong cao khiến động lòng người, kinh tế suy thoái, xã hội đóng băng, lòng người lưu động, sự cố mất trật tự diễn ra thường xuyên... Đài Loan dường như nhất thời thay đổi diện mạo. Tuy nhiên, cho dù môi trường bên ngoài khó khăn gian khổ và tràn ngập thử thách như thế nào, mỗi thời mỗi khắc, tôi vẫn thấy rằng luôn có rất nhiều ánh sáng cảm động lòng người soi sáng những gập ghềnh phía trước!

Biểu dương sự chăm sóc y tế với các 'vệ sĩ chuyên nghiệp'

Trước tình hình dịch bệnh, những nhân viên y tế tuyến đầu bám trụ, “chuyên nghiệp bảo vệ tính mạng” là cực khổ nhất, tinh thần căng thẳng, toàn thân trang bị phòng vệ ra trận, chẳng những nhất định phải gánh chịu nguy cơ nhiễm dịch lớn, công việc gánh vác cũng đặc biệt nặng, vừa lo lắng mang virus về lây nhiễm cho người nhà, còn có người thậm chí thời gian dài không dám về nhà.

Thị trưởng Đài Bắc Kha Văn Triết (thứ 2 từ trái sang) kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tại Bệnh viện Thống nhất thành phố Đài Bắc. (Nguồn ảnh: Thông tấn xã Trung ương)
Thị trưởng Đài Bắc Kha Văn Triết (thứ 2 từ trái sang) kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán tại Bệnh viện Thống nhất thành phố Đài Bắc. (Nguồn ảnh: Thông tấn xã Trung ương)

Khi nhân lực căng thẳng, Thị trưởng Đài Bắc Kha Văn Triết đã ban hành "Lệnh kêu gọi chăm sóc y tế về hưu và từ chức", với nội dung: "Bây giờ đất nước cần bạn chiến đấu trên tuyến đầu phòng chống dịch bệnh". Chỉ trong một ngày ngắn ngủi, hàng nghìn người nhân viên y tế đã nghỉ hưu lại tình nguyện tham gia kháng dịch.

Bác sĩ Vương Nhạc Minh từ Khoa Phụ sản của Bệnh viện Vạn Phương, đã tiến hành đỡ đẻ cho một sản phụ có thai 37 tuần tuổi. Ông nghĩ thầm: "Tôi chỉ còn cách COVID-19 chừng 20-30 cm". Áp lực cao độ, mồ hôi chảy ròng ròng, thể lực không ngừng bị hao tổn, kính bảo hộ lấm tấm mồ hôi, cuối cùng “hoàn thành Thánh chiến”, giao em bé cho bác sĩ nhi khoa mang đi để tránh nhiễm trùng.

La Nhất Quân là Phó Đội trưởng Đội Ứng phó Y tế của Trung tâm Chỉ huy Dịch tễ Trung ương. Ông nói: “Mỗi nhân viên y tế là đối tác rất quý của chúng tôi”. Ông tin rằng chăm sóc y tế là “con người, không phải dữ liệu”. (Nguồn ảnh: Thông tấn xã Trung ương)
La Nhất Quân là Phó Đội trưởng Đội Ứng phó Y tế của Trung tâm Chỉ huy Dịch tễ Trung ương. Ông nói: “Mỗi nhân viên y tế là bạn đồng hành vô cùng trân quý của chúng tôi”. Ông tin rằng chăm sóc y tế là “con người, không phải dữ liệu”. (Nguồn ảnh: Thông tấn xã Trung ương)

Tình hình dịch bệnh căng thẳng, tại cuộc họp báo do Trung tâm Chỉ huy Phòng chống dịch Trung ương tổ chức, có phóng viên đã đặt câu hỏi về việc “bệnh viện thất thủ”. La Nhất Quân, Phó trưởng Đội Phản ứng Y tế của Cục Kiểm soát Dịch bệnh, cho biết: Đây là “lây nhiễm trong bệnh viện” chứ không phải là “thất thủ”. Ông kêu gọi mọi người giữ gìn vệ sinh sạch sẽ và giữ khoảng cách trong xã hội, không nên ở lại bệnh viện.

Khi phóng viên hỏi: "Một số bệnh viện đang bị nhiễm dịch, số bệnh viện có ca nhiễm bệnh hiện tại vẫn ở mức 5 hay đã có số liệu mới nhất?". Ông La Nhất Quân trả lời: "Mỗi nhân viên y tế đều là bạn đồng hành vô cùng trân quý của chúng tôi. Tôi nghĩ tôi sẽ không dùng hai chữ 'số liệu' để mô tả bệnh viện bị lây nhiễm hoặc các sự cố đã được xác nhận trong bệnh viện".

Ông cho rằng chăm sóc y tế là "con người, không phải số liệu", điều quan trọng là bảo vệ theo dõi các sự cố, có thể nhanh chóng thiết lập tường lửa để giữ cho việc chăm sóc y tế trong một môi trường an toàn hơn, nếu không, ngược lại thì nhân viên y tế sẽ không được thông cảm hoặc bị kỳ thị.

Khi chính quyền tuyên truyền "tránh di chuyển không cần thiết", mọi người đều cảm thấy bất an, và nhà trường thông báo tạm dừng các lớp học. Trước tình hình đông đảo sinh viên đại học háo hức trở về quê, Giám đốc Y tế huyện Hoa Liên Chu Gia Tường bày tỏ sự cảm thông ấm áp: "Đây đều là người nhà của chúng tôi".

Các binh sĩ hóa học của Quân đội Quốc gia mặc quần áo bảo hộ toàn thân, mang theo thiết bị nặng hơn 25kg làm nhiệm vụ phun thuốc khử trùng, cả người đẫm mồ hôi. Nhân viên phòng chống dịch ở tất cả các huyện thị làm việc chăm chỉ, tiến hành điều tra dịch tễ và lập danh sách người tiếp xúc để sàng lọc và cách ly. Các chủ nhà hàng đem số lượng lớn nguyên liệu tươi sống chuyển đến các nhóm, gia đình có hoàn cảnh khó khăn... Những con người Đài Loan thiện lương, dũng cảm và giúp đỡ lẫn nhau, họ tựa như "một sinh mệnh sống trên cùng một hòn đảo". Họ gắng gượng bước qua từng quan ải, dùng "tình yêu và hy vọng" viết nên một chương cảm động.

Đài Loan và đại lục, so sánh xem thực hư

Đài Loan là một hòn đảo nhỏ, nằm biệt lập trên biển, tài nguyên hạn chế, hàng chục năm nay thường xuyên phải chịu chèn ép về mặt chính trị, dịch bệnh bùng phát lại càng lộ rõ vẻ bất an. Tuy nhiên, thân là người Đài Loan, dù cho phải trải qua mấy ngày qua tình hình dịch bệnh xung kích, tôi vẫn cảm thấy mười phần may mắn vì được sống trên hòn đảo "đồng tâm hiệp lực" quý báu này. Bởi vì có được nền tự do dân chủ quý giá, bên tai mới có thể nghe thấy được nhiều thanh âm bất đồng như vậy.

Còn nhớ khi Vũ Hán bị phong thành khẩn cấp vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, hàng chục triệu công dân Vũ Hán đã bị nhốt, bị cách ly nghiêm ngặt tại nhà, cán bộ cơ sở thi hành luật một cách tàn bạo, cưỡng bức niêm phong các tòa nhà, tùy ý bắt giữ và đánh đập người dân. Hơn nữa 5 triệu người đã sớm một bước hốt hoảng đáp máy bay trốn đến nhiều quốc gia khác nhau, khiến cho dịch bệnh nguy hiểm nhanh chóng lây lan ra khắp thế giới.

Bệnh viện ở Vũ Hán được khởi công xây dựng vội vàng với trang thiết bị nghèo nàn, tập trung rất đông người nhiễm bệnh. (Nguồn ảnh: Getty image)
Bệnh viện ở Vũ Hán được khởi công xây dựng vội vàng với trang thiết bị nghèo nàn, tập trung rất đông người nhiễm bệnh. (Nguồn ảnh: Getty image)

Vật tư y tế và thiết bị bảo hộ thiếu nghiêm trọng, khối lượng công việc quá tải khiến cảm xúc của nhân viên y tế sụp đổ, họ phải hét lên và kêu cứu trong tuyệt vọng. Bệnh viện Hỏa Thần Sơn tạm thời, bệnh viện Lôi Thần Sơn và hơn mười bệnh viện khác được xây dựng vội vàng với trang thiết bị đơn sơ, nhét vào số lượng lớn người nhiễm dịch, lây nhiễm chéo, giống như bắt bệnh nhân “nằm chờ chết” vậy. Quân đội tiến vào chiếm giữ toàn diện, thậm chí bệnh nhân còn chưa tắt thở đã bị cưỡng ép quấn vải liệm đưa đến lò hỏa thiêu... Họ cực lực giấu diếm, che đậy, mỹ hóa tình hình dịch bệnh, "biến tang sự thành hỉ sự". Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sau đó tuyên bố rằng dịch bệnh đã được xác nhận đã chậm lại, ẩn giấu thông tin khiến thế giới hoang mang.

Khi virus âm thầm vươn nanh vuốt đến Đài Loan, ngẫm lại thủ đoạn cao tay khốc liệt và tàn nhẫn trước đây ở phía bờ bên kia, rồi so sánh các biện pháp cảnh giới có trật tự của chính phủ Đài Loan hôm nay và các biện pháp kêu gọi, kiểm soát nhân đạo, dù vẫn còn nhiều chính sách bị dân chúng chỉ trích, tuy nhiên, chúng ta biết rằng một cảnh tượng tương tự như phong thành ở Vũ Hán là hoàn toàn không thể xuất hiện ở Đài Loan. Bởi vì Đài Loan và Trung Quốc đại lục là hai thế giới hoàn toàn khác biệt, chênh lệch rõ ràng.

Khách sạn Grand Hotel Taipei thắp sáng chữ "hòa bình" để cầu nguyện trước tình hình dịch bệnh ở Đài Loan. (Nguồn ảnh: Zheng Qingyuan / Central News Agency)
Khách sạn Grand Hotel Taipei thắp sáng chữ "hòa bình" để cầu nguyện trước tình hình dịch bệnh ở Đài Loan. (Nguồn ảnh: Zheng Qingyuan / Central News Agency)

Có quyền tự do ngôn luận, tự do cá nhân và quyền tham gia chính trị, người dân Đài Loan dũng cảm lớn tiếng biểu đạt ý kiến của mình. Mà “tự do dân chủ” cũng không phải là điều tất nhiên trời sinh, tôi trân quý, cảm ân mảnh đất này đã thai nghén chúng tôi trưởng thành, và cầu nguyện Đài Loan sớm ngày thoát khỏi cảnh lo lắng.

Giải pháp cho đại dịch là gì?

Trải qua sự biến đổi kinh hoàng này, thế giới này e rằng khó có thể quay trở lại. Bao nhiêu sinh mệnh tan biến, bao nhiêu gia đình vỡ vụn! Xã hội im lặng, giữa người với người thì khoảng cách, ngăn trở và cảnh giác đã thay thế những cái ôm và sự ấm áp. Nền kinh tế tuyết lở càng khiến người ta không thể nói nên lời.

Khi thế giới đang hỗn loạn, sụp đổ, tất cả mọi người đều vội vàng muốn biết: Giải pháp cho bệnh dịch là gì? Hiện nay, mọi người đều tin rằng “vắc-xin” là phương thuốc duy nhất, vì vậy, các quốc gia đều đang trút xuống bao nhiêu nguồn nhân lực, vật lực và tài lực cho việc nghiên cứu phát triển vắc-xin, trong thời gian ngắn đã đưa ra thị trường rất nhiều loại vắc-xin, số người được nhắm mục tiêu cũng càng ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, loại virus thông minh và giảo hoạt vẫn không ngừng đột biến, tốc độ nhanh chóng khiến con người chỉ biết nhìn trân trối. Cùng lúc vắc-xin được tuyên bố đưa ra thị trường vào năm ngoái, thì “chủng virus đột biến” có khả năng lây nhiễm mạnh hơn đã càn quét London nước Anh chỉ trong hai tháng ngắn ngủi. Sau đó, một "chủng virus đột biến kép mới" hung dữ và lây lan nhanh hơn xuất hiện ở Ấn Độ. Ngay cả khi Ấn Độ có nhà máy sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới, nước này đã cung cấp 100 triệu liều vắc-xin, nhưng vẫn không thể chống đỡ lại được, dẫn đến một cảnh tượng bi thảm như địa ngục ở trần gian. Hiện nay ở Việt Nam đã tìm thấy một chủng virus lai tạo giữa hai chủng virus đột biến của Anh và Ấn Độ, virus này nhân lên rất nhanh và có thể lây lan nhanh trong không khí.

Vì tất cả các loại vắc-xin đều là nhắm vào chủng virus ban đầu để nghiên cứu ra, cho nên khẳng định chúng không thể bắt kịp tốc độ đột biến của virus, dù cho có hiệu quả thì tác dụng bảo vệ cũng sẽ giảm dần. Hơn nữa, các tác dụng phụ của vắc-xin cũng làm dấy lên lo lắng. Rất nhiều người xuất hiện phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm, thậm chí gây ra cục máu đông và tử vong. Vậy, vắc-xin có thực sự là linh đan diệu dược?

Trong thảm họa hoang mang và bất lực, chúng ta làm cách nào để tìm kiếm một ngọn hải đăng làm phao cứu sinh cho chính mình? (Nguồn ảnh:Pixabay)
Trong thảm họa hoang mang và bất lực, chúng ta làm cách nào để tìm kiếm một ngọn hải đăng làm phao cứu sinh cho chính mình? (Nguồn ảnh: Pixabay)

Tình hình dịch bệnh không thể lạc quan. Rất nhiều lời tiên tri trên thế giới đều không hẹn mà cùng đề cập đến đại đào thải của nhân loại vào giờ phút này. Nếu con đường của nhân loại đang đi đến điểm cuối cùng, vậy thì trong thảm họa tận thế hoang mang và bất lực, làm sao chúng ta có thể tìm kiếm một ngọn hải đăng làm phao cứu sinh cho chính mình?

Lịch sử tuần hoàn qua lại, rất nhiều đại dịch trong lịch sử đã để lại cho chúng ta những bài học giáo huấn và kinh nghiệm sâu sắc. Khi đạo đức xã hội bại hoại xuống cấp, thì ôn dịch dường như chính là để giảm bớt nghiệp chướng của con người mà đến. Ví như đại dịch Athens, cái chết đen là "đòn roi của Chúa" thời Trung cổ, dịch cúm Tây Ban Nha, v.v. đều là những kịch bản tuyệt chủng vô cùng bi thảm, nhưng làn sóng dịch viêm phổi ở Vũ Hán này càng kinh tâm động phách hơn.

Cậu bé Anand, một thiên tài 14 tuổi ở Ấn Độ, từng đề xuất 7 giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhân loại hiện nay, trong đó quan trọng nhất là “hãy tin vào Thần”.

Anand cũng kêu gọi mọi người "ngừng hủy hoại thiên nhiên, thiện đãi với mọi sinh mệnh đang tồn tại trên Trái đất, đoàn kết lại để lan tỏa năng lượng tích cực"... Nếu nhân loại có thể thật tâm sám hối, tìm kiếm sự bảo hộ của Thần Phật, thuận theo quy luật tự nhiên của Thiên đạo, nâng cao trình độ đạo đức, buông bỏ dục vọng, tham lam, cướp bóc, tranh giành, dối trá..., học cách sống hòa hợp với thiên nhiên, với thế giới và vạn vật, có thể tĩnh tâm, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau, thiện lương, kiên nhẫn, v.v., thì chẳng phải là có thể xu cát tị hung, bước đến con đường bình an hay sao?

Lý Tuệ
Theo Triệu Bình - Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Gợi ý giải pháp cho dịch viêm phổi Vũ Hán từ cuộc sống kháng dịch của đảo Đài Loan