Giữa đức và tài có mối quan hệ như thế nào?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Như thế có thể nói, con người có tài hoa giống như có tấm áo hoa lệ, còn nó có thể chống được giá lạnh trong vận mệnh của người đó hay không thì cần phải xem có đức dày làm lớp lót chắc chắn hay không.

1. Trung thu

Kim Thánh Thán là học giả nổi tiếng thời cuối nhà Minh đầu nhà Thanh, ông là người rất nhiều tài hoa và thường đánh giá, bình phẩm văn chương chữ nghĩa. Một lần Kim Thánh Thán đến một ngôi chùa nọ nhàn cư. Đến nửa đêm ông vẫn không thể nào chợp mắt được, thế nên muốn mượn Kinh Phật xem để đánh giá bình phẩm. Tuy nhiên phương trượng trong chùa yêu cầu Kim Thánh Thán phải đối được câu đối thì mới cho mượn Kinh Phật. Lúc đó vào nửa đêm, phương trượng ra vế đối rằng: "Bán dạ nhị canh bán" (Nửa đêm hai canh rưỡi).

Vế đối bắt đầu bằng chữ Bán, kết thúc cũng bằng chữ Bán, và Nửa Đêm cũng có nghĩa là Hai Canh Rưỡi. Kim Thánh Thán tài hoa như vậy mà vắt kiệt đầu óc vẫn không thể nào đối được.

3 năm sau, Kim Thánh Thán bị xử trảm vì bị cho rằng có liên quan đến giặc cướp vùng Giang Nam. Trước khi bị hành hình, ông thấy con trai đau buồn, bèn hỏi hôm nay là ngày nào. Khi biết được là ngày Trung thu, ông liền nghĩ ra vế đối cho câu đối của phương trượng năm xưa: "Trung thu bát nguyệt trung" (Trung thu giữa tháng 8). Một câu đối rất hoàn chỉnh, bắt đầu bằng chữ Trung và kết thúc bằng chữ Trung, và Trung thu cũng có nghĩa là Giữa Tháng Tám.

Câu chuyện này có thể cho chúng ta thấy một vấn đề rằng Kim Thánh Thán rất thích bình phẩm, đánh giá văn chương chữ nghĩa. Việc bình phẩm chú thích thư tịch thì cũng không có gì là sai, nhưng với Kinh Phật thì hoàn toàn khác, vì Kinh Phật là có thể giúp con người thoát khỏi biển khổ, có hàm nghĩa rất sâu, ở các tầng thứ khác nhau có hàm nghĩa khác nhau. Người chưa đạt đến cảnh giới Phật thì chỉ hiểu được ý nghĩa ở cảnh giới sở tại của bản thân mà thôi. Thế nên nếu tùy tiện bình phẩm chú thích Kinh Phật sẽ cố định nội hàm của Kinh Phật, khiến những người đời sau bị hãm trong đó, không thể đột phá lên cảnh giới cao được, làm lỡ dở, làm hỏng cuộc đời của họ, như vậy là đã gây tai họa lớn rồi. Thế nên Kim Thánh Thán có cơ hội để bình luận đánh giá Kinh Phật hay không thì có lẽ trong cõi vô hình đã chú định rồi. Cũng có thể là phương trượng đã biết trước vận mệnh của Kim Thánh Thán rồi chăng.

Giữa đức và tài có mối quan hệ như thế nào?
Người chưa đạt đến cảnh giới Phật thì chỉ hiểu được ý nghĩa ở cảnh giới sở tại của bản thân mà thôi.

2. Đức và Tài

Giữa đức và tài không có quan hệ tất nhiên. Ví như Tần Cối, mọi người đều biết ông ta là đại gian thần hãm hại trung lương. Xem sử sách có thể thấy, khi học ở Thái học, Tần Cối học rộng nhớ giỏi, có tài ăn nói, giỏi làm những việc nhỏ, khiến các bạn học đều khen ngợi, gọi ông ta là Tần Trường Cước. Mỗi lần đi dạo chơi, vui chơi, uống rượu, mọi người nhất định phải nhờ Tần Cối lo liệu giúp. Sau này Tần Cối thi đỗ tiến sĩ, vào những năm đầu Tĩnh Khang, Tần Cối làm quan đến chức Ngự sử Trung thừa.

Có lẽ Tần Cối dựa vào tài năng và khôn khéo của mình mà câu kết với người Kim, mới có thể nói những lời bịa đặt với Cao Tông. Như thế có thể thấy, người có đức thì khéo dùng tài năng của mình để tạo phúc cho người dân, còn người thất đức thì giỏi dùng tài năng của mình để có được danh vọng, quyền lực và lợi ích bản thân, cuối cùng gây họa cho bách tính, tự chuốc nhục vào thân, để lại ô danh muôn thuở.

Tướng quân Lý Quảng nhà Hán trí dũng song toàn, đặc biệt có tài thiện xạ, và cũng rất quan tâm chăm sóc binh sĩ. Thế nhưng Lý Quảng vẫn luôn không được phong thưởng, trái lại, sau này còn chịu nỗi nhục, và không cam chịu nhục nhã đã phải tự sát. Câu chuyện dường như bất công này được ghi chép lại trong Sử Ký, thực ra nó có nguyên nhân của nó.

Lý Quảng đã từng có lần hỏi thuật sĩ Vương Sóc xem tại sao vận mệnh của ông không tốt. Thuật sĩ hỏi ông rằng có phải đã làm việc gì đó khiến ông hối hận không. Lý Quảng nói: "Tôi đã từng làm Thái thú Lũng Tây, khi đó có người Khương làm phản, tôi đã dụ dỗ họ đầu hàng. Thế là có hơn 800 người đã đầu hàng, tôi lại dùng thủ đoạn lừa dối để xử tử tất cả họ trong một ngày. Đến nay, việc khiến tôi hối hận nhất chính là việc này".

Vương Sóc nói: "Không có tội lỗi nào lớn hơn sát hại những người đã đầu hàng. Đây chính là nguyên nhân ngài không được phong hầu".

Như thế có thể nói, con người có tài hoa giống như có tấm áo hoa lệ, còn nó có thể chống được giá lạnh trong vận mệnh của người đó hay không thì cần phải xem có đức dày làm lớp lót chắc chắn hay không.

Tài và đức
Chân dung Tướng quân Lý Quảng nhà Hán. (Ảnh: Secretchina)

3. Ý Trời không thể trái được

Con người thường khó ý thức được điểm này, lầm tưởng tài năng của mình có thể dùng để làm bất kỳ điều gì mình muốn.

Trụ Vương nhà Thương có thiên chất thông minh, có tài hùng biện, hành động nhanh nhẹn, khả năng tiếp thu rất tốt, lại có sức mạnh hơn người, có thể tay không đánh lại mãnh thú. Có lẽ cũng chính vì vậy mà ông ta cương ngạnh tự phụ, cự tuyệt tất cả những lời can gián của bề tôi. Trụ Vương còn giỏi trong việc che đậy sai lầm của mình, dựa vào tài năng và tài hùng biện của mình, ông thường tự khoe khoang mình trước quần thần, dựa vào uy thế của mình, ông thường đề cao mình, cho rằng tất cả người trong thiên hạ đều không bằng ông. Trụ Vương còn bức hại hiền lương, tài hại bách tính, tăng nặng thuế khóa. Trụ Vương bất kính với Thần, thích uống rượu lại hoang dâm vô độ, làm ra "bể rượu rừng thịt" để hưởng lạc. Cuối cùng Trụ Vương tự chuốc lấy diệt vong, nước mất thân chết.

Con người có tiêu chuẩn sinh tồn của con người. Khi một người cậy tài năng của mình, một mực làm tổn hại người khác, thế thì người này đã bước lên con đường cùng không còn đường trở về nữa rồi.

Goebbels, Bộ trưởng Bộ Giác ngộ Quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã từ nhỏ đã có thành tích học tập xuất sắc, nhất là khả năng viết văn và diễn thuyết rất nổi bật. Goebbels dựa vào học bổng sống những ngày tháng khó khăn gian khổ, và lần lượt tốt nghiệp 8 trường đại học là: Đại học Bonn, Đại học Frankfurt, Đại học Berlin, Đại học Heidelberg... Goebbels đã thu hoạch được rất nhiều tri thức sâu rộng ở các trường đại học danh tiếng này. Ông ta chuyên nghiên cứu triết học, lịch sử, văn học và nghệ thuật, nắm vững những ngôn ngữ cổ rất khó như chữ Latin, chữ Hy Lạp. Mới 24 tuổi nhưng Goebbels đã đạt được học vị tiến sĩ triết học Đại học Heidelberg.

Năm 1926 Goebbels đầu quân cho Hitler, năm 1929 được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ tuyên truyền của Đảng Quốc xã, tháng 3 năm 1933, ông ta được bổ nhiệm là Bộ trưởng Bộ Tuyên truyền và Giáo dục Quốc dân. Tài hoa của Goebbels từ đó trở đi đã được sử dụng đầy đủ trong 12 năm: Thao túng bộ máy tuyên truyền toàn quốc, điên cuồng cổ vũ chiến tranh, tuyên dương chủ nghĩa chủng tộc, bịa đặt những lời giả dối, tâng bốc Hitler, thực hiện chủ nghĩa chuyên chế văn hóa Phát-xít.

Giống như tất cả những chế độ thống trị độc tài, sự thống trị Phát-xít cũng cần phải làm cho Đảng Quốc xã thành một đảng chuyên chính hợp pháp hóa, khiến cho cả nước Đức chỉ nghe theo một tiếng nói, chỉ có thể có 1 chính đảng, đồng thời cưỡng chế ý thức nhân dân, đảm bảo thống nhất tư tưởng với tư tưởng của đảng Quốc xã, phục vụ quốc gia Quốc xã. Như thế, ông ta cần phải hoàn toàn khống chế mặt trận văn hóa tư tưởng trong tay đảng Quốc xã, dùng nó để khống chế tinh thần nhân dân Đức. Hoàn thành tất cả những việc này đều do Bộ tuyên truyền của Goebbels thao túng. Goebbels đã từng nói: Lời nói dối lặp lại 1000 lần thì trở thành chân lý.

Tài và đức 3
Chân dung Goebbels. (Ảnh: Wikipedia)

Đầu tiên, Goebbels tiến hành phong trào đốt sách quy mô thanh thế cực lớn trên toàn quốc, đồng thời quản chế nghiêm ngặt đối với xuất bản, báo chí, phát thanh và điện ảnh, thành lập tổ chức những nghệ sĩ thống nhất dưới dự lãnh đạo của đảng Quốc xã. Hiệp hội văn hóa Đức với mục đích tiêu diệt tất cả những phương tiện truyền thông có tư tưởng đối lập với đảng Quốc xã. Tất cả đều phải hoạt động chiểu theo phương châm, chính sách và con đường của quốc gia quy định, trình diễn và xuất bản tác phẩm đều phải trải qua sự thẩm tra và cho phép của Bộ tuyên truyền Quốc xã. Goebbels đặc biệt coi trọng truyền thanh, cho rằng truyền thanh là công cụ tuyên truyền chủ yếu nhất của xã hội thời đó, nó truyền đạt thông tin nhanh chóng, phạm vi rộng, sức ảnh hưởng lớn. Vì vậy ắt phải nắm chắc ngành phát thanh nước Đức.

Goebbels khống chế, lũng đoạn công ty phát thanh Đức thông qua Ty tuyên truyền thuộc Bộ tuyên truyền và Hiệp hội phát thanh quốc gia do đảng Quốc xã thành lập. Dưới sự thao túng tinh vi của Goebbels và Bộ tuyên truyền của ông ta, toàn bộ dư luận nước Đức đã nằm trong bầu không khí tư tưởng văn hóa Phát-xít điên cuồng, khiến rất nhiều người trở thành người ủng hộ, cổ vũ cuồng nhiệt cho Chiến tranh Phát-xít, và trực tiếp tham gia. Goebbels còn lên kế hoạch sự kiện "Đêm đập vỡ cửa kính" (còn gọi là "Đêm kính") ngày 9 tháng 11 năm 1938 để bức hại người Do Thái.

Ngày 1 tháng 5 năm 1945, ngày hôm sau sau ngày Hitler tự sát, Goebbels đầu độc chết 6 đứa con của mình, sau đó cùng vợ tự sát.

4. Lời kết

Lịch sử luôn có sự giống nhau đến kinh ngạc. Xem lại những sự tình đã xảy ra trong quá khứ, có thể so sánh với những hiện thực đang xảy ra xung quanh chúng ta.

Kim Thánh Thán muốn bình chú Phật Pháp, kết quả đã gây ra hậu quả như thế. Ngày nay, khi đạo đức xã hội đã hầu như mất kiểm soát, nếu có có con đường để con người hành thiện, để nhân loại hồi thăng, thì đó chẳng phải là rất gian nan đó sao? Nếu có người không phân biệt trắng đen, tùy tiện chỉ trích, tùy ý phê phán, thế thì hậu quả sẽ như thế nào?

Người tính không bằng Trời tính. Vụ "Tự thiêu Thiên An Môn" tuy được lên kế hoạch tinh vi, cẩn thận, nhưng vẫn xuất hiện hàng trăm sơ hở. Đó chính là một minh chứng.

Chúng ta ai cũng đều đi trên con đường riêng của mình, có lúc có vẻ như là lựa chọn không suy nghĩ kỹ, nhưng lại quyết định tương lai của mình.

Trung Hòa
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Giữa đức và tài có mối quan hệ như thế nào?